Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo
nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM cũng cho nghề
giúp việc nhà trên địa bàn thành phố đang có xu hướng tăng nhanh, nhu
cầu thường xuyên là 9.000 – 10.000 người/năm.
>> TPHCM: Nghề giúp việc sẽ phát triển mạnh
>> Sau Tết, khó tìm người giúp việc
Nghề giúp việc nhà tại TPHCM đang phát triển theo hướng chuyên nghiệp (ảnh minh họa)
Nghề giúp việc nhà đã xuất hiện tại các đô thị lớn như TPHCM từ rất
lâu nhưng nó vẫn chưa được xem như một nghề mưu sinh thực sự mà chỉ
như một công việc phụ dành cho phụ nữ các tỉnh lẻ. Yêu cầu tìm người
giúp việc nhà của người dân TPHCM hầu như có quanh năm, nhiều nhất là
thời điểm sau tết, có khi tìm đỏ mắt cũng không có người để cung ứng cho
khách hàng có nhu cầu.
Đó
cũng là lý do để Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM tổ chức hội thảo chuyên đề
về thực trạng, giải pháp duy trì, phát triển mô hình dịch vụ gia đình.
Hội thảo nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ đại diện 48 nhóm giúp việc
gia đình tiêu biểu của TPHCM.
Theo nhiều đại diện tham gia hội thảo, nhiều khó khăn đang cản trở sự
phát triển của nghề cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động
như: còn phổ biến tình trạng tự thỏa thuận giữa chủ nhà với cá nhân
người giúp việc, các nhóm nhỏ khó tìm khách hàng, việc tập huấn kỹ năng
thành viên cũng rất khó khăn…Điều này, theo lý giải của ông Trần Anh Tuấn là do thiếu hàng lang pháp lý nên vẫn còn nhiều tồn tại khiến nghề giúp việc nhà khó phát triển. Trong đó, quan trọng nhất là tình trạng không có hợp đồng lao động giữa chủ sử dụng lao động với người giúp việc nhà. Từ đó đã nảy sinh nhiều vấn đề khó kiểm soát, gây thiệt hại cho cả người lao động lẫn chủ sử dụng lao động.
Ngoài ra, dù hiện đã có những cơ sở đào tạo nghề giúp việc nhà chính quy nhưng nhìn chung là hiệu quả đào tạo và giới thiệu việc làm giúp việc nhà chưa thật sự đáp ứng nhu cầu thị trường lao động về số lượng và chất lượng.
Từ
năm 2008, nhận thấy nhu cầu cần những người giúp việc nhà chuyên nghiệp
của các gia đình TP ngày càng cao, Hội Phụ nữ TP đã bắt đầu thí điểm
xây dựng mô hình “Dịch vụ gia đình” tại quận 10.
Mô
hình này không chỉ đáp ứng được nhu cầu của xã hội mà còn góp phần giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho số phụ nữ trung niên, có thời gian
nhàn rỗi, có nhu cầu tìm việc làm trên địa bàn TP.
Qua
4 năm phát triển, đến nay chỉ tính riêng các đơn vị cung ứng dịch vụ
gia đình chính thức do tổ chức Hội Phụ nữ quản lý đã là 47 câu lạc bộ và
nhiều nhóm, tổ với hơn 2.000 thành viên. Đó là chưa kể đến các tổ,
nhóm, đội giúp việc gia đình do các công ty tư nhân quản lý.
Bà Lê Thị Tấn Lộc, đại diện Hội Phụ nữ
quận 10, đơn vị thí điểm đầu tiên mô hình này cho biết khi mới thành lập
thì tổ giúp việc nhà chỉ có 12 thành viên. Đến nay, tổ này đã có đến
135 thành viên và xây dựng thành CLB “Dịch vụ gia đình”. Đồng thời, dịch
vụ cung cấp của CLB không đơn thuần chỉ là giúp việc nhà mà còn có thêm
nhiều dịch vụ khác như đưa đón học sinh đi học, đưa người già đi khám
bệnh, chăm sóc tư vấn sức khỏe tại nhà, chở hàng giao mối cho các cơ sở
sản xuất, các tiểu thương ở chợ…
Để đáp ứng yêu cầu công việc, các CLB
cũng thường xuyên tổ chức các lớp dạy kỹ năng cần thiết như kiến thức về
an toàn vệ sinh thức phẩm, kỹ năng nấu ăn, sử dụng các thiết bị máy
giặt, máy lạnh, máy hút bụi, lò vi sóng… cho các thành viên của mình.
Tùng Nguyên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét