Trong thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt, bạo hành công sở ngày càng trở nên phổ biến hơn. Thông thường, “nạn nhân” của bạo hành là những nhân viên xuất sắc nhất trong công ty.
Theo
William F, Badzmierowski, giám đốc một trung tâm dịch vụ đào tạo nhân
viên, “Những kẻ bạo hành thường chọn mục tiêu dựa trên năng lực thực sự
hoặc được công nhận của họ. Đó thường là nhân viên giỏi, được cấp trên
và đồng nghiệp đánh giá cao, nổi tiếng trong công ty và được yêu mến,
ngưỡng mộ vì tính ngay thẳng hoặc có một đặc điểm nổi bật nào đó”.
Còn
theo tiến sĩ Gary Namie, giám đốc viện bạo hành công sở, Mỹ, hầu hết
các vụ bạo hành công sở là giữa sếp và nhân viên, ngoài ra còn có giữa
nhân viên với nhau. Vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi
trong thị trường việc làm thắt chặt, mọi người sẵn sàng chấp nhận làm
việc dưới trướng những ông chủ “xấu tính” vì không muốn phải mất việc và
rất khó để tìm việc mới.
Dù
không dễ dàng định nghĩa bạo hành công sở là gì nhưng nhiều người đồng
tình rằng nó là những hành động, thái độ quấy rối liên tục.
Các loại bạo hành
Dù
không dễ dàng định nghĩa bạo hành công sở là gì nhưng nhiều người đồng
tình rằng nó là những hành động, thái độ quấy rối liên tục. “Đó không
chỉ về cấp bậc công việc, những cái nhướn mày liếc xéo mà là sự hủy hoại
nghiêm trọng giữa các cá nhân”, Namie nói.
Badzmierowski nêu một vài ví dụ về bạo hành công sở như khi
sếp đồng nghiệp hoặc đồng nghiệp “cướp công” của người khác, coi thường
người khác, có những hành vi, lời nói “xấu xí” nhằm hạ thấp nhân phẩm,
danh tiếng người khác hoặc luôn tìm cách kiểm soát, gây hại cho người
mình không ưa.
Dấu hiệu của sự bạo hành
Những
người là mục tiêu của sự bạo hành thường không nhận ra tình thế của
mình cho tới khi các hành vi, lời nói bạo hành đã quá rõ ràng. Vì vậy,
hãy tìm hiểu những dấu hiệu để có thể phòng tránh. Theo Namie, dấu hiệu
đầu tiên là sự căng thẳng và cách cơ thể thích ứng với nó. Đó có thể là
tăng huyết áp, sợ đi làm vào thứ 2 đầu tuần…
Ngoài
ra, còn có những dấu hiệu khác như trầm cảm, trở nên rụt rè, lo lắng,
mất ngủ và bị ám ảnh khi mắc sai lầm trong công việc. Bạn bè, đồng
nghiệp tin cậy sẽ dễ dàng phát hiện những dấu hiệu bất thường này ở bạn.
Vì vậy, hãy kết nối chặt chẽ với họ.
Biện pháp đối phó
Nếu bạn là mục tiêu của sự bạo hành công sở, hãy hành động để bảo vệ bản thân, niềm tự hào và lòng tự trọng của mình.
Nếu
nghĩ rằng mình đang bị bạo hành, bạn không nhất thiết phải chống đối
mạnh mẽ. Hãy cố gắng duy trì phong thái chuyên nghiệp và quả quyết. Nếu
không rơi vào tình huống sợ hãi mình có khả năng bị tổn hại về thể chất,
bạn có thể nói chuyện với kẻ bạo hành và thẳng thắn nói rằng cách cư xử
của anh/ cô ấy là không đúng.
Nhiều
người sợ sếp hay lo ngại mối quan hệ sẽ bị ảnh hưởng nên im lặng, không
phản kháng. Cũng có nhiều người phản ứng bằng cách nghỉ việc ngay lập
tức. Nhưng Namie cho rằng bạn không nên phả ứng một cách vội vàng. “Nếu
ra đi trong yên lặng, sẽ chẳng ai biết tới sự xấu xa của kẻ bạo hành và
những tin đồn dối trá của anh/ cô ấy về bạn sẽ không được đính
chính”.Thay vì vậy, bạn nên bảo vệ mình bằng cách lưu giữ bằng chứng về
sự bạo hành và tìm kiếm sự giúp đỡ từ bộ phận nhân sự.
Bên
cạnh đó, hãy xác định tầm quan trọng của kẻ bạo hành đó với công ty.
Nếu anh/ cô ấy giữ cấp chức vị cao và cũng là một nhân viên xuất sắc,
thật khó để bạn có thể thay đổi tình huống.
Vũ Vũ
Theo AOL
0 nhận xét:
Đăng nhận xét