Thời gian ngồi bên bàn làm việc quá lâu khiến đôi vai bạn chùng xuống, da dẻ xấu đi vì những bữa ăn nhiều dầu mỡ hay ngủ không đủ giấc do thức quá muộn để hoàn thành công việc.
Những
thói quen làm việc lợi bất cập hại nói trên có thể được điều chỉnh ngay
từ bây giờ để ngày làm việc của bạn trở nên năng suất hơn.
1. Đi giày cao gót
Nhân
có một bài thuyết trình quan trọng hay một cuộc họp với ban giám đốc,
bạn liền chọn đôi giày cao gót thời thượng “ton sur ton” với bộ vest
công sở trang nhã. Thời trang là vậy nhưng cái giá phải trả cho sự tự
tin trước đồng nghiệp là những vết chai ở bàn chân khiến bạn đi lại khó
khăn hơn.
Bác
sĩ A. Holly Johnson, Trưởng khoa phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện đa
khoa Boston’s Massachusetts cho hay, việc mang những đôi giày cao gót
suốt ngày, dù là 4 phân hay 8 phân đều không tốt cho bàn chân. Thay vào
đó, bạn nên sắm một đôi giày đế bệt để thay đổi và chỉ nên đi giày cao
gót trong vài giờ đồng hồ mỗi ngày.
Một
cách đơn giản mà hữu hiệu khác để tránh đau nhức đôi chân là mang giày
vừa với kích cỡ bàn chân. Khi đi mua giày, hãy đo trước cỡ chân ở nhà
hoặc yêu cầu nhân viên bán hàng đo hộ để chắc chắn rằng đôi giày bạn sẽ
đi hoàn toàn không kích chân.
2. Ít vận động
Sẽ
là một ý kiến hay khi mang theo một đôi giày thoải mái, bởi đôi khi bạn
sẽ phải đi bộ đến công sở. Các chuyên gia sức khỏe cho hay, việc đi lại
quá sức có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng và mất ngủ, trong khi các
chuyến tàu xe kéo dài khiến cơ thể không được hoạt động làm tăng
cholesterol, huyết áp cũng như số đo các vòng của cơ thể. Trầm trọng
hơn, lâu ngày những triệu chứng trên sẽ tích tụ lại gây ra bệnh tim
mạch, tiểu đường, đột quỵ hay thậm chí suy thận.
Nếu
nhà bạn gần nơi làm việc, bạn có thể ngừng đi xe bus để chuyển sang đi
bộ bằng những đôi giày đế mềm. Nếu bắt buộc phải di chuyển bằng tàu xe,
hãy vận động cơ thể thay vì ngồi yên một chỗ.
3. Thức quá khuya
8
giờ đồng hồ làm việc tại cơ quan chưa đủ để hoàn thành những công việc
được giao là lý do biến bạn thành một “cú đêm” chính hiệu. Với bạn,
triệu chứng thiếu ngủ thi thoảng xuất hiện có thể không phải là một mối
bận tâm lớn, nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, trở thành
chứng bệnh kinh niên thì có lẽ bạn đang gặp rắc rối lớn.
Bác
sĩ Lawrence J. Epstein, Trưởng khoa chuyên về các triệu chứng rối loạn
giấc ngủ kiêm phát ngôn viên của American Academy of Sleep Medicine cho
biết, ngủ không đủ giấc sẽ gây ra những ảnh hưởng rõ ràng tới sức khỏe,
nhất là các chức năng thần kinh và nhận thức. Càng thiếu ngủ, bạn càng
cảm thấy không tỉnh táo, hiệu suất công việc và học tập cũng do đó mà bị
giảm sút. Nguy hiểm hơn, những người thiếu ngủ không có khả năng nhận
thức tình trạng bệnh lý của mình mà cho rằng ngủ rải rác 1, 2 tiếng
trong ngày có thể cơ thể dễ chịu hơn. Tuy nhiên, chính thời lượng giấc
ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết định mà bạn đưa ra, càng ngủ
ít, bạn càng dễ tụt lại phía sau guồng công việc.
Theo
bác sĩ Epstein, liệu pháp duy nhất để điều trị chứng thiếu ngủ là điều
chỉnh thời lượng giấc ngủ, có thể tranh thủ giờ nghỉ trưa để chợp mắt.
Thời gian lý tưởng nhất để ngủ là giữa buổi tối và 12 giờ sau đó, tức là
giữa buổi chiều. Nếu bạn chưa ngủ đủ vào ban đêm thì hãy cố gắng bù lại
vào buổi chiều để đảm bảo đủ giấc.
4. Bỏ bữa sáng
Có
trăm nghìn lý do để bạn bỏ bữa sáng như ca trực lúc sáng sớm khiến bạn
không cảm thấy đói hay cuộc họp đột xuất khiến bạn không kịp lót dạ… Dù
là lý do gì đi chăng nữa thì ngay từ bây giờ, bạn nên thay đổi thói quen
không tốt cho sức khỏe này. Rebecca Scritchfield, một chuyên gia về
dinh dưỡng cho biết, bỏ bữa sáng cũng giống như nói với cơ thể hãy thôi
sung sức và không tập trung vào công việc nữa. Thức ăn cho bạn lượng
calo cần thiết để tạo ra năng lượng, tăng đường huyết, và bữa sáng chính
là nguồn dinh dưỡng bù đắp lại sự hao hụt sau khi làm việc hết công
suất suốt đêm. Bỏ bữa sáng còn có thể dẫn đến tình trạng ăn vô tội vạ
vào buổi chiều hay buổi tối khiến cơ thể càng thêm mệt mỏi vào ngày hôm
sau.
Tuy
nhiên, bạn không nhất thiết phải dùng bữa sáng ngay khi ngủ dậy mà có
thể sắp xếp trong khoảng thời gian 2 tiếng sau khi tỉnh giấc. Hoặc bạn
lót dạ một ít trái cây trước, sau đó đến văn phòng dùng thêm món gì đó
giàu năng lượng cũng là một cách khoa học để tiếp thêm năng lượng cho cơ
thể.
5. Dùng đồ ăn sẵn
Mua
đồ ăn sẵn trên đường đến nơi làm việc là sự lựa chọn của nhiều người vì
giá cả phù hợp và thực đơn đa dạng. Tuy nhiên, không nhiều người trong
số họ quan tâm đến các thông tin dinh dưỡng và quên rằng đồ ăn càng rẻ
thì càng được chế biến ẩu và chứa nhiều đường.
Vì
vậy, lựa chọn an toàn và kinh tế nhất là bạn nên chuẩn bị đồ ăn trưa ở
nhà. Nếu bạn không có thời gian hoặc phải ăn trưa trên đường đi thì hãy
chọn những cửa hàng bán thức ăn tươi ngon thay vì đồ ăn chế biến sẵn.
Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ rằng thực phẩm tạo năng lượng rất giàu
vitamin và khoáng chất và rau xanh là một món không nên bỏ qua. Nếu nửa
đĩa cơm của bạn không có mặt món rau, điều đó có nghĩa là lượng rau cần
thiết cho cơ thể đang bị thiếu hụt. bạn cũng đừng bỏ qua hoa quả, các
loại đậu, thực phẩm ít đạm như cá tươi và ngũ cốc như lúa mì hay diệm
mạch là những thực phẩm tốt cho sức khỏe.
6. Ăn vặt
Việc
thường xuyên ăn vặt không chỉ gây ra các vấn đề về răng miệng mà còn
biến bàn phím máy tính thành nguồn lây bệnh. Theo một nghiên cứu mới đây
của Kimberly-Clark Professional, bàn phím máy tính là nơi chứa nhiều vi
khuẩn gây bệnh ATP nhất so với những ngóc ngách khác ở nơi làm việc.
Nếu không muốn đưa vào dạ dày những mầm bệnh nguy hiểm này thì tốt nhất
bạn nên ngồi xa bàn làm việc khi ăn uống, tránh dây bẩn ra bàn phím và
khu vực xung quanh trước và sau khi ăn.
7. Tư thế làm việc sai
Thời
hạn hoàn thành công việc sắp hết, áp lực càng lên cao và đôi vai bạn
đang chùng xuống. Những điều này tưởng như chẳng hề liên quan đến nhau,
vậy mà trên thực tế, tư thế ngồi làm việc không phù hợp có thể dẫn đến
tình trạng đau nhức cơ và mệt mỏi. Hơn nữa, làm việc liên tục suốt ngày
không nghỉ giải lao có thể khiến máu lưu thông chậm. Thử tưởng tượng cảm
giác phải ngồi trên một chuyến xe nhiều tiếng đồng hồ, bạn sẽ thấy cơ
bắp mỏi nhừ, cơ thể kiệt sức. Lý do là bạn ngồi quá lâu ở một tư thế mà
không chịu vận động.
Nhiều
người cho rằng tư thế ngồi thẳng góc 90 độ là thích hợp, song khoa học
khuyên bạn nên ngồi hơi ngả về phía sau. Khi lưng có điểm tựa tốt, trọng
lượng phần phía trên cở thể sẽ đổ dồn vào điểm tựa đó, giúp cơ thể
thoải mái hơn. Ngoài ra, bàn tay nên thả lỏng khi đánh máy, gần giống
với tư thế lái xe thay vì giữ khuỷu tay căng cứng như khi tặng hoa hay
nằm ngang như khi chơi đàn piano.
Lan Trinh
Theo BusinessInsider
0 nhận xét:
Đăng nhận xét