Bạn hoàn thành nhiệm vụ của mình, giúp đỡ đồng
nghiệp, thậm chí thường xuyên làm thêm giờ. Thế nhưng lại không nhận
được lời động viên, khen ngợi nào từ sếp. Bạn nên làm gì?
>> Nghệ thuật “nịnh” sếp
>> 10 lý do bạn chưa được làm sếp
>> Ứng xử khi bị sếp ghét
Quan sát tình hình chung
Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và tác giả cuốn sách Bí quyết “sống sót” ở phố Wall,
Roy Cohen: “Trước khi nói chuyện với sếp, bạn nên xem lại xem chỉ mình
bị sếp “ghẻ lạnh” hay đó là tình trạng chung với cả những đồng nghiệp
khác. Ngoài ra, hãy chú ý tới tình hình làm ăn của công ty. Liệu công ty
có đang gặp khó khăn vì khủng hoảng kinh tế?”. Nếu câu trả lời là có,
bạn nên chủ động tìm mọi cách để thể hiện giá trị của mình hơn nữa, như
tình nguyện làm việc muộn hơn hay thể hiện thái độ lạc quan dù trong
những tình huống căng thẳng.
Hãy
thể hiện sự nhiệt tình, trợ giúp công ty hết mình trong giai đoạn khó
khăn. “Những hành động này sẽ khiến sếp chú ý và coi trọng bạn hơn. Như
vậy, bạn sẽ đạt được sự ghi nhận bản thân xứng đáng mà không phải đối
đầu nói chuyện với sếp”, Cohen nói.
Khen ngợi những người khác
Mary
Hladio, người thành lập và chủ tịch của công ty tư vấn hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp Ember Carriers Leadership, cho rằng nếu bạn muốn
được công nhận, trước tiên, hãy khen ngợi những người khác, bao gồm cả
sếp. Đừng vì sự cạnh tranh hay đố kỵ với đồng nghiệp mà tiếc lời khen
ngợi họ. “Hãy nói họ đã làm tốt ra sao, cám ơn và thể hiện sự ngưỡng mộ
của bạn. Theo đó, bạn sẽ bắt đầu tạo ảnh hưởng và đổi lại mọi người cũng
sẽ đánh giá cao bạn với những lời khen ngợi”, Hladio nói. Hơn nữa,
khiến người khác cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, bản thân bạn cũng sẽ có cảm
giác như vậy.
Học cách đón nhận sự khen ngợi
Nhiều
người khi được khen ngợi sẽ phản ứng bằng một cái nhún vai rằng “Việc
đó có gì đâu. Tôi chỉ làm công việc của mình thôi”. Có thể đây là phản
ứng khiêm tốn nhưng cứ lặp đi lặp lại câu đó sẽ khiến mọi người thấy
nhàm chán và cho rằng đúng là không có gì để khen ngợi bạn. Vì vậy, bạn
nên phản ứng lại một cách tự tin và mạnh mẽ hơn, đơn giản bằng cách nói
cám ơn và khẳng định sẽ làm tốt hơn nữa.
Tự “PR” bản thân
Thay
vì đến trước mặt sếp và phàn nàn tại sao bạn không được khen ngợi, hãy
tìm cách khác, tinh tế hơn, khiến anh/ cô ấy nhận thấy thành công, tài
năng của bạn. Khi bạn gặt hái thành công, như hoàn thành dự án xuất sắc,
“chinh phục” một khách hàng khó tính… hãy đảm bảo rằng sếp và đồng
nghiệp biết tới thành tích của bạn. Ngoài ra, hãy tập trung vào những
lợi ích bạn đem lại cho công ty. Chẳng hạn, bạn có thể gửi email cho sếp
thể hiện niềm vui sướng của mình khi kiếm được một khách “sộp”, lập ra
một kế hoạch marketing sáng tạo, hiệu quả…
Hạnh phúc với công việc
“Đôi
khi thật khó để chú ý tới một người làm việc tốt và khen ngợi họ vì
không có cơ sở gì để xác định tiêu chuẩn của sự ghi nhận. Nếu mọi việc
diễn ra suôn sẻ và bạn đang làm tốt công việc của mình, việc đó trở
thành chuyện thường ngày, không có gì nổi bật để khen ngợi”, Hladio nêu
suy nghĩ của mình.
Vì
vậy, bạn nên tìm cách khác để cảm nhận mình được sếp đánh giá cao,
chẳng hạn thay đổi quan điểm và duy trì sự lạc quan. “Nếu bạn đi làm với
cảm giác thỏa mãn, mọi người sẽ chú ý và thắc mắc tại sao bạn lại hạnh
phúc đến vậy. Chính sự tò mò, thậm chí ghen tị của mọi người về bí quyết
lạc quan của bạn đã là một sự đánh giá cao của họ dành cho bạn”, Hladio
nói.
Vũ Vũ
Theo Workbuzz
0 nhận xét:
Đăng nhận xét