Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

3 bước khống chế “chuyện phiếm” công sở

“Buôn chuyện” nơi công sở được nhiều người coi là một thú vui khó cưỡng lại. Chỉ cần 1 lời hỏi thăm về đồng nghiệp khác, bạn có thể dễ dàng “buôn” sâu xa hơn về đời tư, chuyện riêng của anh/ cô ấy.
 >> Để những câu chuyện phiếm giúp ích cho sự nghiệp
 >> Nguyên tắc “buôn chuyện” chốn công sở
 >> Buôn chuyện và moi móc

Hậu quả khi tham gia vào những câu “chuyện phiếm” công sở rất da dạng và luôn luôn ảnh hưởng tới ít nhất 2 người. Trước hết, hãy xét tới người tung tin đồn. Tại sao người này lại truyền tin? Có điều gì tốt đẹp từ những thông tin đó? Liệu chúng có lợi cho bạn hay văn phòng mình?

Nếu đáp án cho những câu hỏi này không rõ ràng, bạn có thể khẳng định rằng người tung tin muốn là người đầu tiên thông báo cho những người chưa biết. Những tin tức như vậy, dù chính xác hay không, mang đến cho người tung tin cảm giác như mình chiếm ưu thế và kiểm soát tình hình.
 
3 bước khống chế “chuyện phiếm” công sở

Tuy nhiên, mục đích của “chuyện phiếm” không chỉ tiếp nhận thông tin một chiều. Nhiều người cho rằng thông tin không được chia sẻ là một sự lãng phí. Làm sao người khác có thể biết giá trị của chúng nếu chúng không được phổ biến? Đối với “chuyện phiếm”, những người liên quan không nhất thiết phải là người trực tiếp tham gia. Thậm chí, người “vô tội” chỉ lắng nghe cũng bị kéo vào. Và như vậy, tại một số thời điểm, người tung tin sẽ nhận được sự quan tâm, chú ý của người khác và điều này đối với anh/ cô ấy như một “phẩn thưởng” xứng đáng.

Cho dù ngay tức thì, người “buôn chuyện” sẽ không chỉ chịu ảnh hưởng từ “miệng lưỡi” của mình nhưng chắc chắn họ sẽ bị phát hiện. Hậu quả có thể là bản đánh giá hiệu quả làm việc kém, không được tăng lương, bị khiển trách hay có thể bị sa thải nếu hành động của anh/ cô ấy được xác nhận là phá hoại tinh thần làm việc của văn phòng hoặc tội vu khống.

Nhân viên thông minh sẽ học cách tránh những “hội buôn chuyện”. Thậm chí, nếu bạn không phải là người trực tiếp “buôn chuyện” mà chỉ lắng nghe, bạn cũng sẽ chịu những tác động nhất định. Khi vấn đề trở nên nghiêm trọng, bạn có thể bị “tình nghi” là kẻ tham gia vì đã xuất hiện cùng “hội buôn chuyện”.

Tiếp theo, người phải chịu ảnh hưởng lớn nhất là người “bị” đề cập tới trong những câu chuyện phiếm. Kể cả những tin đồn được chứng minh chỉ là những tin đồn nhưng danh tiếng nghề nghiệp của anh/ cô ấy ít nhiều sẽ bị tác động tiêu cực.

Như vậy, những câu chuyện phiếm thường không mang lại lợi ích cho ai cả. Nó còn được coi là một trong những hành động “hủy hoại” sự nghiệp. Bạn cần kiểm soát chúng để công việc của mình được vận hành một cách suôn sẻ.

Dưới đây là 3 bước giúp bạn khống chế “chuyện phiếm” nơi công sở:

Không “buôn chuyện” về người khác

Cho dù chỉ nghĩ đơn giản rằng mình muốn hiểu hơn về đồng nghiệp, bạn đang “buôn chuyện” về anh/ cô ấy. Nếu muốn biết điều gì, hãy nói chuyện trực tiếp với đồng nghiệp, thay vì thông qua một hay nhiều người khác.

Khi có người cố gắng bắt chuyện để “tám” chuyện với bạn, bạn có thể:

-          Đi ra chỗ khác
-          Thay đổi chủ đề cuộc nói chuyện
-          Nói thẳng rằng “Tôi không thấy thoải mái khi nói về vấn đề đó”
-          Nói thẳng thằng “Tôi không thích nói về chuyện của người khác bởi tôi không thích người khác cũng làm vậy với tôi”
-          Trả lời rằng “Tôi chưa từng nghe thấy điều đó về anh A. Chúng ta hãy trực tiếp hỏi anh ấy”

Như vậy, người “buôn chuyện” sẽ cảm thấy hụt hẫng và không thể tiếp tục chủ đề  đó với bạn.

Khi người khác “buôn chuyện” về bạn, bạn có thể:

-          Nói chuyện trực tiếp với người đó. Bạn có thể nói rằng “Tôi nghe nói anh đã nói rằng tôi… Dù tôi không trực tiếp nghe anh nói như vậy nhưng tôi sẽ đánh giá cao nếu anh trực tiếp hỏi hay có điều gì muốn góp ý với tôi thay vì nói qua đồng nghiệp/ bạn bè của chúng ta”
-          Tiếp cận một cách gián tiếp bằng các nói “Tôi không biết anh nghe được tin đồn gì về tôi hay không nhưng chúng thực sự là điều phiền phức. Nếu anh nghe ai đó nói về tôi, tôi sẽ rất biết ơn nếu anh bảo người ta không nên làm như vậy”

Cuối cùng, hãy nhớ rằng nếu bạn không “buôn chuyện”, bạn không phải lo lắng người khác sẽ chia sẻ bí mật và nói cho những người khác biết điều bạn đã từng nói. Đồng thời, hãy tránh xa “hội buôn chuyện công sở” nếu không muốn bị đánh đồng với những người chuyên “ngồi lê đôi mách” đó.

Vũ Vũ
Theo Careerknowhow

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons