Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Đào tạo kinh doanh: Học trực tiếp từ những người giỏi nhất

Tỷ phú nước Anh – Richard Branson sẽ đến Việt Nam vào tháng 9 tới Với 2 ngày tham gia sự kiện, bạn hoàn toàn có thể thay đổi tư duy, học cách suy nghĩ từ các doanh nhân, diễn giả nổi tiếng trên thế giới. Thêm vào đó, bạn sẽ có cơ hội tốt từ những mối quan hệ mới chính ngay tại môi trường đào tạo kinh doanh và kết nối doanh nhân đặc biệt này

Học tư duy và góc nhìn từ doanh nhân nổi tiếng thế giới
Tại Việt Nam, mô hình đào tạo kinh doanh không còn mới mẻ với các doanh nhân hay các bạn trẻ khởi nghiệp với đa dạng hình thức như hội thảo, hội nghị, họp nhóm, đào tạo chuyên sâu .v.v.. Tuy nhiên, vấn đề chi phí, nội dung, chất lượng và người chia sẻ vẫn khiến nhiều học viên băn khoăn, do dự khi lựa chọn.

images-d1c7e

Bạn trẻ Nguyễn Thùy Dương – Nhân viên kinh doanh tại Hà Nội cho biết: “Việc bỏ ra 2-3 triệu đồng cho một khóa học về đào tạo kinh doanh với tôi là cần thiết. Song, học đúng người, đúng cách sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và kinh phí. Cùng một khoản chi phí nhưng học từ các chuyên gia nước ngoài sẽ hiệu quả hơn là học chuyên gia Việt Nam dù thời gian gặp gỡ, nghe họ chia sẻ ngắn nhưng quan trọng là học tư duy, góc nhìn từ họ. ”
Đánh giá thực trạng diễn giả Việt Nam và diễn giả quốc tế hiện nay, ông Nguyễn Quốc Trung – Tổng giám đốc M.O.V.E cho hay: “Đa số diễn giả Việt Nam làm đào tạo mang tính cóp nhặt chứ không phải nội dung họ thực sự tạo ra. Thực tế cho thấy nhiều người làm diễn giả tại Việt Nam là do họ sang nước ngoài học các khóa ngắn hạn của diễn giả quốc tế rồi mang về dạy lại cho người Việt.
Tôi không nói không hiệu quả, nhưng chắc chắn họ khó có thể truyền tài 100% giá trị nội dung gốc, chưa kể là có người còn dạy sai hẳn với nội dung gốc. Như thế sẽ rất rủi ro cho người học. Thêm nữa là sự khác biệt quá lớn giữa “doanh nhân làm diễn giả” và “diễn giả làm doanh nhân”. Nếu như các doanh nhân trên thế giới khi đã thành công trên thương trường rồi mới đem kiến thức đúc kết chia sẻ thì ngược lại, một tỉ lệ khá cao các diễn giả tại Việt Nam lại “làm giàu” từ việc đi dạy chứ kiến thức thương trường thực tế rất hạn chế.”

richa-20a3a

Thực tế đã có nhiều triệu phú, tỷ phú nổi tiếng trên thế giới đến Việt Nam. Trong đó phải kể đến: Triệu phú Adam Khoo – 1 trong 25 người giàu nhất Singapore trước tuổi 40, “vua” bán hàng Blair Singer, “Mr. Body Language” Alan Pease - người đã đào tạo tổng thống Nga Valadimir Putin trong việc thuyết trình dám đông và nghệ thuật tạo ảnh hưởng, chuyên gia về thương hiệu Richard Moore.v.v. Ngoài ra, M.O.V.E vẫn đang triển khai các chương trình đào tạo chuyên sâu, đào tạo nhóm, các buổi offline dành cho các học viên, doanh nhân, nhà đầu tư.
Chương trình sắp tới “M.O.V.E Vietnam 2015”với sự tham gia của tỷ phú Richard Branson sẽ diễn ra trong hai ngày 12-13/9, dự kiến thu hút 5000 doanh nhân, nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Richard Branson là nhà sáng lập tập đoàn Virgin với 400 doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề.
Ông sẽ chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của mình cùng tư duy “Screw it, let’s do it” (“Mặc kệ nó, làm tới đi!”). Đây là câu nói nổi tiếng của Richard Branson thể hiện tinh thần luôn đổi mới, sẵn sàng chấp nhận cái mới và dám mạo hiểm với ý tưởng mới. Vì thế, sự kiện này sẽ mang cơ hội lớn giúp các doanh nhân Việt thực sự mong muốn học cách suy nghĩ, phương pháp, tầm nhìn của doanh nhân nổi tiếng để phát triển sự nghiệp của mình.
M.O.V.E đã mất 3 năm, chi phí khoảng 12 tỷ đồng để chuẩn bị, đàm phán và mời được Richard Branson đến Việt Nam. Đối với những bạn trẻ mong muốn hoặc đang khởi nghiệp, sự kiện cũng rất hữu ích khi được gặp trực tiếp, được hỏi và có được câu trả lời, sự định hướng của một trong những người thành công hàng đầu trên thế giới về kinh doanh.

ty-phu-1-b7363

Cùng với tỷ phú Richard Branson, hội thảo có sự góp mặt của các diễn giả là những doanh nhân, nhà đầu tư hàng đầu thế giới thông qua các phần chia sẻ giản dị, gần gũi và thực tế trong nhiều lĩnh vực Franchise, Chứng Khoán, Kinh Doanh Online, Bán hàng...
Tham vọng biến Việt Nam thành điểm đếncủa ASEAN
Trong khu vực ASEAN, Sigapore được cho là “thủ phủ” về mảng đào tạo và phát triển kỹ năng tư duy trong kinh doanh và đầu tư. Sau nhiều năm học tập và làm việc, nghiên cứu về mô hình đào tạo kinh doanh tại Singapore, ông Nguyễn Quốc Trung – TGĐ M.O.V.E khát khao trong một thời gian tới sẽ biến Việt Nam thay thế Singapore trở thành điểm đến lý tưởng của doanh nhân, các bạn trẻ đam mê khởi nghiệp trong khu vực ASEAN.
Để thực hiện tham vọng đó, M.O.V.E đã và đang thành công trong việc nhiều triệu phú, tỷ phú trên thế giới biết đến các hoạt động của M.O.V.E tại Việt Nam và nhận lời mời đến Việt Nam chia sẻ tư duy, kinh nghiệm. Đồng thời,M.O.V.E là đơn vị cam kết xây dựng cộng đồng và hỗ trợ kinh phí tham dự các sự kiện đẳng cấp quốc tế này để ngày càng có nhiều doanh nhân Việt Nam có điều kiện tham gia với chi phí ngày càng ưu đãi hơn.Hiện nay, giá vé của M.O.V.E tại Việt Nam đã giảm 300% so với giai đoạn 2010-2011.
Để tham gia sự kiện giao lưu cùng tỷ phủ Richard Branson vào tháng 9 tới tại TP.HCM, bạn chỉ phải bỏ ra từ 500.000 đồng cho 2 ngày đến và học tư duy, góc nhìn từ 5-6 diễn giả là doanh nhân, triệu phú nổi tiếng trên thế giớiđồng thời có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với những doanh nhân Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác mới.
Công ty CP Đầu tư Kết nối Doanh nhân và Tầm nhìn thế giới (M.O.V.E) hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, tổ chức hội thảo, kết nối các doanh nhân, nhà đầu tư, diễn giả nổi tiếng trên thế giới với các doanh nhân Việt Nam.
M.O.V.E tập trung vào hai lĩnh vưc hoạt động chính: đào tạo kinh doanh thông qua các hình thức hội thảo, hội nghị, họp nhóm.v.v. được chia sẻ bởi các triệu phú và tỷ phú trên thế giới; kết nối các doanh nhân khởi nghiệp tại Việt Nam với các triệu phú, tỷ phú đó dưới các hình thức như cấp vốn, tư vấn, bảo trợ. Thông qua các hoạt động này, giới doanh nhân Việt Nam và các bạn trẻ khởi nghiệp có thể tiếp cận được với nhiều kiến thức, kinh nghiệm của những chuyên gia, doanh nhân tầm cỡ thế giới và từ đó có thể hoạch định đường đi cho doanh nghiệp của mình.



Thực tập sinh tại Phố Wall thậm chí không có thời gian…đi vệ sinh

Sở hữu cơ hội làm việc tại nơi sầm uất bậc nhất giới tài chính toàn cầu là ước mơ của mọi bạn trẻ theo học ngành này, vậy nhưng, dù là thực tập thì công việc cũng hoàn toàn không phải là pha trà cho sếp như lầm tưởng.

http://static.businessinsider.com/image/55b7b6a42acae710008babb9-400/image.jpg
Thực tập sinh kinh doanh và giao dịch tại Phố Wall là công việc cực kỳ khó nhằn, không hề kém cạnh với các nhân viên chính thức - Ảnh: Business Insider
Những thực tập sinh phụ trách về hoạt động ngân hàng đầu tư (IB) phải đối mặt với giờ làm liên tục và khối lượng công việc khắc nghiệt. Thực tập sinh kinh doanh và giao dịch (S&T) cũng không khác là bao.
Mặc dù không phải làm ca đêm liên tục hay cố hoàn thành công việc vào cuối tuần, họ thường phải đối mặt với nhiều thử thách khác, từ việc ứng phó với những nhân viên cấp cao luôn tỏ ý coi thường hay thậm chí đặt giờ để…đi vệ sinh.
Một thực tập sinh làm mảng S&T tại ngân hàng lớn chia sẻ, cô thường phải có mặt lúc 6h30 sáng và rời nơi làm việc trong khoảng từ 19h30 tới 21h mỗi ngày. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai lĩnh vực thực tập này đó là khi làm S&T, “bạn thường xuyên phải ngồi trên ghế và dán mắt vào màn hình theo dõi thị trường, đồng thời không được phép bỏ qua bất cứ điều gì, dù là một cuộc gọi, một giao dịch và không được đi vào phòng vệ sinh”.
Cô tiết lộ mình cảm thấy kiệt sức vào cuối ngày, và gần như hiếm có thời gian tắm rửa trước khi ngủ, rồi lại thức dậy lúc 5 giờ sáng ngày hôm sau.
Một số công việc khác thậm chí còn phải thức dậy sớm hơn. Một thực tập sinh cho biết, ngày làm việc của thực tập ở bàn giao dịch bắt đầu từ 5h30 sáng khi họ cập nhật thông tin thị trường cho đội của mình, bởi “khi xuất hiện tại cơ quan, không bao giờ bạn ngồi một chỗ và chẳng làm gì”.
http://static.businessinsider.com/image/55b7baa5371d22ce178ba4a3-1200/image.jpg
Thực tập S&T phải sở hữu kỹ năng giao tiếp xuất sắc - Ảnh: Business Insider
Trên thực tế, thực tập sinh S&T gần như được coi là nhân viên học việc đúng hơn là tạm thời, bởi những việc họ thường phải làm đó là thường xuyên hỏi han để hiểu quá trình hoạt động của công việc.
Thực tập sinh này chia sẻ, công việc trong ngày của mình thường là theo dõi các hoạt động của nhân viên chính thức, chú tâm vào màn hình máy tính và nghe các cuộc đối thoại của họ, ghi chú mọi thông tin cần thiết, bên cạnh đó còn phải tìm hiểu về thuật ngữ họ thường sử dụng trước khi có ý định hỏi bất cứ điều gì.
Thực tập sinh này thừa nhận, mấy tuần đầu thực sự khiến cô phát điên, bởi chẳng ai trong số họ đủ thời gian hay thoải mái để quay đầu và chào đón cô như cách người mới mong đợi. Điều đó nghĩa là các thực tập sinh đều phải học cách tự tin đủ để tiếp cận quản lý và hỏi bất cứ điều gì thật sự cần thiết, dù họ đang bận như thế nào đi chăng nữa, bởi “kỹ năng giao tiếp là yếu tố quyết định”.
http://static.businessinsider.com/image/55b7b81b371d2212008ba6f9-1200/image.jpg
Hầu hết nhân viên đều ăn ngay tại bàn làm việc, khiến khu vực xung quanh trở nên bừa bộn vào cuối ngày - Ảnh: Business Insider
Một số nhân viên lâu năm không những chẳng hề tỏ thái độ thân thiện mà còn hành xử phân biệt đối xử một cách rõ ràng. Các thực tập sinh thường lựa chọn tiếp cận bất cứ người nào rảnh rỗi. Đôi lúc, đó có thể là chuyên gia đánh giá mới làm 1,2 năm hay thậm chí phó quản lý hoặc tổng giám đốc. Nhưng những cơ hội ấy thực tế không nhiều.



Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Trở thành triệu phú nhờ... liều

Thời điểm cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lê Anh Tuấn dám vay 300 triệu đồng vốn thương mại để đầu tư nuôi lợn, nhiều người lè lưỡi nói: “Vợ chồng nhà này bạo gan và liều thật. Nhỡ không may thất bại chỉ có nước cắp bị đi ăn xin”.

Nhưng càng về những năm sau này, anh Tuấn càng tự tin hơn khi nói: “Ngày ấy không liều thì đâu có được cơ ngơi như hôm nay”.
 - 1
Chị Nguyễn Thị Bình (vợ anh Tuấn) chăm sóc đàn lợn nái trong trang trại chăn nuôi của gia đình. Ảnh: N.A
Anh Lê Anh Tuấn sinh ra ở đất thuần nông, xã Khánh Ninh, huyện Yên Khánh. Như bao gia đình khác trong vùng, vợ chồng anh chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Hết thời vụ, vợ chồng lại đi làm thuê cho các xưởng làm gạch. Năm 2001, anh Tuấn mạnh dạn đấu thầu hơn 0,6ha đất công ích của xã làm chuồng trại chăn nuôi lợn, đào ao thả cá.
Do vẫn duy trì cách chăn nuôi nhỏ lẻ, tạm bợ nên lợn bị bệnh, dịch hết đợt này đến đợt khác, nhiều khi bỏ trống chuồng cả nửa năm. Anh Tuấn rút ra bài học, muốn chăn nuôi hiệu quả thì phải đầu tư xây dựng chuồng trại đúng tiêu chuẩn và phải đi học.
“Nghĩ là làm, một mặt vợ chồng tôi mạnh dạn vay ngân hàng 300 triệu đồng đầu tư xây dựng trang trại, hệ thống xử lý chất thải. Bản thân tôi tích cực tham gia các lớp tập huấn, khóa đào tạo ngắn ngày về kỹ thuật chăn nuôi thú y…”- anh Tuấn nhớ lại.
Từ khi có kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, chuồng trại khang trang, hạn chế ô nhiễm chất thải, đàn lợn rất ít bị dịch bệnh. Ban đầu nuôi 20 - 30 con lợn thịt, các lứa sau thấy có lãi, anh chị mạnh dạn đầu tư nuôi thêm lợn nái và tăng số lượng lợn thịt.
Hiện, đàn lợn trong trang trại của vợ chồng anh Tuấn đã lên đến gần 400 con, trong đó có 60 lợn nái. Bình quân mỗi tháng, trang trại cung cấp ra thị trường hơn 4 tấn lợn thịt. Lợn nái không chỉ đáp ứng đủ con giống cho trang trại của gia đình anh Tuấn mà còn cung cấp lợn giống cho các hộ chăn nuôi khác trong vùng.
Với doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, lãi ròng mỗi năm hơn 100 triệu đồng, vợ chồng anh Tuấn không chỉ trả được 300 triệu đồng khoản vay ngân hàng mà con xây được ngôi nhà khang trang, mua sắm những vật dụng đắt tiền và cho con cái ăn học đàng hoàng.


Buôn hàng tấn châu chấu ướp lạnh xuyên Việt

Hàng tấn châu chấu ướp lạnh từ Thanh Hóa, Nghệ An được chuyển đi thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Sơn La,... mỗi ngày. Nghề kinh doanh châu chấu giờ lan ra nhiều tỉnh thành phía Bắc, tạo nên một mạng lưới cung cấp và buôn bán nhộn nhịp.

Hái ra tiền nhờ “quạt chấu”
Nghề bắt châu châu xuất phát từ Lê Thanh (Mỹ Đức, Hà Nội). Ở đây, cứ chiều tối mùa gặt lúa, thanh niên khỏe mạnh lại vác vợt, lưới đi khắp các cánh đồng để bắt châu chấu. Hết cánh đồng này đến những cánh đồng khác, con đường tìm và bắt châu chấu theo đó ngày càng xa. Có khi, đi đến vài ngày. Mỗi lần như thế, họ bắt được hàng tạ châu chấu.
Người dân xã Lê Thanh thường hay gọi công việc này là “quạt chấu”.
Theo những người dân sống ở đây, ban đầu họ đi “quạt” chỉ quanh vùng Hà Tây cũ. Bắt hết, họ mở rộng phạm vi ra các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa,... Càng làm, họ lại tìm ra các phương pháp bắt châu chấu hiệu quả và đỡ tốn sức hơn.
châu chấu, Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Lê Thanh, quạt chấu, con đường châu chấu, châu-chấu, Hà-Nội, Nghệ-An, Thanh-Hóa, Lê-Thanh, quạt-chấu, con-đường-châu-chấu
châu chấu, Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Lê Thanh, quạt chấu, con đường châu chấu, châu-chấu, Hà-Nội, Nghệ-An, Thanh-Hóa, Lê-Thanh, quạt-chấu, con-đường-châu-chấu
Châu chấu được ướp lạnh được đựng trong thùng xốp.
Cô Liên ở Lê Thanh cho biết, khắp các tỉnh phía Bắc, nơi nào có châu chấu, người Lê Thanh tìm đến. Người dân bản địa thấy lạ, họ cũng rủ nhau đi bắt. Không những vậy, người dân Lê Thanh dạy cho họ cánh bắt sao cho hiệu quả, đỡ tốn sức, được bao nhiêu rồi mua lại. Từ đó, nguồn cung châu chấu tăng lên rất nhiều mà dân Lê Thanh không phải vất vả đi bắt nhiều như trước nữa.
Công việc tuy vất vả nhưng lại có thu nhập cao. Một người đi “quạt” bình thường được 50-80 kg mới chở về, bán cho người Lê Thanh. Mỗi ký châu chấu giá từ 40.000-60.000 đồng. Có gia đình 3 bố con đi bắt, thu nhập mỗi một tối được hơn 1 triệu đồng.
“10 năm trước chỉ có người dân Lê Thanh mới biết bắt chấu, giờ các tỉnh đâu cũng biết, đó là do người Lê Thanh dạy họ”, cô Liên chia sẻ.
Anh Năng ở Lê Thanh cho hay đã từng vào tận Nghệ An nhập hàng và được chứng kiến nhiều phương pháp bắt châu chấu rất hiệu quả. Đó là do chính họ đã nghĩ ra và sáng tạo hơn cách làm của người Lê Thanh.
“Sau khi lúa đã gặt, họ buộc ngang thanh sắt hoặc thanh gỗ dài vào yên xe máy, hai bên thanh gỗ buộc hai túi lưới, cứ thế họ phi xe chạy khắp cánh đồng. Đi đến đâu, châu chấu sợ bay loạn thì bị lưới hai bên xe đón lõng. Với phương pháp đó, chỉ vài giờ đồng hồ bắt được cả tạ châu chấu”, anh Năng chia sẻ.
“Con đường” châu chấu
Đến vụ châu chấu, hầu như người dân Lê Thanh cùng nhau đi “quạt”. Thấy vùng nào có nhiều, họ đều rỉ tai nhau để cùng đi bắt. Đến khi ngoài đồng không còn châu chấu, lúc này công việc của người dân trở lại bình thường, chỉ còn vài hộ gia đình trong xã Lê Thanh tiếp tục buôn loại côn trùng này.
Thực tế, xã Lê Thanh chỉ có vài hộ gia đình thu gom, sơ chế châu chấu rồi mang đi ra các chợ đầu mối bán. Hết vụ, họ phải thu gom từ các tỉnh.
châu chấu, Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Lê Thanh, quạt chấu, con đường châu chấu, châu-chấu, Hà-Nội, Nghệ-An, Thanh-Hóa, Lê-Thanh, quạt-chấu, con-đường-châu-chấu
Châu chấu được vận chuyển từ Nghệ An, Thanh Hóa ra ngoài Bắc
Anh Huấn (Lê Thanh, Mỹ Đức), người đã có gần 20 năm làm nghề mua bán châu chấu, tiết lộ, vợ chồng anh đã từng đi khắp các tỉnh miền Bắc thu gom châu chấu. Thậm chí, nơi có nguồn cung dồi dào, anh chị đánh cả chuyến xe tải đến gom hàng. Như ở Nghệ An, vợ chồng anh đã chở hàng tấn hàng về.
Sau này, anh đặt các tuyến xe khách từ Nam ra Bắc vận chuyển hàng ra, còn gia đình tập trung sơ chế và bán cho các chợ đầu mối. Mỗi ngày, anh bán ra hàng tạ châu chấu đã qua sơ chế.
“Do hàng được huy động từ nhiều đầu mối, thời gian tập kết không trùng nhau nên ngày nào hai vợ chồng cũng phải đi vài chuyến xe máy từ Lê Thanh ra cầu Đồng Văn (Hà Nam) để nhận hàng. Hiện mỗi ngày chúng tôi nhận khoảng 2 tạ hàng, vào mùa gặt từ tháng 4-5, 9-10 âm lịch có thể nhận đến cả tấn/ngày”, anh Huấn chia sẻ.
Hơn 2 năm trở lại đây, các tỉnh miền Bắc như Hải Phòng, Sơn La, Lạng Sơn,... cũng có nhu cầu thu gom châu chấu. Từ Nghệ An, Thanh Hóa, các tuyến xe khách gần như quen thuộc với công việc vận chuyển mặt hàng quen thuộc này. Hàng chục thùng châu chấu ướp lạnh được chất đầy cốp xe, chở đi khắp các tỉnh phía Bắc.
Chị Hoa (vợ anh Huấn) nói thêm, lượng châu chấu từ Nghệ An, Thanh Hóa cung cấp cho thị trường phía Bắc trung bình lên đến 5 tấn/ngày, nếu vào mùa vụ con số này có thể gấp đôi. Trong đó, riêng xã Lê Thanh, với 5 hộ kinh doanh châu chấu đã “ngốn” hết hơn 1 tấn, còn lại hàng đi các tỉnh khác.
Hơn 2 năm trở lại đây, anh Lê Hữu Bách - lái xe lâu năm tuyến đường Bắc - Nam, nhận chở hàng châu chấu từ miền Trung ra Bắc. “Dân lái xe khách đường dài thường hay nói vui, đây là con đường châu chấu”, anh Bách cười bảo.

10 doanh nhân trẻ giàu nhất châu Á

Không có gì bất ngờ khi châu Á đang trở thành nơi sản sinh ra nhiều triệu phú nhất thế giới với các thế hệ trẻ đầy tài năng và tham vọng.

Danh sách doanh nhân được tổng kết nhờ trung tâm nghiên cứu Wealth-X đã hé lộ chân dung những người trẻ sở hữu khối tài sản khổng lồ trong khu vực từ 18 tới 34 tuổi. Khái niệm doanh nhân trẻ là “những người sinh trong giai đoạn năm 80 và 90” do Trung tâm Nghiên cứu Pew định nghĩa.
Không hề bất ngờ, người trẻ Trung Quốc đứng áp đảo trong danh sách với 9 trên 10 người. Bên cạnh đó, lĩnh vực phát triển của các doanh nhân này mở rộng từ trang sức, công nghệ cho đến bất động sản. Một vài trong số đó là tự thân từ hai bàn tay trắng, một số khác lại may mắn hưởng thừa kế từ gia đình.
10. Zhu Yufeng
http://fm.cnbc.com/applications/cnbc.com/resources/img/editorial/2015/07/14/102831195-GCL_POLY.600x400.png?v=1436862145
 Zhu Yufeng - Ảnh: CNBC
Giá trị ròng: 660 triệu USD
Quê hương: Hongkong
Nguồn gốc tài sản: Thừa kế
Đứng thứ 10 trong danh sách là cậu ấm 34 tuổi Zhu Yufeng, đồng sở hữu Quỹ Năng lượng Châu Á – Thái Bình Dương – cổ đông chính trong Tập đoàn Đa Năng lượng GCL hàng đầu Hongkong do cha anh sáng lập năm 1996.
Tập đoàn GCL hiện nay được biết đến là doanh nghiệp lớn nhất thế giới sản xuất silic đa tinh thể và miếng bán dẫn sử dụng trong chế tạo pin năng lượng mặt trời, ngoài ra, công ty còn sở hữu hàng loạt “trang trại” năng lượng mặt trời cỡ lớn trên toàn thế giới.
9. Zhang Kangli
http://fm.cnbc.com/applications/cnbc.com/resources/img/editorial/2015/07/14/102831194-3_copy.600x400.jpg?v=1436861992
Zhang Kangli - Ảnh: CNBC
Giá trị ròng: 710 triệu USD
Quê hương: Trung Quốc
Nguồn gốc tài sản: Thừa kế
Năm nay 34 tuổi, Zhang Kangli là con trai chủ tích Tập đoàn Suning Universal – ông Zhang Guiping, một doanh nghiệp bất động sản niêm yết của Trung Quốc, chú trọng phát triển lĩnh vực nhà đất dân cư và thương mại.
Hiện đang làm tổng giám đốc của Suning, Zhang tốt nghiệp Đại học Toronto với bằng cử nhân về kinh tế và quản trị nhân lực.
8. John Paul Joy Alukkas
http://fm.cnbc.com/applications/cnbc.com/resources/img/editorial/2015/07/14/102831089-1.600x400.jpg?v=1436861082
John Paul Joy Alukkas - Ảnh: CNBC
Giá trị ròng: 820 triệu USD
Quê hương: Ấn Độ
Nguồn gốc tài sản: Thừa kế
Người trẻ nhất thuộc danh sách này chính là John Paul Joy Alukkas, năm nay 29 tuổi và là con trai của Joy Alukkas – Chủ tịch, Tổng Giám đốc điều hành tập đoàn bán lẻ trang sức Ấn Độ Joyalukkas Group. Doanh nghiệp này năm trong tay 95 cửa hàng hoạt động trên 10 quốc gia.
Không chỉ ít tuổi nhất, cậu còn là người duy nhất nằm trong danh sách này không tới từ Trung Hoa Đại lục. Là anh cả trong gia đình ba người con, John Alukkas sinh ra tại miền Nam Kerala (Ấn Độ) nhưng lớn lên ở Các tiểu vương quốc A rập.
Cha của Alukkas dự kiến sẽ nghỉ hưu trong năm nay và chuyển 70% khối tài sản cho cậu con trai cả. Sau khi cha lui về, John Paul Joy Alukkas sẽ đứng ra nắm quyền điều hành Tập đoàn.
7. Yan Wu
http://fm.cnbc.com/applications/cnbc.com/resources/img/editorial/2015/07/14/102831098-Hakim.600x400.jpg?v=1436861391
Yan Wu - Ảnh: CNBC
Giá trị ròng: 860 triệu USD
Quê hương: Trung Quốc
Nguồn gốc tài sản: Thừa kế
Cô gái 34 tuổi này là một trong ba người phụ nữ lọt vào danh sách của CNBC. Hiện Yan Wu đang là Chủ tịch của Tập đoàn Công nghệ Thông tin Hakim có trụ sợ tại Hàng Châu (Trung Quốc), chú trọng phát triển công nghệ thông minh cho các thành phố.
Mới đầu năm, giá trị cổ phiếu tăng vọt của Hakim đã giúp Wu trở thành triệu phú, sau khi giúp thúc đẩy số cổ phần của Wu trong công ty lên tới 1,1 tỷ USD. Mặc dù vậy, theo Wealth-X, tình trạng tụt giảm liên tục của tỷ giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán 1 tháng qua đã khiến Wu mất trắng 200 triệu USD.
6. Ou Chen (Leo Chen)
http://fm.cnbc.com/applications/cnbc.com/resources/img/editorial/2015/07/14/102831076-RTR3PIKC.600x400.jpg?v=1436859393
Leo Chen - Ảnh: CNBC
Giá trị ròng: 1,1 tỷ USD
Quê hương: Trung Quốc
Nguồn gốc tài sản: Tự lập
Leo Chen hiện là CEO và đồng sáng lập nên một trong những hãng bán lẻ mỹ phẩm trên thị trường thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc – Jumei International. Tháng 5 vừa qua, cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán New York sau khi huy động 245 triệu USD.
Với biệt danh “Mark Zuckerberg Trung Quốc”, Chen bắt đầu phát triển phần mềm trong phòng ký túc xá khi đang theo học Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore).
5. Lin Qi
http://fm.cnbc.com/applications/cnbc.com/resources/img/editorial/2015/07/14/102831087-2.600x400.jpg?v=1436860251
Lin Qi - Ảnh: CNBC
Giá trị ròng: 2,2 tỷ USD
Quê hương: Trung Quốc
Nguồn gốc tài sản: Tự lập
Nhà khởi nghiệp công nghệ Lin Qi chính là người sáng lập nên Youzu Interactive, một doanh nghiệp chuyên về website và phát triển game có trụ sở tại Thượng Hải. Công ty sản xuất game tại thị trường nội địa cũng như quốc tế, bao gồm cả Đài Loan và Bắc Mỹ, sau đó đã được Susino Umbrella mua lại bằng cổ phiếu năm 2014. Hiện anh đang nắm trong tay xấp xỉ 100,9 triệu cổ phiếu ở Youzu trị giá lên tới 2,2 tỷ USD.
4. He Zhitao
http://fm.cnbc.com/applications/cnbc.com/resources/img/editorial/2015/05/07/102657022-Haolianluo_CEO_Tom_He_0.600x400.jpg?v=1430985308
He Zhitao - Ảnh: CNBC
Giá trị ròng: 2,7 tỷ USD
Quê hương: Trung Quốc
Nguồn gốc tài sản: Tự lập
Doanh nhân công nghệ người Trung Quốc He Zhitao chính là Chủ tịch của Hangzhou Liaison Interactive Information Technology. Anh hiện đang sở hữu khối tài sản khổng lồ với giá trị cổ phiếu tăng 210% qua từng năm.
3. Fuli Zong (Kelly Zong)
http://fm.cnbc.com/applications/cnbc.com/resources/img/editorial/2015/07/13/102828108-GettyImages-152447748.600x400.jpg?v=1436779436
Fuli Zong - Ảnh: CNBC
Giá trị ròng: 3 tỷ USD
Quê hương: Trung Quốc
Nguồn gốc tài sản: Thừa kế
Cô con gái một 33 tuổi của tỷ phú Trung Quốc – Qinghou Zong, nhà sáng lập nên doanh nghiệp sản xuất đồ uống lớn nhất đất nước Hangzhou Wahaha Group. Tốt nghiệp Đại học Pepperdine và sở hữu quốc tịch Mỹ, cô hiện là Chủ tịch của Wahaha và sẽ điều hành công ty sau khi cha mình từ chức.
2. Cheng Chi Kong (Adrian Cheng)
http://fm.cnbc.com/applications/cnbc.com/resources/img/editorial/2015/07/13/102828099-GettyImages-170792796.600x400.jpg?v=1436778569
Cheng Chi Kong - Ảnh: CNBC
Giá trị ròng: 4,4 tỷ USD
Quê hương: Hongkong
Nguồn gốc tài sản: Thừa kế
Adrian Cheng là con trai của tỷ phú Hongkong Henry Cheng, Chủ tịch Tập đoàn New World Development hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng, vận tải, bán lẻ và truyền thông. Anh chàng 34 tuổi tốt nghiệp Harvard và cựu nhân viên Goldman Sachs vừa được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Tập đoàn vào tháng Ba vừa qua.
1. Yang Huiyan
Yang Huiyan - Ảnh: SCMP
Giá trị ròng: 6,1 tỷ USD
Quê hương: Trung Quốc
Nguồn gốc tài sản: Thừa kế
Dẫn đầu danh sách, Phó Chủ tịch Tập đoàn Country Garden Holdings – một trong bảy doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Trung Quốc với giá trị vốn hóa thị trường đạt mức 8,9 tỷ USD. Cha cô đã để lại cổ phần của ông cho Yang vào năm 2007, từ đó giúp cô trở thành một tron những người phụ nữ giàu nhất và tỷ phú trẻ nhất Trung Quốc.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Nghề lạ kiếm 10 triệu đồng/ngày

Nhổ tóc bạc đang là nghề độc - lạ nhưng thịnh hành tại Hà Nội và rất nhiều ông chủ, bà chủ đang sống rất khỏe nhờ dịch vụ này. Dù thực tế, không ít người cho rằng đây là nghề nhàm chán, thậm chí có suy nghĩ mờ ám về nó.

Một cửa hàng nhổ tóc bạc luôn đông khách ở phố Lò Đúc. Ảnh: Đ.A
Một cửa hàng nhổ tóc bạc luôn đông khách ở phố Lò Đúc. Ảnh: Đ.A
“Nghiện hơn nghiện vợ”
Vài năm trở lại đây, nhìn thấy tấm biển “nhổ tóc bạc” mọi người không còn ngạc nhiên vì nghề quá độc và lạ này nữa. Thực mục sở thị của chúng tôi tại một số cửa hàng nhổ tóc bạc tại Hà Nội cho thấy các cửa hàng này thường nhộn nhịp vào đầu giờ sáng và buổi trưa. Giá của một giờ nhổ tóc bạc dao động từ 90.000- 100.000 đồng, 15 phút đầu 30.000 đồng và 10.000 đồng cho 5-7 phút tiếp theo.
Chủ những cửa hàng nhổ tóc bạc đang sống rất khỏe từ nghề này. Theo chị Bích Liên, chủ cửa hàng nhổ tóc bạc Bích Liên trong một con ngõ, phố Đường Láng: “Nghề bới đen tìm trắng” nghe hơi kỳ nhưng kiếm sống khá tốt. Chỗ chị có 15 ghế nhổ tóc bạc, hoạt động từ 8h sáng đến 10h tối. Bình quân mỗi ghế kín khách trong 7- 8 tiếng/ngày, chị thu về cũng trên dưới 10 triệu đồng/ngày”.
Trong vai khách hàng đi nhổ tóc ngứa tại một cửa hàng trên phố Lò Đúc, chúng tôi thấy khá thú vị. Trong khi nhổ tóc, nhân viên chia sẻ rất nhiều những câu chuyện về cuộc sống, chủ yếu là những chuyện hài hước mà các cô gái này sưu tầm được… Không chỉ với tôi mà với các vị khách khác khi vào cửa hàng bao giờ cũng nhận được nụ cười rất tươi và mở đầu bằng câu hỏi: “cô/chú/anh/chị… đang thấy ngứa ở chỗ nào nhất ạ?”
Ông Trần Trọng Bình, khách hàng tại quán Chấy, Lò Đúc cho biết: “Có tuổi rồi nên tôi nghiện nhổ tóc bạc hơn nghiện vợ. Khoảng 3 tuần tôi phải đi nhổ tóc ở quán một lần. Đến ngày mà không đi được, thấy cứ ngứa ngáy khó chịu lắm. Các cháu nhổ tóc rất khéo không bị đau, lại rất biết nói chuyện nữa. Con cháu tôi cũng nhổ được nhưng chúng bận, bà nhà tôi mắt kém không nhổ được”.
“Tôi đã nghỉ hưu nên một trong những thú vui hiện tại là đi nhổ tóc bạc. Cảm giác rất thú vị vì được nằm khểnh, thư giãn mát mẻ, có người mân mê trên đầu rất dễ chịu. Mọi ngứa ngáy biến mất, tai nghe nhạc du dương hoặc được nghe các cháu kể chuyên hài hước rất thú vị”, ông Tạ Văn Tuấn, ở phố Hàng Bông - một khách ruột của dịch vụ này, hào hứng.
Chị Trần Hạnh, Quản lý quán Chấy – nhổ tóc bạc cho biết: “Nhiều người cứ tưởng nhổ tóc là việc đơn giản nhưng không ít người vào làm tại quán được 5-7 ngày đã phải xin nghỉ việc vì mỏi mắt, mỏi tay. Phải những người thật yêu nghề, có tính tỉ mỉ mới làm lâu dài được”.
Nhổ tóc bạc là việc đơn giản nhưng cũng cần phải học và nắm bắt được tâm lý khách hàng để phục vụ đúng ý. “Trước hết, cần phải hỏi khách đang thấy ngứa ngáy ở vùng nào nhất thì sẽ bắt đầu nhổ vùng đó trước. Khi nhổ, tay phải bới thật sát chân tóc để các đầu ngón tay có thể chạm vào da đầu giúp masage da đầu giảm ngứa và thư giãn. Nhíp cũng phải đặt sát chân tóc, nhổ dứt khoát, tránh làm đứt chân tóc. Đặc biệt là phải lựa theo chiều của sợi tóc để kéo tóc lên phù hợp tránh làm khách bị đau”, em Lý Thanh Nga, nhân viên quán Nhổ tóc bạc Thiên Dung, phố Lò Đúc chia sẻ.
Theo Thanh Nga thì làm ở cửa hàng nhổ tóc bạc cũng có rất nhiều kỷ niệm. Một kỷ niệm em nhớ mãi là những ngày mới vào nghề, hôm đó có bác bị bạc trắng cả đầu. Em đang lúng túng không biết làm thế nào thì bác ấy trêu: “Cháu nhổ hết tóc trắng cho bác đến đâu thì đến”. “Sau này, bác ấy là khách quen của cửa hàng em, bọn em chỉ nhổ những sợi gây ngứa như sợi xoăn, sợi tóc bị xùi chân, tóc to bất thường…”, Thanh Nga tâm sự.
Dễ bị hiểu lầm
Anh Nguyễn Văn Bình, chủ một cửa hàng nhổ tóc bạc trên phố Cầu Giấy cho biết: “Tôi mở cửa hàng nhổ tóc bạc cách đây hơn 3 năm. Đi tìm nhân viên rất khó vì nói tuyển nhân viên nhổ tóc bạc nhiều người cứ tưởng mình đùa hoặc hành nghề mờ ám. Lúc đầu thấy phản ứng như vậy cũng hơi khó chịu nhưng sau thành quen. Tôi thường gửi lại cái “cạc” để khi nào cần tới mình họ sẽ tìm đến”.
Không chỉ có chủ các cửa hàng mà rất nhiều nhân viên làm trong các cửa hàng này cũng được cho là làm nghề không đàng hoàng. Em Vũ Thị Liên, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, Hà Nam cho biết: “Cùng quê em có bạn lên Hà Nội tìm việc làm, gặp em ở cửa hàng nhổ tóc bạc đã nói cho bố em biết. Ông gọi điện lên mắng em một trận té tát, bắt bỏ nghề. Bố còn nói nghề đó có khác gì gái masage đâu. Nghe bố nói tủi thân lắm nhưng em thấy đây là công việc kiếm tiền lương thiện nên cứ làm”.
“Sau nửa năm đi làm, tôi về quê ăn giỗ bà ngoại, nhiều người hỏi lên Hà Nội làm gì tôi nói làm ở cửa hàng “nhổ tóc bạc” ai cũng nhìn với ánh mắt nghi ngờ mình làm nghề không đàng hoàng. Nhưng tôi kệ, ai nghĩ gì thì nghĩ, càng thanh minh họ càng nghĩ bậy. Đến khi, chị họ tình cờ mở máy điện thoại của tôi xem những tấm ảnh tôi chụp khi các nhân viên khác đang nhổ tóc bạc cho khách, mọi người mới tin”, Phạm Trúc Minh, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang cho hay.
Cũng theo Trúc Minh, công việc nhổ tóc bạc mang lại mức lương 6 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập tốt hơn so với các nghề tương tự như vẽ móng, làm tóc, làm may… Khách đến đây cũng khá đa dạng, không chỉ riêng khách trung niên như ý nghĩ trước đây của Minh nên câu chuyện giữ khách và nhân viên cũng sôi nổi không nhàm chán.
Không chỉ bị hiểu lầm sang nghề mờ ám mà những vị khách khó tính nhiều khi còn nghĩ nhân viên quán câu giờ để lấy tiền vì chi phí nhổ tóc tính theo giờ. “Tất cả số tóc bạc, sâu của khách đều được các nhân viên đặt trên tấm da đen để khách hàng kiểm chứng”, Trúc Minh cho biết.
Trong thời điểm làm ăn khó khăn nhưng nghề lạ - nhổ tóc bạc không chỉ đang khiến cho những vị chủ quán kiếm bộn tiền mà nhân viên cũng sống khỏe. Đây cũng là một trong những nghề gợi ý cho những ai muốn kiếm sống an vui theo cách này.
“Mới đầu tôi mở cửa hàng nhổ tóc bạc, gia đình bạn bè đều nói là bị hâm. Đường đường tốt nghiệm Đại học Thương mại bây giờ lại đi làm nghề nhổ tóc bạc. Ai cũng bảo nó chẳng ra sao và dễ bị hiểu lầm. Thời gian đầu mở cửa hàng còn ít khách, tôi muốn nhiều người biết nên đã đến một số tòa soạn xin đăng tin pi-a nhưng các báo đều từ chối vì nói dịch vụ này quá nhạy cảm”, chủ cửa hàng nhổ tóc bạc Bích Liên chia sẻ.



 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons