Thương lượng lương là một việc quan trọng, quyết định mức quyền lợi bạn sẽ được hưởng. Dù là vấn đề "cơm áo gạo tiền" nhưng nhiều người lại mắc sai lầm đáng tiếc ở bước quan trọng này và thất bại trong việc nhận được mức lương mong muốn.
Dưới
đây là nguyên nhân phổ biến cho sự thất bại trong việc thương lượng
lương, muốn thành công, bạn nên tránh những sai lầm này:
Sử dụng ngôn từ tự ti
“Tôi không biết nếu công ty có đủ ngân sách để trả cho tôi…”
“Liệu anh/ chị có thể xem xét mức lương…”
“Tôi ghét phải hỏi điều này nhưng công ty có thể trả cho tôi…”
Mika
Brzeinski, tác giả cuốn sách Hiểu rõ giá trị bản thân chỉ ra rằng ngôn
từ tự ti như vậy sẽ đặt bạn vào tình thế yếu và khiến nhà tuyển dụng dễ
dàng nói không. Hãy tự tin hơn, mạnh dạn đề nghị một con số hoặc khoảng
ước lượng bạn mong muốn nhận được, đồng thời đưa ra lý do xác đáng cho
yêu cầu của bạn và lắng nghe phản hồi của công ty với vẻ mặt nghiêm túc,
lạc quan kể cả khi họ không (chưa) chấp nhận con số của bạn.
Chấp nhận lời đề nghị đầu tiên
Không
nên vội vàng chấp nhận ngay lập tức lời đề nghị đầu tiên của nhà tuyển
dụng. Hãy lặp lại con số của họ, yên lặng vài giây sau đó nêu quan điểm
của bạn. Nhà tuyển dụng hầu như không bao giờ bắt đầu với lời đề nghị
tốt nhất nên bạn phải thương lượng để đi đến một con số đôi bên đều thấy
hài lòng.
Nói nhiều
Nói
quá nhiều chưa bao giờ là tốt và trong thương lượng lương nói nhiều có
thể phản tác dụng, không những thất bại trong việc thuyết phục nhà tuyển
dụng mà còn làm tốn thời gian của cả 2. Do đó, thay vì phản ứng lại
ngay trước lời đề nghị của nhà tuyển dụng, hãy suy nghĩ trong giây lát.
Sự yên lặng có thể khiến họ lo lắng và cải thiện đề nghị mà bạn không
cần nói gì.
Thành
công trong thương lượng đòi hỏi bạn phải hiểu đối phương mong muốn, từ
đó khéo léo trình bày mình có khả năng đáp ứng được những yêu cầu đó. Để
làm được điều này, bạn phải chú ý lắng nghe quan điểm của nhà tuyển
dụng.
Quá cứng nhắc
Quá
cứng nhắc với tư tưởng "Sẽ không chấp nhận nếu nhà tuyển dụng trả
dưới..." thường khó đi đến một thỏa thuận chung khiến cả đôi bên hài
lòng. Có thể họ không thể trả nhiều tiên hơn cho bạn nhưng cho phép bạn
làm việc 4,5 ngày/ tuần hoặc đáp ứng các yêu cầu khác của riêng bạn. Hãy
nhớ ngoài tiền lương, bạn còn có thể thương lượng các lợi ích khác như
trợ cấp, thời gian nghỉ phép, làm việc tại nhà, cơ hội học tập... Vì
vậy, hãy xác định điều bạn muốn ngoài tiền lương ở công việc này và linh
hoạt khi thương lượng.
Bắt đầu với con số mong muốn
Nếu
bắt đầu với con số mình mong muốn, khả năng bạn nhận được ít hơn số đó
sẽ rất lớn. Thay vào đó, hãy nói quá lên một chút (tất nhiên không quá
nhiều), sau đó tiếp tục thương lượng. Luôn luôn củng cố cho yêu cầu của
bạn với những lập luận cụ thể về giá trị của bạn, về những gì bạn có thể
mang lại hoặc tiết kiệm cho công ty.
Thể hiện rằng mình chắc chắn sẽ nhận việc
Nếu
đối phương biết rằng bạn không có sự lựa chọn nào khác và chắc chắn sẽ
chấp nhận công việc bằng bất cứ giá nào, bạn sẽ đánh mất sức mạnh "mặc
cả" của mình. Kể cả dù bạn không có bất cứ lời đề nghị nào khác, hãy thể
hiện rằng bạn không dễ bị lợi dụng và sẵn sàng ra đi nếu không được ghi
nhận thỏa đáng.
Thương lượng qua điện thoại
Hãy
cố gắng thương lượng trong cuộc gặp mặt trực tiếp. Nghiên cứu đã chỉ ra
rằng khoảng 60-93% giao tiếp là phi ngôn ngữ. Để hiểu chính xác điều
nhà tuyển dụng muốn dựa cả trên ngôn ngữ cử chỉ, thái độ của họ, bạn nên
thương lượng trực tiếp. Làm như vậy cho phép bạn kết nối với họ cả về
cảm xúc. Qua cái bắt tay, nụ cười, câu chuyện vui, bạn có thể thuyết
phục họ tốt hơn.
Vũ Vũ
Theo Jobmob
0 nhận xét:
Đăng nhận xét