Ai cũng thích được người khác khen ngợi và sếp không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, ca tụng sếp phải đúng cách, nếu không bạn sẽ bị coi là kẻ “xu nịnh”.
Dưới đây là một số bí kíp giúp bạn vừa tạo thiện cảm tốt với sếp vừa không bị những người xung quanh coi là nịnh bợ sếp:
Lời khen phải cụ thể
Những
lời khen chung chung như “Sếp giỏi quá” hay “Sếp mặc đẹp quá” thường bị
coi là thiếu chân thành và giả tạo. Thay vào đó, bạn nên hướng tới chi
tiết cụ thể. Chẳng hạn: “Em rất thích màu đôi giày của sếp, nó rất hợp
với bộ trang phục”. Đó là lời khen nhân đôi: vừa khen phong cách vừa
khen cách phối đồ của sếp. Hơn nữa, bạn còn thể hiện rằng mình khen thật
lòng vì để ý tới từng chi tiết.
Thể hiện sự ngưỡng mộ, không phải sự đố kỵ
Sếp
có thể làm việc ít hơn nhưng lại kiếm được nhiều tiền hơn bạn. Đó có
thể là do kinh nghiệm, học vấn hoặc mối quan hệ của sếp. Thế nên không
có lý do gì để bạn thể hiện sự ganh tị với anh/ cô ấy. Đừng hỏi sếp lấy
tiền ở đâu để mua những đồ dùng đắt đỏ hay “nói bóng nói gió” về sự
thiếu khả năng của sếp.
Thay
vào đó, hãy thể hiện sự ngưỡng mộ với sếp, rằng bạn coi anh/ cô ấy là
tấm gương của mình và bạn muốn được giống như anh/ cô ấy trong tương
lai.
Không nói dối
Bạn
có thể nói quá lên một chút khi ca ngợi sếp như cách trang điểm mới của
sếp trông tự nhiên ra sao. Nhưng nếu bạn không thích cách trang điểm
như vậy hoặc nó thực sự không có điểm gì nổi bật, tốt nhất bạn không nên
nói gì.
Ai
cũng muốn được khen hay khen tốt nhưng nếu lời khen ngợi đó không thật
lòng, không đúng sự thật, chắc chắn họ sẽ cảm nhận được.
Khen ngợi đúng lúc đúng chỗ
Bạn
nên để ý tới mật độ khen ngợi sếp, không thể cứ nhìn thấy sếp là khen.
“Nịnh nọt” như vậy là quá lộ liễu và thiếu chuyên nghiệp. Bản thân sếp
chắc chắn cũng sẽ không hài lòng nếu nhân viên cứ “tấn công” như vậy.
Bạn
có thể khen ngợi sếp trước mặt những đồng nghiệp khác nhưng đừng vô
duyên công khai nịnh sếp khi đang trong một cuộc họp nghiêm túc hoặc
liên tục nịnh sếp khác giới khi chỉ có 2 người cũng sẽ dễ gây hiểu lầm
cho những đồng nghiệp khác và ngay cả với sếp.
Khen ngợi những những người khác
Bên
cạnh ca ngợi sếp, bạn cũng không nên kiệm lời khen đồng nghiệp dù chỉ
đơn giản là khi họ có bộ trang phục mới hay ký được một hợp đồng lớn.
Điều này nhằm chứng tỏ bạn là một người tốt bụng, công bằng, biết tôn
trọng và đánh giá cao tất cả mọi người.
Còn
nếu chỉ chăm chăm “nịnh” sếp mà tỏ ra lạnh lùng với mọi người xung
quanh, bạn sẽ sớm bị đồng nghiệp xa lánh. Họ sẽ coi bạn như một đồng
nghiệp xấu tính, chỉ biết “xu nịnh” sếp.
Vũ Vũ
Theo Esquire
0 nhận xét:
Đăng nhận xét