Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Doanh nghiệp ngoại: Khan hiếm nhân sự cấp trung và cấp cao người Việt

Có 41% người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết: Trong vòng 12 tháng qua, họ không tìm được đủ nhân sự cấp trung và cấp cao người Việt cho doanh nghiệp mình. Đây không chỉ là “bài toán” khó ở riêng thị trường Việt Nam, mà còn ở hai nước láng giềng là Thái Lan và Singapore.

Nhân sự cấp trung và cấp cao khan hiếm
Theo kết quả nghiên cứu của một công ty cung cấp dịch vụ nhân sự, có 41% người tham gia khảo sát tại Việt Nam cho biết: Trong vòng 12 tháng qua, họ không tìm được đủ nhân sự cấp trung và cấp cao người Việt cho doanh nghiệp mình. Đây không chỉ là “bài toán” khó ở riêng thị trường Việt Nam, mà tại hai nước láng giềng là Thái Lan và Singapore, tình trạng này cũng diễn ra tương tự với hơn một nửa những người tham gia khảo sát tại hai nước này đều cho biết họ khó khăn trong việc tìm đủ nhân sự.
Bên cạnh đó, 56% ý kiến tham gia khảo sát tại Việt Nam cho rằng họ đang gặp phải thách thức lớn nhất đến từ sự cạnh tranh gay gắt về mức lương, thưởng tốt hơn từ các công ty cùng ngành. Hai thị trường Thái Lan và Singapore, mức độ này còn gay gắt hơn khi có đến 84% ý kiến ở Thái Lan và 82% ý kiến ở Singapore cho thấy đây chính là khó khăn lớn nhất đối với họ khi giữ chân nhân sự cấp quản lý.


(Ảnh minh hoạ).
(Ảnh minh hoạ).

Theo kết quả khảo sát, tiếng Anh vẫn là một trở ngại lớn đối với nhân sự quản lý người Việt. Các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam vẫn phải đưa tiếng Anh vào trong top 3 các yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao. Trong khi đó, tại Singapore, tiếng Anh được coi là kỹ năng thành thạo đương nhiên đối với đội ngũ nhân sự này.
Chỉ có 2% người tham gia tại Singapore cho rằng tiếng Anh là yếu tố quan trọng đối với họ khi đưa ra quyết định tuyển dụng, trong khi tỷ lệ này tại Việt Nam là 31%. Thậm chí tại Nhật, một đất nước vẫn bị coi là hạn chế trong việc sử dụng ngoại ngữ thì tiếng Anh lại nhận được sự hài lòng cao của các doanh nghiệp nước ngoài đối với nhân sự quản lý người Nhật, với 61% người tham gia hài lòng về kỹ năng này.
Việc vẫn phải đưa yếu tố tiếng Anh vào trong các quyết định tuyển dụng nhân sự quản lý người Việt tại các công ty nước ngoài cho thấy, kỹ năng thành thạo tiếng Anh ở đội ngũ này vẫn đang là một trở ngại trong việc hòa nhập với môi trường làm việc đa quốc gia.
Đến cuối tháng 12 năm nay, Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (AEC) được thành lập sẽ cho phép sự tự do luân chuyển lao động tại cả 10 nước Asean, trước mắt trong 8 ngành nghề, sẽ đặt đội ngũ quản lý người Việt trước một thách thức không nhỏ khi phải cạnh tranh với đội ngũ nhân sự tương tự đến từ các nước láng giềng, vốn có thế mạnh về tiếng Anh như Singapore, Philipines, Thái Lan…
Đội ngũ quản lý người Việt còn thiếu kỹ năng lãnh đạo
Chỉ có 9% những người tham gia khảo sát hài lòng về Kỹ năng lãnh đạo của nhân sự cấp trung, cấp cao người Việt trong các công ty nước ngoài và biến đây là kỹ năng nhận được sự hài lòng thấp nhất. Đội ngũ quản lý người Singapore cũng nhận được chỉ số hài lòng thấp nhất về kỹ năng này, trong khi kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tương tự của đội ngũ quản lý người Thái bị đánh giá thấp, mặc dù đây lại là yếu tố quan trọng nhất khi đưa ra quyết định tuyển dụng đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại Thái Lan.
Tính sáng tạo và tính trung thành với công ty cũng nhận được sự hài lòng thấp nhất đối với đội ngũ nhân sự tại cả 3 nước Đông Nam Á.
Cả bốn nước tiến hành khảo sát đều chọn nội dung liên quan đến kỹ năng lãnh đạo để đưa vào chương trình đào tạo dành cho đội ngũ này tại doanh nghiệp mình. Nội dung này nhận được 78% sự đồng tình từ những người tham gia khảo sát tại Singapore, 74% từ Thái Lan, 60% từ Nhật Bản và 48% từ Việt Nam.
Vừa học, vừa làm dưới sự giám sát của quản lý là hình thức đào tạo phổ biến nhất tại cả 3 nước khảo sát với mức đồng tình lên tới 90% từ những người tham gia tại Singapore, 82% từ Thái Lan và 57% từ Việt Nam. Singapore là nước duy nhất đưa chương trình Hỗ trợ tài chính (đồng tài trợ) cho việc tự đào tạo của đội ngũ quản lý vào trong Top 3 hình thức đào tạo phổ biến nhất, theo ý kiến của những người tham gia khảo sát tại nước này, cùng với hình thức vừa học vừa làm và đào tạo tăng cường trong nội bộ.


Kỹ sư “hai lúa” chế tạo máy đa năng thu tiền chục tỷ

Chưa hề qua một trường lớp đào tạo bài bản về cơ khí, kỹ thuật nào nhưng với “máu” sáng chế và mong muốn giúp người nông dân đỡ vất vả hơn khi sản xuất, anh Châu đã chế tạo thành công hàng loạt các loại máy móc đa năng tiện ích, hiệu quả.

 

 
Gặp vua sáng chế "hai lúa" của Việt Nam
Làm nhân viên giao hàng để có tiền đầu tư chế tạo máy
Bạn đọc có thắc mắc hay cần tư vấn, chia sẻ về kinh nghiệm làm giàu, hãy gửi đến cho chúng tôi: kinhdoanh@dantri.com.vn
Anh Nguyễn Hải Châu sinh năm 1969, quê gốc Nghệ An, từng tốt nghiệp ĐH Mở nghành Công nghệ Thông tin nhưng chưa qua một trường lớp đào tạo bài bản về cơ khí, kỹ thuật nào. Với đam mê sáng chế máy móc, anh Châu đã chế tạo thành công hàng loạt các loại máy đa năng tiện ích, hiệu quả cho người nông dân. Hiện, anh là chủ sở hữu của hàng chục các loại máy móc hiện đại như máy băm nghiền đa năng, máy ép cám viên, máy nghiền vỏ dừa… Nhờ "bộ sưu tập" máy móc khổng lồ mà anh Châu được nhiều người ví là “vua sáng chế” hay "kỹ sư hai lúa" của Việt Nam.
Không chỉ “đánh bại” các loại máy móc của Trung Quốc, Nhật Bản tại thị trường trong nước, một số máy móc do anh Châu sáng chế còn được xuất khẩu sang các nước như Lào, Campuchia, Malaysia... Với gần 30 đại lý phân phối trên cả nước, mỗi năm cơ sở của anh Châu sản xuất ra thị trường khoảng 2.000 các loại máy móc phục vụ nông nghiệp, đạt doanh thu cả chục tỷ đồng.


Anh Nguyễn Hải Châu đang kiểm tra một chiếc máy mới sáng chế
Anh Nguyễn Hải Châu đang kiểm tra một chiếc máy mới sáng chế
Tiếp chúng tôi tại xưởng chế tạo của mình, anh Nguyễn Hải Châu kể về ngã rẽ đường đời đến với nghề sáng chế máy khá tình cờ. Năm 2005 khi là cán bộ dự án cho một tổ chức phi chính phủ, anh thường xuyên phải đến các vùng nông thôn để chuyển giao kỹ thuật. Khi ấy các thiết bị sản xuất nông nghiệp rất ít ỏi. Hầu hết đều là máy nhập từ Trung Quốc với các tính năng đơn giản, giá thành cao nhưng cấu tạo thô sơ nên hay gặp sự cố khi vận hành.
Không ít trường hợp, bà con bị máy cuốn vào tay, hay điện giật khi lao động. Thấy thế, anh Châu đề nghị phía dự án cho mình thời gian để sửa chữa, cải tiến những chiếc máy này. Anh thậm chí còn cam kết sẽ sáng chế ra những chiếc máy giá rẻ hơn nhưng vẫn tích hợp nhiều chức năng để sản xuất.
Phía dự án ban đầu nghe rất thích nhưng vẫn còn hoài nghi. Để thực hiện quyết tâm của mình, anh Châu làm đơn xin nghỉ không lương và bắt đầu mày mò chế tạo. Anh lang thang khắp các cửa hàng bán máy nông nghiệp, tìm hiểu quy chế vận hành của các loại máy có trên thị trường. “Có khi tôi mua các loại máy về rồi tháo tanh bành chỉ để tìm ra cơ chế hoạt động và vận hành của nó…”. Thời gian đầu, có nhiều đêm phải thức trắng để học cách vẽ phác thảo các bộ phận, chi tiết rồi tính toán công năng và các thông số kỹ thuật.
Anh Châu nhớ lại: “Sau khi xem xét và nghiên cứu, tôi nhận ra rằng có thể kết hợp nhiều chức năng trong cùng một loại máy để giảm chi phí và tiết kiệm được thời gian sản xuất. Ý tưởng cứ tuôn trào trong đầu, mắc ở đâu thì mình tìm tài liệu rồi đến hỏi các thợ cơ khí hoặc chuyên nghành về lĩnh vực đó…”.
Thời hạn nghỉ việc hết nhưng ý tưởng chế tạo máy lúc đó vẫn còn khá sơ khai anh Châu lại đánh liều làm đơn “xin nghỉ việc”. Để có tiền đầu tư cho việc chế tạo máy, anh xin làm nhân viên tiếp thị rồi giao hàng. Ngày đi làm, tối về lại mày mò, nghiên cứu có khi thức trắng đêm.
“Vua sáng chế” với gần 30 loại máy nông nghiệp
Cứ như thế, ròng rã gần 2 năm trời chiếc máy nông nghiệp băm nghiền đa năng đầu tiên do anh Châu sáng chế cũng ra đời. Máy với ba chức năng: băm nhỏ, nghiền nát và nghiền bột nhưng lại có cấu tạo khá đơn giản, có thể tháo rời từng bộ phận với trọng lượng chỉ khoảng 50kg. Thời điểm đó, đây được coi là chiếc máy gần như “độc nhất vô nhị” trên thị trường bấy giờ.

Để cho ra những sản phẩm sáng chế mới, anh Châu phải mất rất nhiều công sức
Để cho ra những sản phẩm sáng chế mới, anh Châu phải mất rất nhiều công sức
Anh Châu hào hứng cho biết: “Máy có thể vừa nghiền ngô hạt hay ngô quả thành hạt, lại có thể băm cỏ, chuối hay nghiền nát các loại đỗ, gạo, sắn thành bột khô… Trên thị trường khi ấy chưa có máy nào có thể thực hiện được 3 chức năng cùng một lúc, một số máy của Nhật có mặt tại Việt Nam khi đó thì tối đa cũng chỉ có hai chức năng….”.
Chiếc máy nông nghiệp đa chức năng phục vụ hầu hết các công đoạn từ đơn giản đến phức tạp trong sản xuất nông nghiệp thế nhưng lại có giá thành chỉ từ 4 – 6 triệu đồng, tùy theo nhu cầu lắp đặt ít hay nhiều chức năng khác nhau cho máy.
Chế tạo máy thành công nhưng khó khăn là việc đưa máy ra thị trường. Ban đầu, anh Châu mang sản phẩm đến các đại lý “chào hàng” và ký gửi nhưng đến đâu cũng bị từ chối vì nó “quá lạ” lại chưa có thương hiệu. Số tiền bỏ ra ban đầu để đầu tư máy móc đã cạn kiệt, anh Châu lại phải vay mượn thêm bạn bè để đầu tư sản xuất duy trì.
Việc chào hàng không thành công, anh Châu thuê một đội ngũ tiếp thị đèo máy đến từng hộ nông dân giới thiệu. Có ngày, anh lặn lội đi hàng trăm cây số. Một vài gia đình đồng ý dùng thử, sau đó thấy hiệu quả thì bắt đầu đặt mua. Những cuộc điện thoại đầu tiên khiến anh Châu như vỡ òa trong hạnh phúc.
Các phản hồi nhiều dần lên, sản phẩm cũng bắt đầu tiêu thụ được một số tỉnh thành. Anh Châu bắt đầu mò mẫm nghiên cứu xây dựng các kênh bán hàng chuyên nghiệp để quảng bá. Tại các tỉnh thành lớn trên cả nước, anh Châu đều có các đại lý ký gửi, giới thiệu sản phẩm: “Tôi đẩy mạnh việc bán hàng online, mở trang web, đường dây nóng và đội ngũ tiếp thị hùng hậu… nên sản phẩm có sức tiêu thụ tốt hơn hẳn…”.
Không chỉ riêng nhà nông ở Hà Nội, còn có cả nhiều người ở các tỉnh như: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Tây Ninh, Đắk Nông, Gia Lai, Bạc Liêu....cũng đến tận nơi đặt hàng. Để mở rộng thị trường, anh còn thông qua các du học sinh người Lào và Campuchia để xây dựng kênh bán hàng tại các thị trường nước ngoài này. Thấy việc tiêu thụ tốt, nhiều du học sinh đã đầu tư và trở thành đại lý phân phối các sản phẩm máy nông nghiệp của anh Châu.
Hiện tại, ngoài chiếc máy băm nghiền đa năng 3A, anh Nguyễn Hải Châu còn sáng chế và cải tiến được hơn 30 loại máy nông nghiệp với những công dụng và chức năng khác nhau như: máy chế biến thức ăn chăn nuôi, máy băm cỏ, máy làm cám viên, máy nghiền phế phẩm nông nghiệp,  máy xay bột, máy tách hạt... Điều đặc biệt là tất cả từ ý tưởng đến linh kiện và lắp ráp đều do anh Châu xây dựng và trực tiếp điều hành sản xuất.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons