Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Lời khuyên cho người trẻ

Phong trào khởi nghiệp của giới trẻ VN ngày càng phát triển. Sự kiện VN gia nhập AEC cũng khiến họ hào hứng.
Tuy nhiên, theo ông Trần Công Danh, Giám đốc điều hành Công ty Maxlink Education, phải thay đổi tư duy và cách hành xử. Tư duy khởi nghiệp giờ đây không chỉ gói gọn trong nước mà phải là khu vực, xa hơn là những nền kinh tế tiên tiến khác. Người trẻ cần nhìn nhận lại kiến thức, không ngừng trau dồi kinh nghiệm thực tế, áp dụng việc học vào thực tiễn và phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội. Có như vậy mới chủ động trong cuộc chơi hội nhập.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch HĐQT Think Big Group, cho rằng người trẻ VN có khả năng tư duy tốt nhưng khả năng làm việc nhóm lại kém và đặc biệt là ngoại ngữ kém nên sẽ hạn chế những cơ hội của bản thân. Trong khi đó, trình độ chuyên môn và sự chuyên nghiệp của lao động trong khu vực ở mặt bằng chung cao hơn VN nên khi hội nhập, muốn có được công việc tốt, thu nhập cao thì cần cải thiện khả năng làm việc, đặc biệt là tiếng Anh và khả năng làm việc nhóm.

Theo ông Mai Văn Thiên, Phó ban Quản lý nguồn nhân lực thuộc Tập đoàn dệt may VN, để không mất việc trên “sân nhà” thì người trẻ VN cần nỗ lực hơn, vì so với các nước, lao động VN còn yếu nhiều kỹ năng. “Nếu chú trọng hơn các kỹ năng xử lý công việc khi gặp khủng hoảng, hoàn thiện nhanh các kỹ năng mềm thì tôi tin người trẻ VN đủ sức cạnh tranh ở sân chơi này”, ông Thiên nói.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Vì sao du học sinh khó xin việc khi về nước?

ĐÒI HỎI MỨC LƯƠNG CAO, TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KHÔNG VƯỢT TRỘI SO VỚI NGƯỜI ĐƯỢC ĐÀO TẠO TRONG NƯỚC, CHUYÊN NGÀNH HỌC KHÔNG PHÙ HỢP... LÀ NHỮNG LÝ DO KHIẾN NHIỀU DU HỌC SINH KHÓ TÌM VIỆC LÀM KHI VỀ NƯỚC.

Lý giải tình trạng nhiều du học sinh về nước khó xin việc, một nhà tuyển dụng ở TP HCM cho biết, hàng năm có khá nhiều du học sinh xin vào công ty ông, tuy nhiên số lượng nhận vào rất ít. Trừ một số chưa đáp ứng công việc, phần đa không chấp nhận làm việc vì yêu cầu mức lương quá cao. "Dù chưa có kinh nghiệm nhưng nhiều du học sinh yêu cầu lương khởi điểm trên 10 triệu đồng một tháng. Trong khi đó mức chi trả lương của thị trường lao động Việt Nam cho người mới ra trường nói chung đều nằm dưới ngưỡng này", ông nói.
Qua tiếp xúc với nhiều du học sinh, nhà tuyển dụng này cho biết nhiều bạn khi về nước thường cho rằng mình giỏi hơn sinh viên trong nước và hiển nhiên phải có mức thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, ngoài những bạn xuất sắc được các trường đại học lớn trên thế giới cấp học bổng 100% thì phần lớn sinh viên du học chỉ có điểm mạnh về ngoại ngữ, trình độ chuyên môn không vượt trội so với những bạn được đào tạo trong nước. Nhiều học sinh con nhà giàu có, thậm chí không đậu đại học ở Việt Nam, đã chọn du học để có tấm bằng.
Một lý do quan trọng khác là nhiều ngành như Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ, Xã hội học... đang được nhiều học sinh theo học ở nước ngoài, trong khi nhu cầu lao động những ngành này ở trong nước không nhiều. Còn một số ngành khó như bác sĩ, chế tạo máy, kỹ thuật lại không mấy người học được nên việc du học về khó xin việc ở Việt Nam là chuyện đương nhiên.
"Mức lương khởi điểm không nói lên được điều gì, nếu bạn thực sự có năng lực thì chắc chắn sẽ có cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân", ông này chia sẻ.
Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng cơ hội việc làm giữa du học sinh và sinh viên trong nước là ngang nhau. Ảnh minh họa
Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng cơ hội việc làm giữa du học sinh và sinh viên trong nước là ngang nhau. Ảnh minh họa
Mức lương không phụ thuộc vào bằng trong hay ngoài nước
Là nhà tuyển dụng của Công ty tư vấn xây dựng Artchetype Group - chi nhánh Myanmar, anh David Nam cho biết phần lớn du học sinh khi học ở nước ngoài về thường cho rằng tấm bằng của mình hơn hẳn các bạn trong nước và yêu cầu mức lương cao. Trong khi đó không phải tất cả người du học về đều giỏi và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong nước. 
Theo anh Nam, nhà tuyển dụng thường không nhìn vào tấm bằng mà đánh giá lao động qua năng lực thật sự khi làm việc. Với họ, ai có năng lực và trách nhiệm trong công việc sẽ được hưởng lương, phúc lợi cao và ngược lại. Hiện không có công ty nào đề ra quy định hay điều lệ yêu cầu lao động học ở đâu và cũng không có chính sách trả lương cao hơn so với mặt bằng chung cho du học sinh.
"Không ai chi trả cho các bạn một khoản khổng lồ nếu các bạn chỉ có tấm bằng tốt nghiệp từ nước ngoài và nói suông", anh Nam nói và cho biết chi nhánh công ty ở Myanmar mỗi năm nhận vào khoảng 20-30 nhân sự là du học sinh Myanmar đi học ở nước ngoài về. Nhưng khác với du học sinh Việt Nam, người Myanmar có tư tưởng rất thoáng, họ không nhìn vào việc đã đầu tư bao nhiêu tiền du học để đặt gánh nặng lên mức thu nhập của mình khi về nước.
Là du học sinh đi theo diện tự túc, tốt nghiệp đại học, Minh Tuấn ở lại làm việc tại châu Âu và hiện có cuộc sống ổn định. Anh Tuấn cho rằng nhiều du học sinh đang "ảo tưởng sức mạnh của mình". Sự khác biệt giữa học ở nước ngoài và Việt Nam là điều kiện trường lớp, cơ sở vật chất và cách giảng dạy. Mức lương lao động của Việt Nam và nước ngoài cũng khác biệt. 
"Nhiều du học sinh thường chê mức lương ở Việt Nam và cho rằng sau tốt nghiệp có thể xin được việc ở nước ngoài với mức lương tính bằng nghìn đôla, nhưng thật ra mức đó không đủ để xoay sở cho cuộc sống ở nước ngoài. Do vậy thu nhập còn phụ thuộc vào mức sống ở mỗi nước, không thể so sánh ngang bằng được", anh Tuấn lý giải. 
Theo cựu du học sinh này, nhiều bạn trẻ học ở Việt Nam nhưng có năng lực, năng động vẫn hoàn toàn xin được vào làm việc ở những tập đoàn lớn, công ty đa quốc gia với mức lương hấp dẫn. "Do vậy học ở đâu không quan trọng, đừng so sánh việc mình đi du học về để đặt nặng vấn đề thu nhập với nhà tuyển dụng", anh Tuấn nhắn nhủ các du học sinh. 

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

12 mục tiêu quan trọng nhất ai cũng nên biết để luôn thành công trong năm mới

Mục tiêu ở đây không phải là thay đổi công việc mà có thể là hứng khởi mới trong công việc cũ hay thử nghiệm mình ở một vị trí làm việc mới, lĩnh vực mới,... Có mục tiêu, có kế hoạch sẽ giúp bạn gặt hái được nhiều thành công hơn trong năm mới.
Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có những bước điều chỉnh cuộc sống và công việc để có năm mới suôn sẻ, thuận lợi, mọi việc "vạn sự như ý".
Đánh giá lại công việc 
Năm cũ qua đi, một vài câu hỏi bạn cần đặt ra và trả lời đó là: Bạn có dùng hết khả năng của mình cho công việc hiện tại không? Công việc đó có đảm bảo thu nhập cho bạn không? Công việc hiện tại đã thỏa mãn được mong muốn của bạn? Những câu hỏi này giúp bạn đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công việc.
Nếu phần lớn câu trả lời là có, điều đó thật tuyệt. Nhưng nếu có nhiều câu trả lời là không và chưa thấy yêu thích công việc hiện tại, một là bạn nên xem xét lại cách làm việc của mình cho phù hợp, hai là nên suy nghĩ tới một công việc mới phù hợp hơn.
Đánh giá lại và cải thiện bản thân
12 mục tiêu quan trọng nhất ai cũng nên biết để luôn thành công trong năm mới
Nhìn nhận lại bản thân một cách khách quan, đánh giá những điều làm được và chưa làm được của năm cũ. Những bài học từ sai lầm của năm cũ sẽ giúp bạn luôn sáng suốt trong năm mới. Hãy khích lệ bản thân khi nhìn vào những điều đã làm được. Và không quên nhìn nhận lại những điều chưa làm được. Nhìn thẳng và thật vào những sai lầm, thất bại sẽ giúp bạn rút ra được bài học bổ ích!
Ngoài ra, bạn cũng nên đánh giá được thế mạnh và điểm yếu của mình. Bạn đang yếu ở điểm nào thì hãy cố gắng khắc phục, nâng cao khả năng bản thân. Có như vậy, bạn mới không bỏ lỡ cơ hội. Các khóa học online hay một lớp tập môn thể thao yêu thích sẽ giúp bạn giảm căng thẳng trong công việc.
Thay đổi mình
Điều đầu tiên bạn cần thay đổi mình đó là sắp xếp lại công việc cho hợp lý. Năm cũ bạn là người tham công tiếc việc, luôn chìm ngập trong công việc, trách nhiệm thì hãy thay đổi trong năm mới. Sự cố gắng quá mức sẽ khiến bạn quá tải, mệt mỏi và mất dần năng lượng. Hãy về nhà sớm hơn 30 phút hay dành cho mình 1 ngày trong tuần nói "không" với công việc. Sự thay đổi dù là nhỏ nhưng chắc chắn bạn sẽ thấy cuộc sống, công việc sẽ dễ chịu hơn năm cũ rất nhiều.
Đọc sách nhiều hơn
Sách là nguồn tài nguyên vô tận. Bạn hãy dành một chút thời gian mỗi ngày để đọc sách ngoài thời gian nghiên cứu tài liệu liên quan đến công việc. Đọc sách vừa giúp bạn tiếp thu kiến thức vừa là cách giải trí, thư giãn hữu ích. Đặc biệt với những người đi làm bằng phương tiện công cộng, hãy luôn để một quyển sách trong túi và tận dụng thời gian để đọc sách.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là kĩ năng tối quan trọng với mọi nghề nghiệp, công việc, giúp bạn thiết lập mối quan hệ với đồng nghiệp, sếp hay khách hàng. Kỹ năng giao tiếp sẽ tỉ lệ thuận với cơ hội cũng như thành công của bạn trong năm mới. Chính vì vậy, đừng bỏ qua việc trau dồi nó hàng ngày nhé!
Trau dồi kĩ năng
Có những kĩ năng tốt sẽ giúp bạn làm việc có hiệu quả cao, ghi điểm với đồng nghiệp và lãnh đạo. Đặc biệt, khi bạn cảm thấy công việc hiện tại phù hợp với mình, hãy cố gắng học hỏi hơn nữa từ sếp, đối tác hay các khóa học nghiệp vụ. Một nền tảng kỹ năng vững chắc sẽ giúp bạn làm việc gì cũng dễ dàng.
Nói chuyện với sếp
Lãnh đạo là người nắm rõ điểm mạnh điểm yếu của bạn nhất. Chính vì vậy, thay vì ngồi tự đánh giá, bạn có thể hẹn gặp sếp để nói chuyện về những kỹ năng hay cách giải quyết khó khăn trong công việc để bạn có thể hoàn thiện mình hơn. Một người sếp tốt sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích đấy!
Lập mục tiêu cụ thể
Vạch cho mình một vài mục tiêu nghề nghiệp để phấn đấu trong năm mới, sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên, theo mức độ đòi hỏi cao thấp. Làm việc có mục tiêu sẽ giúp bạn gặt hái được nhiều thành công hơn. Nhưng hãy nhớ, từng mục tiêu bạn đặt ra phải thật cụ thể và thực tế.
12 mục tiêu quan trọng nhất ai cũng nên biết để luôn thành công trong năm mới
Xây dựng thái độ tích cực cho năm mới
Tinh thần lạc quan luôn cần thiết với mỗi người trong mọi hoàn cảnh. Những bất lợi của năm cũ đã qua đi, hãy nạp thêm cho mình năng lượng trong năm mới. Xây dựng và duy trì thái độ tích cực là yếu tố quan trọng để bạn gặt hái được nhiều thành công trong công việc cũng như cuộc sống trong năm mới.
Mở rộng mối quan hệ
"Ông vua" ngành sắt thép Mỹ - Andrew Carnegie cho rằng "Thành công của các chuyên gia 15% là nhờ tri thức, còn lại 85% là ở các mối quan hệ". Mọi việc bạn làm sẽ không đạt kết quả cao nếu không có các mối quan hệ vững chắc. Tạo dựng một mối quan hệ tốt và xây dựng nó trở nên vững chắc ở trong và ngoài công sở sẽ giúp bạn thăng tiến trong nghề nghiệp đồng thời tạo ra môi trường làm việc tích cực cho bạn.
Tham gia các khoá huấn luyện thể thao
Nếu công việc của bạn đòi hỏi ngoại hình hay giao tiếp thì việc tham gia các khóa huấn luyện thể thao sẽ vô cùng hữu ích. Việc rèn luyện thân thể vừa giúp bạn có ngoại hình hấp dẫn vừa có thêm sức khỏe để làm việc.
Lên kế hoạch cho những kỳ nghỉ trong năm
Bạn sẽ làm việc chăm chỉ trong suốt thời gian dài, vậy không có lý do gì bạn không tự thưởng cho mình hay cả gia đình một kỳ nghỉ tuyệt vời. Chuyến du lịch dù nhỏ sẽ giúp bạn nạp thêm năng lượng, thoát khỏi tình trạng mệt mỏi, kiệt sức. 



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Tôi trưởng thành hơn trong sự nghiệp từ những điều nhỏ nhất

Có người đã dạy tôi rằng: “Hãy tỉnh táo và đủ chín chắn để lựa chọn công việc đầu tiên của mình, vì sự mở màn này có ý nghĩa rất lớn trong việc định hướng cho sự nghiệp cả đời của bạn”. Giờ thì tôi đã hiểu, sự khởi đầu đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời tôi cho đến thời điểm này.
Tôi 28 tuổi, hiện đang làm biên tập viên cho một tạp chí về làm đẹp. Công việc đến thời điểm này có thể tạm gọi là ổn định với mức thu nhập tương đối. Nhưng để có ngày hôm nay, tôi đã phải vất vả lăn lộn với đủ các vị trí trong những môi trường vô cùng khắc nghiệt. Nhiều khi nghĩ lại, tôi phải cảm ơn vì nhờ cũng những thử thách đó tôi mới có thể trưởng thành được như bây giờ.
Ngày mới ra trường, tôi lao đao với hàng tá hồ sơ xin việc, không bỏ qua bất cứ cơ hội “săn việc” nào trên các trang web tuyển dụng. Suốt mấy tháng trời lao tâm khổ tứ, chạy sô với lịch phỏng vấn dày đặc.Thế nhưng đáp lại tôi toàn là sự từ chối lạnh lùng từ phía nhà tuyển dụng với lý do “thiếu kinh nghiệm”. “Ô hay, sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm. Nếu không cho người ta cơ hội thử sức thì có lẽ phận sinh viên như chúng tôi mãi mãi chẳng bao giờ thoát khỏi cái án “rỗng kinh nghiệm” như họ nói”.
Tôi trưởng thành hơn trong sự nghiệp từ những điều nhỏ nhất
Tận dụng tất cả các mối quan hệ từ các anh chị khóa trên, cuối cùng tôi cũng xin được một công việc nhàng nhàng, gọi là có sự khởi đầu để tích lũy kinh nghiệm: “nhân viên kinh doanh cho một trung tâm đào tạo ngoại ngữ”. Nếu được hỏi cảm xúc của tôi trong mấy ngày đầu thử việc, tôi phải nói đó là sự sợ hãi, chán nản và muốn từ bỏ ngay lập tức. Tôi sợ gặp những khách hàng khó tính, sợ phải tư vấn hết hơi nhưng cuối cùng vẫn bị họ từ chối, sợ áp lực doanh số, mà với người non kinh nghiệm không kiếm được khách hàng như tôi sẽ chẳng khác nào làm việc không lương cả tháng.
Môi trường làm việc quá khắt khe, sếp lại hay soi kể cả những điều nhỏ nhặt nhất. Cộng thêm tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” làm tôi thấy như mình đang bị cô lập. Có những hôm quá mệt mỏi, tôi đã phạm phải điều cấm kỵ nhất đối với một nhân viên thử việc: tự ý nghỉ việc. Ngay sau đó, tôi được sếp gọi riêng và phủ đầu ngay. Tâm lý chung của số đông sinh viên mới ra trường là chỉ cần được học việc, lương thưởng chỉ là thứ yếu. Nhưng với một đứa như tôi thì cuộc sống không thể thiếu tiền cho những chi tiêu tối thiểu ở thành phố. Dù cảm thấy công việc không khả thi, nhưng vì phải có cho được kinh nghiệm. Tôi vẫn quyết đi đến cùng. Ngoài ra còn tranh thủ làm thêm buổi tối để kiếm thêm thu nhập.
Dần dần, tôi đã biết biến những thử thách thành cơ hội cho mình. Môi trường khắc nghiệt đã giúp tôi học thêm được rất nhiều điều bổ ích. Tôi thấy yêu công việc của mình, mỗi sự vất vả đều dạy tôi thêm những bài học mới.
Tôi học được sự kiên nhẫn
Tôi kiên nhẫn nghe những lời chỉ bảo của sếp mà không dám bật lại nửa lời. Dù trong lòng thừa hiểu đó là một người soi mói đến từng chân tơ kẽ tóc của nhân viên. Kế hoạch này bị từ chối, tôi tiếp tục trình lên những giải pháp mới. Cuối cùng với sự cố gắng hết mình, tôi cũng được cấp trên đánh giá tốt. Doanh số bán hàng của tôi dù không bằng phân nửa anh chị nhân sự cũ nhưng đã có sự vượt bậc so với thời gian mới bắt đầu.
Tôi biết cách lắng nghe người khác
Khi gặp gỡ khách hàng, tôi biết cách lắng nghe những ý kiến của họ, dù cho đó là có thể là những tâm sự chẳng hề liên quan đến công việc. Nhưng qua đó, tôi có cơ hội hiểu thêm về họ, biến họ trở thành khách hàng tiềm năng của mình.
Một chị đồng nghiệp ma cũ có thói quen lên lớp lính mới, tôi vẫn nghe tất cả sự dạy bảo khắt khe của họ giúp tôi hoàn thiện bản thân hơn trong công việc cũng như chiến lược áp dụng với khách hàng.
Biết bảo vệ ý tưởng của mình
Nếu người khác đúng, tôi sẵn sàng phục tùng họ. Nhưng nếu quan điểm của tôi là đúng nhưng vẫn bị dìm, tôi sẽ bảo vệ đến cùng. Tôi quan niệm, mỗi ý tưởng đưa ra chính là đứa con tinh thần mà mình ấp ủ suốt một quá trình. Cách tham khảo ý kiến của những người đi trước, và vận dụng một cách khéo léo để người khác thừa nhận và vui vẻ hợp tác.
Gắn bó với công việc đó được 1 năm, khi đã trang bị cho mình những hành trang tốt nhất, tôi chủ động xin nghỉ để tìm cho mình những cơ hội mới. Hiện tại, tôi đang giữ vị trí biên tập viên cho một tạp chí làm đẹp. Công việc cho tôi nhiều hứng thú và đam mê. Tôi thật sự phải cảm ơn môi trường làm việc đầu tiên đã giúp tôi trưởng thành và học hỏi được rất nhiều. Đó chính là nền tảng giúp tôi định hướng được con đường sự nghiệp trong tương lai của mình/.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Chất lượng nguồn nhân lực vẫn là điều lo ngại lớn

nang suat, chat luong, nguon nhan luc, thong ke

“Chất lượng nguồn nhân lực vẫn là điều lo ngại lớn, dẫn đến năng suất lao động thấp, làm cho hiệu quả và sức cạnh tranh của toàn nền kinh tế bị hạn chế”, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho hay.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 79,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.657 USD/lao động). Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2015 ước tính tăng 6,4% so với năm 2014.
Ông Lâm nói thêm, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm. Bình quân giai đoạn 2006 - 2015 tăng 3,9%/năm. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 tăng 3,4%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 tăng 4,2%/năm.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho rằng, năng suất lao động năm 2015 tăng 23,6% so với năm 2010, tuy thấp hơn so với mục tiêu đề ra là tăng 29% - 32%, nhưng tốc độ tăng năng suất lao động thời kỳ này cao hơn thời kỳ 2006 - 2010, góp phần thu hẹp dần khoảng cách tương đối so với năng suất lao động của các nước ASEAN.
Nếu tính theo sức mua tương đương 2005 (PPP), năng suất lao động của Singapore năm 1994 gấp 29,2 lần năng suất lao động của Việt Nam thì đến năm 2013, khoảng cách này chỉ còn gấp 18 lần.
Tương tự, khoảng cách giữa năng suất lao động của Malaysia và Việt Nam giảm từ 10,6 lần xuống 6,6 lần; Thái Lan từ 4,6 lần xuống 2,7 lần; Philippines từ 3,1 lần xuống 1,8 lần; Indonesia từ 2,9 lần xuống còn 1,8 lần…
Tuy nhiên, năng suất lao động của nước ta hiện nay vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và không đồng đều giữa các ngành và lĩnh vực. Khoảng cách tương đối về năng suất lao động tuy đã giảm đáng kể, nhưng khoảng cách tuyệt đối (chênh lệch mức năng suất lao động) giữa Việt Nam với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia lại gia tăng.
Theo ông Lâm, nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong khi năng suất lao động ngành nông nghiệp ở nước ta còn thấp.
Bên cạnh đó, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động chưa đáp ứng yêu cầu. Trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập, tăng trưởng chủ yếu dựa vào đóng góp của yếu tố vốn và lao động, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) còn thấp.
Ngoài ra, còn một số “điểm nghẽn” và “rào cản” về cải cách thể chế và thủ tục hành chính chưa được khắc phục.
Đồng thời, ông Nguyễn Bích Lâm cũng nhìn nhận rằng, nhìn chung, triển vọng của kinh tế nước ta trong những năm tới có nhiều yếu tố tích cực nhưng các ngành, các cấp và các địa phương phải nhận thức đúng và đủ những khó khăn, thách thức trên chặng đường phía trước để kịp thời có giải pháp khắc phục, vượt qua.
“Đồng thời, phải chủ động tận dụng cơ hội nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, tạo đà phát triển mạnh cho những năm tiếp theo”, ông Nguyễn Bích Lâm cho hay.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Giới trẻ thất nghiệp ngày càng nhiều

ty le that nghiep
Ảnh minh họa

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tại thời điểm cuối tháng 12.2015, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 54,61 triệu người, tăng 185.000 người so với cùng thời điểm năm 2014.

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 ước tính 52,9 triệu người, tăng 142.000 người so với năm 2014, trong đó lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 44,3%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,9%, khu vực dịch vụ chiếm 32,8%.
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo năm 2015 ước tính đạt 21,9%, cao hơn mức 19,6% của năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động nói chung được ước tính ở mức 2,31%, trong đó khu vực thành thị là 3,29%; khu vực nông thôn là 1,83%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở độ tuổi từ 15 - 24  tăng lên 6,85%, cao hơn 0,55% so với năm 2014. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên là 1,27%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2015 tăng ở mức 1,82%.
Nhận định về nguyên nhân khiến tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao, bà Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học lao động và Xã hội cho biết: “Nguyên do đây là thời điểm sinh viên ra trường. Con số trên cho thấy mặt tốt của đào tạo tuyển sinh nhưng lại là sức ép của thị trường lao động khi lực lượng trên ra trường không thích nghi được để tìm việc làm".
Cũng theo báo cáo, năng suất lao động xã hội toàn nền kinh tế năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 79,3 triệu đồng/lao động, tương đương 3.657 USD/lao động. Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm nay ước tính tăng 6,4% so với năm 2014.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Muốn phục vụ được khách VIP, nhân viên ngân hàng cũng phải... "Vip"

ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT CHUYÊN VIÊN QUAN HỆ KHÁCH HÀNG CAO CẤP TẠI CÁC NGÂN HÀNG LÀ ĐIỀU KHÔNG DỄ BỞI CÔNG VIỆC NÀY KHÁ KÉN NGƯỜI, PHẢI CÓ TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG TỐT, ĐIỀU MÀ KHÔNG PHẢI NHÂN VIÊN NÀO CŨNG CÓ.

Muốn phục vụ được khách VIP, nhân viên ngân hàng cũng phải... "Vip"

Dịch vụ ngân hàng cao cấp đã được các ngân hàng nước ngoài triển khai tại Việt Nam từ năm 2009. Cuộc đua giành thị phần ở phân khúc khách hàng có thu nhập cao này càng trở nên sôi động khi các ngân hàng thương mại trong nước đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ tiến sâu vào sân chơi tiềm năng này.
Với các ngân hàng, bên cạnh các chương trình, ưu đãi đặc biệt cho khách hàng ưu tiên (VIP) thì đội ngũ nhân sự phục vụ đối tượng khách hàng này cũng là một mấu chốt quan trọng trong việc duy trì, tăng trưởng số lượng cũng như doanh số giao dịch của khách hàng VIP.
Phục vụ khách VIP, nhân viên cũng phải VIP
Mỗi khách hàng ưu tiên sẽ được phục vụ và chăm sóc bởi một chuyên viên quan hệ khách hàng ưu tiên (SRM) là những người giàu kinh nghiệm, kỹ năng xử lý công việc tốt nhất.
Tiêu chuẩn nhân sự phục vụ nhóm khách hàng VIP của nhiều ngân hàng là rất cao, từ cấp quản lý cho đến chuyên viên khách hàng. Đầu tiên các nhân sự này phải tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín trong và ngoài nước với thành tích tốt. Tiếp đó là yêu cầu nghiệp vụ, đòi hỏi nhân sự phải có kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng, tư vấn, quản lý tài chính cá nhân tốt.
Ngoài ra, nhóm nhân sự này cũng cần có hình thức ưa nhìn, khéo léo, có kỹ năng giao tiếp và thuyết phục tốt, đặc biệt là khả năng xử lý tình huống tinh tế, linh hoạt.
Bên cạnh đó, kiến thức cũng phải rộng và nhanh nhạy. Những khách hàng thành đạt, mảng kiến thức xã hội của họ cũng tương đối lớn, từ đó qua những cuộc trao đổi với nhân viên ngân hàng họ sẽ có rất nhiều khía cạnh để nói. Để lấy được sự tin tưởng cũng như làm việc lâu dài thì ngoài việc nắm chắc nghiệp vụ, sản phẩm ngân hàng tốt, một chuyên viên quan hệ khách hàng cao cấp cần có kiến thức xã hội đủ rộng.
Ví dụ như khách hàng nói rằng họ đang quan tâm lĩnh vực bất động sản, chứng khoán hay đầu tư vào một doanh nghiệp,…thì nhân viên ngân hàng cũng cần có lượng kiến thức đủ để nói chuyện được với khách hàng. Từ việc tìm hiểu các nhu cầu tài chính thường nhật của khách hàng cho đến việc tư vấn các thông tin chuyên sâu về thị trường/ đầu tư để giúp khách hàng đưa ra các quyết định tài chính thông minh một cách dễ dàng và sáng suốt nhằm tối đa lợi ích và lợi nhuận cho khách hàng.
Hơn nữa, họ cũng cần một chút “sành điệu” tức là có trải nghiệm hoặc am hiểu các dịch vụ cao cấp. Hầu hết khách VIP nào cũng có mức sống cao, nghỉ dưỡng ở những resort, spa sang trọng, gu thẩm mỹ cao, đam mê các môn thể thao đẳng cấp...Bắt nguồn từ nhu cầu sử dụng các dịch vụ xa xỉ như vậy đòi hỏi các nhân viên ngân hàng phải biết cách tư vấn và có “tầm” nhất định tạo nên sự chuyên nghiệp.
Rõ ràng, phục vụ phân khúc khách hàng cao cấp, nhân viên cũng phải “cao cấp”, có tố chất và kỹ năng tốt, điều mà không phải nhân viên nào cũng có. Với các yêu cầu khắt khe như vậy, các ngân hàng đều dành riêng chế độ đãi ngộ cũng như môi trường làm việc tốt hơn hẳn các nhóm nhân sự khác.
Xây dựng “thương hiệu cá nhân”
Chị Nguyễn Hoàng Ngân, chuyên viên khách hàng cao cấp của ngân hàng TPBank cho biết, công việc này khá áp lực đòi hỏi sự chỉn chu và chính xác. Mỗi nhân viên như chị sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc trực tiếp một danh sách khách hàng nên phải bí mật hoàn toàn các thông tin và các giao dịch cá nhân, đồng thời tiến hành giao dịch với khách hàng ngay khi đến giao dịch, không để khách ngồi chờ lâu mà không có sự quan tâm chăm sóc.
“Sẽ không bao giờ có chuyện khách hàng đến mà nhân viên không biết. Nhân viên phải trực tiếp ra chào đón khách. Ngân hàng có một không gian riêng dành cho khách hàng VIP. Trong phòng này, khách hàng không cần chờ đợi và được ưu tiên thực hiện các dịch vụ. Tại đây, khách có thể trò chuyện, giao dịch và uống trà, cà phê, nghe nhạc và đón nhận sự tiếp đón nhiệt tình của nhân viên. Trong khi đó, mọi giao dịch của khách hàng phải được đảm bảo thực hiện một cách thông suốt với sự chính xác cao nhất”, chị Ngân chia sẻ.
Còn theo kinh nghiệm nhiều năm trong nghề của chị Ngọc Anh, một chuyên viên thuộc Trung tâm khách hàng ưu tiên của VPBank (Gold Club), kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên là phải biết cách làm hài lòng khách hàng.
“Khách hàng là trọng tâm, khách hàng luôn đúng, đặc biệt là khách hàng ưu tiên thì phải coi họ trên cả thượng đế”, chị Ngọc Anh nhấn mạnh.
Một yếu tố quan trọng khác khi làm việc với các khách hàng VIP, nhân viên ngân hàng phải đúng hẹn. Vì công việc bận rộn, thời gian của họ thông báo thường khá gấp, ví dụ khoảng 30 phút nữa khách hàng sẽ đến ngân hàng hoặc hẹn gặp nhân viên ở chỗ này. Vì vậy, nhân viên phải hết sức đúng giờ, chuẩn bị các tài liệu cần thiết nếu không họ sẽ đi mất, thậm chí chuyển sang ngân hàng khác.
Tuy nhiên, bù lại vị trí quan hệ khách hàng ưu tiên đỡ áp lực hơn một số vị trí khác từ văn hóa ứng xử của khách hàng.
Khách hàng VIP đều là những người có tiền, có học vấn, thành đạt và lịch sự chính vì vậy việc hiểu và thông cảm với các nhân viên cũng cao hơn. Nhân viên ngân hàng sẽ tránh bị tổn thương, tránh tình cảnh bị khách hàng mắng té tát như một số trường hợp đã xảy ra tại quầy giao dịch phổ thông ở nhiều ngân hàng.
Theo chia sẻ của chị Ngọc Anh, chị cũng chưa gặp phải trường hợp khách hàng nào khiến chị phải chán nản và không muốn làm vị trí này nữa. Cách mà họ nói luôn làm cho nhân viên cảm thấy mình cần phải cố gắng hơn.
Chị cho biết thêm để thực sự làm tốt công việc này, mỗi chuyên viên dịch vụ khách hàng ưu tiên phải làm thế nào vừa phục vụ khách hàng như những thượng đế mà còn tạo cảm giác thân thiện, biến khách hàng thành bạn.
Vào những ngày lễ Tết, dịp đặc biệt, mọi món quà tri ân gửi tới khách hàng cũng đòi hỏi nhân viên phải sáng tạo, “đánh trúng” vào tâm lý của từng khách hàng. Để làm được điều này, mỗi nhân viên phải đồng hành, thân thiện, trau chuốt đến từng chi tiết, đòi hỏi một trí tưởng tượng và phải thể hiện được tính cá nhân hóa, phù hợp và hàm ý trong món quà yếu tố cảm xúc cùng những trải nghiệm tâm đắc, giàu ý nghĩa từ quà tặng. Xây dựng được thương hiệu cá nhân để giữ chân khách hàng là điều không phải dễ, tức là làm thế nào để khi có việc gì liên quan đến tài chính ngân hàng, khách hàng sẽ nhấc điện thoại lên gọi đến nhân viên này đầu tiên.
Ngoài các tố chất cần có, các chuyên viên quan hệ khách hàng cao cấp thường xuyên trải qua các buổi đào tạo tìm hiểu về các sản phẩm mới và rèn luyện thêm các kỹ năng. Mỗi ngân hàng đều có trung tâm đào tạo và tổ chức các buổi đào tạo kỹ năng hàng tuần cho nhân viên để bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như cải tiến gia tăng chất lượng dịch vụ.
Hiện nay, một số ngân hàng như Techcombank, Vietinbank, MB, Sacombank, TPBank, VPBank,… đều đang đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng cao cấp, cạnh tranh thị phần với các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam như HSBC, CitiBank, ANZ, Standard Chartered. Đây là một mảng dịch vụ hứa hẹn mang lại lợi ích đa chiều cho ngân hàng cho nên dịch vụ này chắc chắn sẽ bùng nổ trong tương lai gần. Chính vì vậy, đầu tư vào nguồn nhân lực cũng là một trong những chiến lược khôn ngoan để lôi kéo các khách hàng giàu có này, là sợi dây vô hình gắn kết ngân hàng và khách hàng VIP trong mối quan hệ là những đối tác tin cậy, hiểu biết lẫn nhau.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317


5 sự thật ít biết về tiền bạc

RẤT NHIỀU NGƯỜI CHO RẰNG ĐIỀU QUAN TRỌNG KHÔNG PHẢI LÀ BẠN KIẾM ĐƯỢC BAO NHIÊU TIỀN, MÀ LÀ GIỮ LẠI ĐƯỢC CHỪNG NÀO.

5 sự thật ít biết về tiền bạc
Tiết kiệm thu nhập là cách cơ bản để giàu có. Ảnh: Reuters.
Việc này cần kinh nghiệm, thói quen tốt và cả trí tuệ nữa. "Nếu không có trí tuệ, người cầm vàng sẽ nhanh chóng bị mất chúng thôi. Nhưng nếu có trí tuệ, vàng có thể về tay những người không có", George S. Clason cho biết trong cuốn sách tài chính cá nhân kinh điển năm 1926 - "Người giàu nhất thành Babylon".
Ngoài việc hé lộ những bí mật để gây dựng của cải, Clason còn ghi rõ 5 quy luật của tiền tệ mà nếu nắm vững, bất kỳ ai cũng có thể trở thành người giàu.
1. Tiền bạc sẽ đến với những người biết tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập
Hãy làm giàu bằng cách trả tiền cho bản thân mình trước. Nếu muốn giàu có, hãy dành ra tối thiểu 10% thu nhập để tiết kiệm.
Tiền sẽ đến ngày càng nhiều với bất kỳ ai dành ra không dưới 10% thu nhập để tạo ra tài sản cho tương lai của anh ta và chính gia đình anh. Số tiền tôi tiết kiệm được sẽ đẻ ra nhiều hơn. Của anh cũng vậy. Rồi tiền mới lại sinh ra nhiều nữa. Đây chính là quy tắc thứ nhất.
2. Số tiền tiết kiệm và đầu tư sẽ giúp bạn ngày càng kiếm được nhiều nữa
Khi bạn quyết tâm dành tiền để tiết kiệm, số tiền đó sẽ như quả cầu tuyết vậy, càng lăn càng to. Tiền là người làm công cần mẫn và rất nhiệt tình nhất đối với những người chủ khôn ngoan biết nhận ra khả năng sinh lợi và phát triển của nó. Nó sẽ còn nhân lên nhiều lần khi cơ hội xuất hiện.
Luật này có thể giải thích bằng lãi gộp. Tức là lãi mới được tính trên tiền gốc cộng với lãi cũ. Với thói quen tiết kiệm và cam kết trong dài hạn, lãi gộp thực sự có thể giúp bạn trở thành triệu phú.
3. Luôn thận trọng khi tăng tài sản cho bản thân
Tiền luôn luôn trung thành và đem lại lợi nhuận cho những người chủ thận trọng đầu tư theo lời khuyên của những người khôn ngoan. Những người này sẽ sớm học được cách không để tài sản của mình vào tình thế nguy hiểm. Thay vào đó, họ sẽ giữ chúng an toàn và tận hưởng thành quả mà hành động của mình mang lại.
Clason đã nói câu này cách đây 90 năm. Nhưng kể cả trong thế giới hiện đại ngày nay, những nhà đâu tư thành công nhất cũng là những người chẳng bao giờ bỏ mặc tiền của mình.
4. Chỉ đầu tư vào những gì có khả năng làm tăng tài sản
Mức lương khủng không đảm bảo bạn sẽ giàu có. Nó chỉ là một con số, và nếu tiền mặt đằng sau con số đó không được quản lý thận trọng và đúng đắn, nó có thể bốc hơi chỉ trong nháy mắt.
Những người chủ ít kinh nghiệm chỉ tin tưởng ý kiến của bản thân và đầu tư vào những ngành kinh doanh hoặc những mục tiêu không quen thuộc thường sẽ nhận ra quan điểm của bản thân là không hoàn hảo. Và họ sẽ phải dùng tài sản để trả giá cho sự thiếu kinh nghiệm này.
Huyền thoại đầu tư Warren Buffett cũng từng nói: "Hãy đổ tiền vào một công ty mà bạn muốn sở hữu, chứ không phải vì muốn đẩy giá cổ phiếu của họ lên". Nói cách khác, nếu chọn cổ phiếu, hãy nghiên cứu và đầu tư vào một công ty (hoặc quỹ) mà bạn cảm thấy tự tin.
5. Bạn sẽ không thể giàu lên nhanh chóng
Quy tắc vàng của đầu tư và tích lũy tài sản là phải nghĩ dài hạn và đừng ôm tư tưởng "làm giàu nhanh". Clason cho rằng dùng tiền để kiếm lợi một cách phi pháp hoặc làm theo những lời khuyên không đúng, lừa đảo hay phó thác nó cho những kinh nghiệm yếu kém thì rất dễ thất bại và mất sạch. Rủi ro luôn tồn tại sau mọi kế hoạch làm giàu nhanh.
Dĩ nhiên, quy luật này ngày nay vẫn còn đúng. Như Buffett từng nói: "Làm giàu từ từ rất dễ. Nhưng giàu nhanh thì rất khó".


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Người Campuchia, Philippines... sẽ tràn vào Việt Nam xin việc?

Nhiều người Campuchia đang nộp hồ sơ xin việc tại Việt Nam, trong khi số người Việt có bằng cấp thất nghiệp tăng cao.

 
   
“Với việc tự do di chuyển lao động khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, các công ty Việt tất nhiên sẽ dễ dàng đón nhận lao động từ các nước như Philippines, Indonesia, Singapore…” - bà Nguyễn Thị Việt Thanh, Giám đốc điều hành Anphabe, nhà tuyển dụng nhân sự cảnh báo.
Theo đó từ ngày 1-1-2016, AEC chính thức hình thành, trước mắt sẽ có tám ngành nghề lao động như kế toán, kiến trúc sư, bác sĩ, nha sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch trong khu vực ASEAN được tự do di chuyển. Như vậy, các công ty Việt có thể thoải mái đón nhận nhân viên từ các quốc gia khác. Điều này cũng có nghĩa nguy cơ thất nghiệp của người Việt gia tăng.
Nhiều ứng viên Campuchia rất có khả năng
Ông Robert Trần, Tổng Giám đốc Tập đoàn tư vấn chiến lược Robenny (Canada), cho hay hiện tại công ty đang tiếp nhận rất nhiều hồ sơ nhân sự cao cấp từ Campuchia xin vào Việt Nam làm việc. Phần lớn họ là những người có trình độ, nói tiếng Anh, tiếng bản địa và tiếng Việt tốt.
“Thị trường việc làm tại Việt Nam cao gấp 10 lần Campuchia, vì vậy họ coi đây là cơ hội tốt để tìm kiếm việc làm” - ông Robert nhìn nhận.
Một số doanh nghiệp khác cũng cho hay đã quan tâm hơn đến nguồn nhân lực từ các quốc gia láng giềng, nhất là của Philippines. Lý do người Philippines thường làm việc chăm chỉ, có tính kỷ luật cao và thân thiện.
Giám đốc một công ty cổ phần dẫn chứng hiện có một số nhân viên người Philippines đang làm việc trong công ty. Ở cùng một vị trí, dù họ được trả lương không cao hơn người Việt nhưng năng suất làm việc lại cao hơn.
Ông Sonny Sơn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tư vấn và quản lý khách sạn Khôn Ngoan, kể dù tuyển được manager là người Việt cho resort năm sao với trình độ chuyên môn ẩm thực quốc tế. Tuy vậy, khi xảy ra lỗi, sự cố anh này thường bao che cho cấp dưới… Sau nhiều lần nhắc nhở, công ty đã quyết định thay thế bằng nhân sự người Pháp.
nguoi campuchia, philippines... se tran vao viet nam xin viec? hinh anh 1
Nhiều vị trí quản lý trong nhà hàng, khách sạn phải thu hút người nước ngoài vì người Việt không đáp ứng tốt. Ảnh: TÚ UYÊN

“Nhân sự nước ngoài này hiểu được khách hàng họ muốn gì, cần gì và vạch ra được chiến lược kinh doanh rõ ràng, dù công ty phải trả lương cao gấp đôi so với nhân sự trong nước” - ông Sonny Sơn cho hay.
Tuy vậy, nhân sự nước ngoài không phải lúc nào cũng hơn người Việt. Ông Sonny Sơn nói cách đây không lâu, công ty tuyển một nữ giám đốc người Philippines cho resort năm sao tại Nha Trang. Người này có ưu điểm như tính kỷ cương trong công việc, ngoại giao tốt, tiếng Anh trôi chảy… nhưng trình độ chuyên môn không đạt.
“Tùy vị trí, lĩnh vực mà các công ty Việt chọn nhân sự nước ngoài hay Việt Nam. Họ phải tính toán để hạn chế chi phí nhất mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Bởi nếu muốn có nhân sự nước ngoài thật giỏi, doanh nghiệp thường phải trả chi phí cao hơn so với người Việt” - ông Sơn nói.
Bà Nguyễn Thị Việt Thanh nêu thực tế người Việt chưa đáp ứng tốt được một số vị trí như sáng tạo, sales, quản lý… trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Bà Thanh cho biết thêm: “Những vị trí này các công ty thường ưu tiên tuyển nhân sự người nước ngoài đã có thời gian làm việc tại Việt Nam nhiều năm, am hiểu thị trường Việt Nam”.
Nguy cơ mất việc cao
Nhiều chuyên gia cho rằng trình độ tiếng Anh của người lao động Việt còn quá thấp và rất ít người học ngôn ngữ của các nước ASEAN như Thái Lan, Lào, Campuchia. Mặt khác, sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng và thái độ cũng như tâm lý để sẵn sàng di chuyển sang làm việc tại các nước ASEAN của người lao động Việt Nam chưa cao. Trong khi người lao động các nước lại hơn hẳn người lao động Việt Nam về những mặt này.
Trước thực tế trên, ông Robert Trần cảnh báo do trong nước không có luật phòng vệ ngôn ngữ, ai vào xin việc cũng được nên nhân sự Việt Nam gặp rủi ro mất việc rất lớn. Trong khi đó một số nước đặt ra rào cản về vấn đề này. Ví dụ muốn làm việc ở các công ty Thái Lan, người đó phải biết nói tiếng Thái với một trình độ nhất định, hoặc muốn làm việc tại Singapore thì tiếng Anh phải đạt trình độ nào đó thì họ mới tiếp nhận.
Tương tự, bà Tiêu Yến Trinh, Giám đốc điều hành Công ty Talentnet, phân tích khi AEC hình thành thì sự đa dạng trong lực lượng lao động giúp các công ty có nhiều sự lựa chọn và như vậy nguồn nhân lực Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các nước khác là điều không tránh khỏi.
Để cạnh tranh được, bà Trinh cho rằng Việt Nam đương nhiên phải xây dựng thương hiệu quốc gia cho nguồn nhân lực. Bởi hiện nay khi nói đến nhân sự trong ngành dịch vụ người ta nghĩ ngay đến Philippines, nói đến bác sĩ mọi người nghĩ đến Singapore; muốn tuyển nhân sự ngành tài chính kế toán, Anh quốc là nước đầu tiên được các công ty nghĩ đến, tiếp theo là Hong Kong, Malaysia.
Cụ thể hơn, ông Robert Trần nhấn mạnh Nhà nước nên xác định, hoạch định thương hiệu nguồn nhân sự Việt Nam cụ thể là ngành nào. Chẳng hạn mới đây Singapore đưa ra chương trình “Luxury service trainning”, theo đó công ty nào cử nhân viên đi học chương trình này sẽ được chính phủ trả đến 70% chi phí. Chương trình này dạy cho nhân viên biết cách phục vụ một cách “đẳng cấp” nhất.
“Điều này cho thấy Singapore định vị họ là một quốc gia về dịch vụ. Còn Việt Nam nếu chuẩn bị chưa tốt nhân lực thì ngay cả trong lĩnh vực dịch vụ cũng sẽ thua Campuchia” - ông Robert Trần cảnh báo.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons