Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Những sai lầm khiến bạn vẫn mãi chưa giàu

Huyền thoại chứng khoán Mỹ - tỷ phú Warren Buffett bắt đầu chơi cổ phiếu từ năm 11 tuổi và giờ đây ông thấy tiếc vì mình đã có một sự khởi đầu quá… muộn.

Những sai lầm khiến bạn vẫn mãi chưa giàu
Mới đây, tờ Business Insider đã tổng kết 6 quan niệm sai lầm về tiết kiệm tiền bạc khiến bạn mãi vẫn không giàu.
Tôi còn quá trẻ
Người trẻ thường nghĩ rằng, mình còn quá nhiều thời gian để làm giàu. Do vậy, họ có tâm lý không cần phải tiết kiệm tiền từ sớm làm gì. Người trẻ sẽ không bị ốm, cái xe của họ vẫn chạy tốt và nếu thất nghiệp, người trẻ sẽ nhanh chóng tìm được một công việc mới.
Tuy nhiên, kinh nghiệm của những tỷ phú hàng đầu thế giới cho thấy, bạn nên tiết kiệm từ khi còn trẻ. Càng tiết kiệm được tiền sớm bao nhiêu thì bạn càng có thêm vốn đề đầu tư bấy nhiêu.
Huyền thoại chứng khoán Mỹ - tỷ phú Warren Buffett bắt đầu chơi cổ phiếu từ năm 11 tuổi và giờ đây ông thấy tiếc vì mình đã không đầu tư sớm hơn. Còn bạn thì sao?
Tôi đã quá già
Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu một điều gì đó, đặc biệt là với việc tiết kiệm tiền. Cho dù đó là việc bạn chưa từng làm bao giờ hoặc bạn bắt đầu lại sau khi vừa trải qua một cơn khủng hoảng tài chính thì cũng không quá quan trọng.
Mục đích của khoản tiền tiết kiệm là để giúp bạn đề phòng những trường hợp khẩn cấp. Bạn thất nghiệp, bạn bị ốm phải đi viện hay bạn phải sửa chiếc xe ô tô đắt tiền sau một vụ va chạm… Tất cả những khoản chi phí phát sinh sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng nhờ khoản tiền tiết kiệm.
Tôi có nhiều món nợ phải trả
Bạn phải trả rất nhiều món nợ trước khi có thể cất tiền vào túi, đó là lý do bạn không thể tiết kiệm. Tuy nhiên, đây là một sai lầm. Chính vì không có khoản tiết kiệm nên bạn mới có quá nhiều chi tiêu phát sinh và nợ nần. Nếu không giải quyết được “bài toán khó” này, suốt đời bạn sẽ lâm vào cảnh nợ nần.
Thông thường, bạn có thể vừa tiết kiệm tiền vừa trả nợ dần. Dù mỗi lần bạn chỉ cất đi được vài ba đô la, nhưng hãy kiên trì “tích tiểu thành đại”. Và quan trọng nhất là khi tiết kiệm tiền, bạn sẽ luôn cảm thấy an tâm vì đã có một chỗ dựa tài chính.
Tôi không kiếm đủ tiền
Khi bạn chỉ sống dựa vào đồng lương ít ỏi, bạn sẽ cho rằng việc tiết kiệm tiền là không thể. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều có những khoản chi tiêu không thực sự cần thiết và có thể cắt giảm khoản chi tiêu đó để tiết kiệm.
Chẳng hạn, thay vì uống cà phê mỗi sáng, bạn có thể mua một cái máy pha cà phê và để dành ra một khoản tiền tiết kiệm. Thực tế cho thấy, lương càng thấp thì chúng ta càng nên tiết kiệm bởi sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh bất ngờ mà đồng lương không đủ để chi trả.
Tôi không thể tiết kiệm
Tất nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng có thể để dành được những khoản tiền lớn như mong muốn. Nó còn tùy thuộc vào thu nhập của mỗi người.
Do vậy, dù ít hay nhiều, hãy cố gắng tiết kiệm. Nó sẽ thực sự hữu ích khi bạn có những việc phát sinh.




Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

CEO Ajinomoto: 'Nụ cười là ưu thế lớn của nhà lãnh đạo'

Phương châm và tiêu chí hàng đầu của một lãnh đạo được người đứng đầu tập đoàn bột ngọt của Nhật Bản chia sẻ là sự thân thiện, luôn mỉm cười.
Chia sẻ nhân chuyến đến Việt Nam đầu tiên trên cương vị Chủ tịch, CEO của Tập đoàn Ajinomoto, ông Takaaki Nishii, khẳng định, Việt Nam là một trong 5 thị trường đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt sự tăng trưởng của tập đoàn này.
Ông Takaaki Nishii cũng dành thời gian để nói về phương châm lãnh đạo của những doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản. Với ông, “sự thân thiện” là điều cần thiết nhất, là đức tính quan trọng nhất của một lãnh đạo doanh nghiệp.
“Có thể các bạn không thường thấy những nhà lãnh đạo nở nụ cười. Nhưng tôi tin rằng, khả năng có thể mỉm cười, duy trì đối thoại và truyền tải thông điệp sẽ là một ưu thế lớn để các nhà lãnh đạo có thể tập trung sức mạnh trong công ty và kiến tạo nền tảng cho sự phát triển. Ở Việt Nam, việc tạo ra văn hóa doanh nghiệp, trong đó nhân sự người Nhật và người Việt làm việc cùng nhau, với chung niềm đam mê và mục tiêu, là một yếu tố quan trọng nhất”, ông nói. 
Câu chuyện Việt Nam và Nhật Bản đều gia nhập TPP cũng được Chủ tịch Takaaki Nishii chia sẻ khá hào hứng.
Theo ông, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia hưởng lợi rõ rệt nhất khi gia nhập TPP. Do vậy, những công ty thực phẩm nước ngoài đã đứng chân tại Việt Nam không thể không nắm bắt cơ hội. Ngoài ra, sự cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam do những cam kết khi gia nhập TPP sẽ là điều quan trọng để các doanh nghiệp FDI mở rộng đầu tư.
CEO Ajinomoto: 'Nụ cười là ưu thế lớn của nhà lãnh đạo'
Theo 
 ông Takaaki Nishii, Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia TPP sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Nhật đã đứng chân tại thị trường Việt Nam. Ảnh: T. Hùng.
Những doanh nghiệp này sẽ tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân lực sẵn có - vốn là những lợi thế nổi bật của Việt Nam - để mở rộng sản xuất. “Riêng chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh đã bén rễ trong một thời gian lâu dài tại Việt Nam”, ông Takaaki Nishii khẳng định.
Người đứng đầu tập đoàn thực phẩm hơn 100 năm của Nhật Bản cũng chia sẻ, mục tiêu đặt ra là nằm trong top 10 toàn cầu của ngành công nghiệp thực phẩm.
Hiện nay, các công ty thành viên tại Thái Lan, Brazil, Indonesia, Việt Nam và Philippine được coi như “5 ngôi sao”, tức những cơ sở kinh doanh cốt lõi bên ngoài Nhật Bản của tập đoàn. Do vậy, Việt Nam là thị trường được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt sự tăng trưởng. Đây cũng sẽ là thị trường được ưu tiên mở rộng kinh doanh song song với giải quyết những vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe của người dân.
Vị này cho rằng, nếu so sánh với các quốc gia ASEAN khác, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất ở châu Á trong những năm gần đây. Biểu hiện của việc này là những cải thiện đáng kể về môi trường kinh doanh và những giải pháp hiệu quả tháo gỡ những rào cản trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
Một lợi thế lớn nữa là sự ổn định của chính trị và kinh tế. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào với khả năng thích nghi nhanh và áp dụng công nghệ hiện đại, năng động. Theo đánh giá, đây cũng là một yếu tố quan trọng đưa đến thành công của các tập đoàn đa quốc gia.
Cũng nhờ có thuận lợi này, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản nói trên ở Việt Nam đã tăng khoảng 7 lần trong vòng 10 năm qua. Tập đoàn này đặt mục tiêu tăng gấp 3 lần quy mô kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2020 so với năm 2013.
“Việt Nam đang trở thành điểm đến tiềm năng và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản. Với sự phát triển toàn diện của mối quan hệ đối tác chiến lược và sự gia tăng những lợi thế cạnh tranh, tôi tin ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam”, ông Takaaki Nishii nói.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Làm giàu trên quê hương

Từ bỏ công việc có thu nhập cao ở Sài Gòn, trở về quê hương làm giàu với mô hình kinh tế trang trại, Ngô Thanh Phong (34 tuổi, ở  thôn Vĩnh Xuân, xã Bình Trung, H. Thăng Bình, Quảng Nam) vinh dự được T.Ư Đoàn trao tặng Giải thưởng Lương Định Của năm 2015.
Đầu năm 2012, cùng với số vốn tích góp được sau nhiều năm đi làm ăn ở Sài Gòn, Phong quyết định vay thêm ngân hàng 150 triệu đồng để xây dựng chuồng trại thử nghiệm chăn nuôi với mô hình hoàn toàn mới- nuôi heo trên nền đệm sinh học, mô hình trước nay ở địa phương chưa ai từng làm. Phong dành thời gian hàng tháng trời đọc sách về kỹ năng chăn nuôi, tham khảo các mô hình thành công trên mạng và gửi câu hỏi thắc mắc nhờ các chuyên gia tư vấn. Sau đó, Phong mạnh dạn sử dụng nguồn heo giống vốn có của gia đình để thử nghiệm và nhân rộng cả về số lượng và kỹ thuật. “Mô hình này giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, giảm thời gian đầu tư cho chăn nuôi, heo ít dịch bệnh và tăng trưởng nhanh hơn so với nuôi thông thường”, Phong nói. Phong kể tỉ mỉ, nuôi heo đệm lót sinh học rất có lợi, lớp lót chuồng bằng trấu, mùn cưa khi gặp phân heo sẽ phản ứng lên men nên người nuôi không phải tốn công vệ sinh chuồng trại. Hiện tại, với số lượng heo chăn nuôi mỗi đợt 40-45 con, mỗi năm xuất từ 3-4 lứa, mô hình này đã thu lãi gần 100 triệu đồng.
Ngô Thanh Phong thành công với mô hình nuôi chim yến.
Phong tiếp tục thử nghiệm mô hình nuôi chim yến. Theo Phong, xây dựng mô hình này ngay tại quê hương Thăng Bình rất phù hợp vì điều kiện tự nhiên thuận lợi, hơn nữa đây là mô hình đem lại thu nhập cao mặc dù kinh phí đầu tư ban đầu rất lớn. “Nuôi chim yến rất dễ sinh lãi vì không phải tốn tiền mua chim giống. Tất cả chỉ nhờ vào thiết bị dụ chim vào nhà và đặc biệt khu nhà dành cho chim phải được chúng ưng ý, chọn làm nơi ẩn nấp an toàn”-Phong cho biết. Hiện nhà yến của Phong có khoảng 300 cặp chim yến, mỗi tháng thu khoảng 4 lạng sản phẩm tổ yến, trừ chi phí còn không dưới 15 triệu tiền lãi. Việc chăn nuôi tiến triển khá thuận lợi đã tạo động lực để Phong tiếp tục đầu tư với quy mô lớn hơn, gầy dựng nhiều mô hình kinh tế kết hợp. Phong xây dựng thêm nhà dành riêng cho chim bồ câu. Từ 20 cặp ban đầu, đến nay nhà chim bồ câu của Phong đã có hơn 300 con, mỗi năm anh lãi thêm 35 triệu.
Có nguồn thu nhập ổn định từ các mô hình làm giàu nhưng chàng trai trẻ vẫn thấy băn khoăn khi chứng kiến nhiều người dân tại địa phương không có công ăn việc làm nào khác ngoài việc đồng áng. Hưởng ứng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó có tiêu chí về thu nhập và cơ cấu lao động, đầu năm 2014 được sự giúp đỡ của Phòng Kinh tế hạ tầng huyện, Phong mở cơ sở mây tre đan. Bà con nhận đem về đan lát thành sản phẩm hoàn thiện rồi nhập lại để Phong phân phối sản phẩm đi nhiều nơi.
Hiện tại, cơ sở của Phong đang tạo công ăn việc làm cho 30 lao động trong lúc nông nhàn tại địa phương, có thu nhập gần 3 triệu đồng/người/tháng. Tính tổng cộng, mỗi năm từ chuỗi mô hình kinh tế này Phong thu về gần 300 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Mặc dù bận rộn với việc làm ăn nhưng Phong luôn sẵn sàng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với bà con, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và là một trong những hạt nhân tiêu biểu của phong trào Đoàn tại địa phương. Chị Phan Thị Nhi- Bí thư Huyện đoàn Thăng Bình cho biết: “Điều đáng quý ở Phong không chỉ là việc phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập cho bản thân mà anh còn tham gia giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên tại địa phương và tích cực tham gia, đồng hành với các hoạt động của Đoàn, của Hội. Tin tưởng rằng tấm gương khởi nghiệp của Phong sẽ trở thành cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều bạn thanh niên nông thôn”.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Muốn trở thành triệu phú trước tuổi 30, hãy nhớ kỹ 5 điều này!

Muốn trở thành triệu phú trước tuổi 30, hãy nhớ kỹ 5 điều này!
Ảnh minh họa.
Vì vậy, nếu bạn thực sự có ước mơ trở thành một triệu phú ở độ tuổi này, hãy làm theo 5 điều dưới đây.
1. Bỏ qua các ngành nghề truyền thống
Luật sư hay bác sĩ không phải là ngành nghề có thể giúp bạn trở thành một triệu phú ở tuổi hai mươi của mình bởi những ngành nghề này đòi hỏi phải mất nhiều năm đi học thêm và tốn không ít chi phí.
Bạn vẫn sẽ phải trả các khoản vay sinh viên ở độ tuổi 30 hoặc thậm chí sau đó nữa. Thêm vào đó, các công việc này thường có một mức trần thu nhập nhất định và nó khó có thể giúp bạn đạt được giấc mơ triệu phú.
Trong khi đó, nếu tập trung vào các ngành công nghiệp mới, chẳng hạn như tiếp thị trực tuyến bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn.
Trong một thế giới mà truyền thông xã hội đóng vai trò quan trọng như hiện nay, những công việc như tiếp thị trực tuyến sẽ không có một mức thu nhập cố định và cũng không đòi hỏi phải mất quá nhiều năm đi học.
Do đó, trước khi chọn ngành nghề hãy cân nhắc sự cân bằng giữa chi phí giáo dục và thu nhập tiềm năng.
2. Không nên chỉ chăm chăm vào mục tiêu làm ra hàng triệu USD
Nếu mục tiêu của bạn là làm ra hàng triệu USD nhờ làm cho nhiều doanh nghiệp cùng một lúc thì bạn sẽ không bao giờ đạt được thành công nhiều như khi bạn chỉ tập trung làm thật tốt cho một doanh nghiệp.
Thêm vào đó, nếu bạn đặt ra mục tiêu rõ ràng là tạo nên chất lượng vượt trội cho sản phẩm hay dịch vụ của bạn, cuối cùng bạn sẽ kiếm được hàng triệu USD.
Khi đó bạn có thể tự hào về về bản thân, về các sản phẩm bạn đã thực hiện, về công việc bạn đã lựa chọn và những phần thưởng bạn nhận được khi chọn công việc khó khăn đó.
Do đó, chỉ nên tập trung vào làm các sản phẩm và dịch vụ mà bạn có thể làm tốt nhất.
3. Không ngừng học hỏi
Nghiên cứu và đọc càng nhiều càng tốt. Nếu bạn đang dấn thân vào một ngành công nghiệp mới, nơi mà tất cả mọi người đều muốn làm "vua", điều quan trọng nhất bạn cần là một lợi thế.
Cách tốt nhất và đơn giản nhất để làm được điều này là đọc càng nhiều càng tốt.
Không phải ai sinh ra cũng đều là thiên tài, do đó muốn thành công bạn phải không ngừng học hỏi và sáng tạo. Thậm chí bạn phải quên việc chỉ làm việc 8 tiếng/ngày, 5 ngày/tuần đi và làm việc 15-18 tiếng mỗi ngày.
Muốn thành công bạn phải không ngừng học hỏi và sáng tạo. Ảnh minh họa.
4. Hãy sẵn sàng hy sinh
Bạn cần phải hy sinh một số thú vui khác trong cuộc sống để kiếm được nhiều tiền hơn trong độ tuổi 20. Chẳng hạn, dành ít thời gian đi chơi với bạn bè và gia đình hơn đồng thời, đặt mục tiêu sự nghiệp lên hàng đầu.
Các mối quan hệ, từ gia đình đến bạn bè, đôi khi cần phải phải đặt xuống vị trí thứ hai. Công việc phải được ưu tiên hàng đầu nếu bạn muốn phát triển được bản thân trong một nền kinh tế đầy cạnh tranh hiện nay.
Tất nhiên, đó phải là một công việc mà bạn thật sự yêu thích và dành tất cả tâm huyết để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có thể giúp bạn kiếm được hàng triệu USD.
Mọi người đều muốn cân bằng công việc và cuộc sống, nhưng thực tế không phải lúc nào mong muốn đó cũng thực hiện được, do đó, bạn phải chấp nhận chọn ưu tiên một trong hai.
5. Tập trung vào những gì bạn đam mê và sẵn sàng vượt lên thất bại
Để đầu tư một cách bài bản trong một ngành công nghiệp mới và làm cho hàng triệu USD, hãy chắc chắn rằng bạn đang đầu tư vào những gì bạn yêu thích vì chỉ có đam mê thực sự mới có thể tạo cho bạn động lực để cố gắng hết mình và chấp nhận hy sinh vì công việc.
Tất nhiên, công việc mà bạn lựa chọn cũng phải thực tế và có tiềm năng, đặc biệt là bạn phải tìm được hướng đi mới mang tính đột phá để sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có tính mới mẻ và chinh phục được người dùng.
Việc dấn thân vào những lĩnh vực mới chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những khó khăn và thất bại. Những lúc như vậy, chỉ có tình yêu với công việc mới có thể giúp bạn vượt qua và đưa đam mê của bạn đến đích với hàng triệu USD được tạo ra.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Yếu ngoại ngữ, lao động Việt thiếu tự tin khi tham gia AEC

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức ra đời ngày 31/12/2015. Theo đánh giá, AEC sẽ đem đến nhiều cơ hội việc làm cho đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đặc biệt người lao động thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại trình độ tiếng Anh và “kỹ năng mềm” của lao động Việt Nam khó có thể cạnh tranh với lao động các nước trong khu vực, bởi các cơ sở đạo tạo nghề và người học chưa thực sự quan tâm đến những công cụ quan trọng này.
Quan trọng nhất nhưng lại yếu nhất
Theo khảo sát của công ty tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks, dựa trên ý kiến của 2.500 người lao động, cho thấy có đến 84% nghĩ rằng bất lợi lớn nhất là “nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trên thị trường lao động Việt Nam và họ đều thông thạo tiếng Anh”. Kết quả này cho thấy nhiều lao động Việt Nam đang thiếu tự tin về khả năng ngoại ngữ, cũng như khả năng đàm phán công bằng về lương bổng với nhà tuyển dụng. Sự thiếu tự tin này càng thể hiện rõ khi có đến 67% trong nhóm này cho rằng người lao động Việt Nam không đủ sức cạnh tranh với nhân lực nước ngoài một khi Việt Nam gia nhập AEC.
yeu ngoai ngu, lao dong viet thieu tu tin khi tham gia aec hinh 0
Tiếng Anh và tin học vẫn chưa được coi trọng trong các trường nghề (Ảnh minh họa)
Cũng theo VietnamWorks, 3 kỹ năng quan trọng nhất mà người lao động Việt Nam cần trang bị và phát triển để sẵn sàng cho AEC đó là ngoại ngữ (89% số người khảo sát đánh giá là quan trọng nhất); kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xây dựng lãnh đạo/quản lý. Nhận định này rất đúng đắn khi có đến 41% vị trí đăng tuyển trên VietnamWorks trong năm vừa qua ưu tiên cho các hồ sơ được viết bằng tiếng Anh.
Ông Phạm Đức Vinh, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội khẳng định, học sinh, sinh viên của ta gặp thách thức về khả năng hòa nhập trong môi trường lao động mới sau khi tốt nghiệp đó là tiếng Anh và tác phong công nghiệp, điều này ít được đào tạo trong nhà trường.
Về tiếng Anh, mặc dù chương trình khung đã giành tới 120 giờ chung, một số nghề còn có thêm từ 60 – 120 giờ tiếng Anh chuyên ngành nhưng xem ra vẫn không đủ. Nguyên nhân một phần vì học viên học nghề có xuất phát điểm về trình độ tiếng Anh rất thấp, một phần vì cả người học và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong trường chưa thực sự coi trọng môn học này trong học nghề.
Ngoài ra, trình độ giáo viên, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ, tài liệu học cũng “góp phần” đáng kể vào trình độ tiếng Anh của học viên khi ra trường còn cách xa mong muốn.
Ông Phạm Đức Vinh cũng thừa nhận: “Bên cạnh đó, tác phong công nghiệp có thể coi là điểm yếu cơ bản nữa của học sinh, sinh viên Việt Nam trong cạnh tranh. Học viên không có điều kiện rèn luyện tác phong công nghiệp trong thời gian học tập, đơn giản vì điều kiện đào tạo của các trường không giống với một doanh nghiệp công nghiệp. Hầu hết các trường nghề đều gặp phải vấn đề này.
Ngay cả khi đi thực tập, học viên cũng không phải lúc nào cũng tìm được doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu quan tâm rèn luyện đến tác phong công nghiệp thực thụ vì phần lớn các doanh nghiệp mà các em thực tập có quy mô nhỏ và siêu nhỏ”.
Thừa kiến thức, thiếu “kỹ năng mềm”
TS. Phan Chính Thức, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề Phó Chủ tịch Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội khẳng định, kỹ năng mềm có thể quyết định tới 75% thành công của con người trong cuộc sống. Nhận thức được điều này, các doanh nghiệp hiện đã chú ý đến kỹ năng mềm nhiều hơn (có nơi gọi là kỹ năng sống, văn hóa nghề), không chỉ dừng lại ở những kiến thức khuôn cứng trong nhà trường. Đây là kiến thức người lao động cần được trang bị để bước vào thị trường lao động một cách vững vàng, tự tin.
yeu ngoai ngu, lao dong viet thieu tu tin khi tham gia aec hinh 1
Ông Phan Chính Thức trả lời phóng viên VOV.VN
Ông Phan Chính Thức đánh giá: “Hiện nay các doanh nghiệp đều nhìn nhận kỹ năng mềm của người Việt Nam rất thấp, cho nên khả năng tìm việc làm hoặc làm việc theo tổ đội, phương pháp hợp tác với nhau rất kém. Chưa kể 2 công cụ quan trọng để di chuyển lao động, làm việc trong môi trường đa văn hóa và trở thành công dân toàn cầu đó là ngoại ngữ và tin học thì lao động của ta cũng yếu”.
Các chuyên gia cho rằng, kỹ năng mềm không thể một lúc có ngay được, mà cần được trang bị đồng bộ, tổng thể từ giáo dục phổ thông đến giáo dục nghề nghiệp, kể cả sau khi ra trường đi làm. Trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, nhà trường ngay từ bây giờ phải đưa những đào đạo kỹ năng mềm thành môn học; có thể dạy lồng ghép với kỹ năng nghề, hoặc là một số tiết dạy độc lập.
“Hội chúng tôi đã đề xuất và đã biên soạn chương trình này, sắp tới sẽ chuyển cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu để áp dụng. Một số trường đã xin tài liệu về để ứng dụng. Chúng tôi thiết kế chương trình theo 8 – 9 module (khối chương trình); trong đó trang bị những kiến thức chung về giao tiếp, làm việc theo tổ nhóm, xây dựng kế hoạch, kỹ năng tìm việc… Đây là khung chung, còn vận dụng sẽ tùy mỗi ngành nghề, môi trường, địa phương. Khi chúng tôi dạy thí điểm ngoại khóa thì nhận thấy học sinh rất hứng thú. Tôi nghĩ đây là tín hiệu đáng mừng, vì các trường đã nhận thức được rằng nếu học sinh của mình không được trang bị những kiến thức đó thì khó hội nhập” – ông Phan Chính Thức nói.
Theo đánh giá, so với các nước khác trong AEC như Philippies, Thái Lan, Malaysia, Singapore thì trình độ tiếng Anh của lao động Việt Nam còn rất hạn chế;  cùng với kỹ năng mềm yếu, là những thách thức không nhỏ của lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) dự báo, khi tham gia vào AEC thì số việc làm của Việt Nam đến năm 2025 có thể tăng 14,5%. Đây là cơ hội lớn cho lao động Việt Nam.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, bản thân người lao động muốn hội nhập, di chuyển trong AEC cần chuẩn bị đủ các kỹ năng làm việc theo nhóm, ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng máy vi tính thành thạo… nếu không muốn bị bỏ rơi phía sau hoặc nhường chỗ cho lao động nước ngoài./.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Kiếm tiền từ... ký gửi đồ cũ

Bạn đã bán quần áo cũ của mình chưa? Bạn có bao giờ nghĩ đến quần áo cũ cũng có thể kiếm tiền chưa? Đó là những câu chào mời khá dễ thương được các cửa hàng ký gửi quần áo sử dụng để thu hút khách.
Diện tích nhỏ, ít vốn đầu tư
Tất cả quần áo, giày dép, túi xách và nhiều vật dụng cá nhân không muốn sử dụng đều có thể trở thành mặt hàng mới mẻ và là sự lựa chọn của khách hàng. Những ai có nhu cầu mang đồ đi ký gửi chỉ cần sắp xếp cho gọn gàng rồi mang đến cửa hàng ký gửi bất kỳ nào mà mình thích. Sau khi thỏa thuận mức giá, người ký gửi sẽ được chủ cung cấp một thẻ thành viên, ghi nhận toàn bộ thông tin ký gửi.
Quần áo được niêm giá, ngày tháng và bán trong vòng 50-70 ngày. Mỗi khách hàng ký gửi được nhận một mã (code) riêng để phân biệt. Người ký gửi sẽ nhận được số tiền bán sản phẩm sau khi đã trừ phí dịch vụ. Nếu không bán được, bạn có thể mang đồ về hoặc góp luôn cho cửa hàng làm từ thiện.
Chủ cửa hàng ký gửi Mộc Miên (Gò Vấp, TP.HCM) Lê Ngọc Hoa chỉ mới 20 tuổi, hiện đang là sinh viên Trường ĐH Công nghiệp, khá thích thú với công việc này. Hoa cho hay trước giờ rất thích kinh doanh nhưng chi phí để mở một shop quần áo thì quá nặng. “Đầu năm 2014, khi biết loại hình ký gửi này mình cảm thấy như cơ hội đã tới, thay vì xin gia đình một khoản tiền lớn mình chỉ xin 1/5 khoản tiền dự tính lúc trước để thuê lại mặt bằng, những khâu còn lại như PR, tìm người ký gửi, trang trí cửa hàng đều một tay mình tự xoay xở” - Hoa nói. Ban đầu Hoa kiêm luôn cả bà chủ lẫn nhân viên tư vấn nhận hàng, sau hai năm công việc khá suôn sẻ, hiện giờ Mộc Miên shop đã có ba nhân viên chung tay với cô chủ.
Chưa tính đến việc thuê mặt bằng vì điều kiện kinh tế không cho phép, Lê Bích và Thu Thảo (sinh viên năm cuối ĐH Văn hóa) đã “dựng” luôn một cửa hàng ký gửi ngay trên Facebook. Quần áo đưa đến ký gửi được các bạn phối với phụ kiện khác nhau cho hấp dẫn rồi đăng lên cửa hàng giới thiệu. “Vì chưa có mặt bằng nên bọn mình phải lấy lòng khách bằng cách giao hàng tận nơi. Sắp tới hai đứa hy vọng sẽ dành một ít vốn thuê mặt bằng để mở rộng” - Thu Thảo cười nói.

Kiểm tra quần áo của khách trước khi nhận ký gửi tại Give Away (quận 10, TP.HCM). Ảnh: HÀ PHƯỢNG
Ba bên cùng thoải mái
Việc ký gửi những món đồ đã qua sử dụng này ngoài việc tạo ra những khoản lợi nhuận đủ xài cho các cô cậu chủ, nó còn tạo ra một khoản thu nhập cho người ký gửi. Sáng sớm, chị Nguyễn Thị Châu mang theo bốn túi quần áo đến một tiệm ký gửi, chị cho biết đây là lần đầu đi ký gửi quần áo sau khi được bạn bè giới thiệu. “Đồ cũ không còn đụng đến ở nhà rất nhiều nên tôi mang ra đây, cái nào bán được thì lấy thêm tiền mua bánh cho con, không thì góp cho cửa hàng làm từ thiện, để ở nhà chật nhà chứ được gì đâu” - chị Châu tâm sự.
Ngọc Minh, sinh viên ĐH Hoa Sen, có gu thời trang rất sành điệu đã trở thành khách quen của cửa hàng Mộc Miên. Cứ hai tuần Minh lại mang quần áo cũ của mình đến shop ký gửi một lần. Nói cũ chứ thực chất đồ Minh ký gửi đều là quần áo mới sử dụng một, hai lần, còn rất mới và tất cả đều là hàng hiệu. Chủ tiệm Ngọc Hoa chia sẻ: “Quần áo của Minh luôn được khách chuộng, bán rất nhanh vì đồ đã dùng qua nên giá cả vừa phải. Có khoảng chừng chục khách hàng như Minh thì không bao giờ sợ thiếu hàng”.
Nằm khuất trong con hẻm 43/1G Thành Thái (phường 14, quận 10), cửa hàng Give Away với không gian khiêm tốn chỉ 40 m2 nhưng rất gọn gàng với hai lầu cách biệt trưng bày quần áo cũ. Mới hơn 9 giờ sáng, tiệm đã đông nghẹt khách dù là ngày đầu tuần. Khách hàng của Give Away rất đa dạng, người đi làm, sinh viên và cả những bà mẹ trẻ. Khách tha hồ lấy những mẫu quần áo mà mình thích được treo trên kệ và tự do thử, ưng cái nào tính tiền cái đó mà không chịu bất cứ sự quản lý, giám sát hay ràng buộc nào từ chủ tiệm.
Đến cửa hàng cùng với ba cô bạn học cùng lớp, Lê Hoàng Mạnh (20 tuổi) trở thành “cây treo đồ bất đắc dĩ” cho ba cô gái xinh xắn. Mạnh chia sẻ từ ngày có cửa hàng loại này, Mạnh cùng các bạn đã trở thành những khách hàng thân thiết của tiệm. “Quần áo tuy không còn gin 100% nhưng nhiều mẫu mã đẹp và khá tốt. Điều mình thích nhất là giá mềm, khách hàng được thoải mái lựa chọn mà các cô chủ cũng rất dễ tính. Trong khi đó, tại nhiều shop quần áo khác chưa phải sang trọng, các nhân viên kè kè đi theo giới thiệu đôi lúc rất khó chịu mà giá thì đắt hơn nhiều” - Mạnh nói.

Giá của những món đồ ở các cửa hàng ký gửi thông thường thấp nhất là 30.000 đồng và không có bất cứ món đồ nào vượt quá 150.000 đồng. Mang quần áo ra đổi lấy một bộ cánh khác cũng là cách làm của nhiều sinh viên, đặc biệt vào những dịp trường có lễ hội mà chẳng may túi rỗng.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

7 dấu hiệu nhận biết một người giỏi "đội lốt" kẻ lười biếng

Có bao giờ bạn thắc mắc, “Tại sao ít thấy anh ta làm việc nhưng lại có thu nhập cao? Hay tại sao ít thấy người đó học bài nhưng điểm luôn cao chót vót?” Bởi vì họ là những người giỏi “đội lốt” kẻ lười biếng, và có lẽ bạn chỉ nhìn thấy vế thứ hai của người đó.
7 dấu hiệu nhận biết một người giỏi "đội lốt" kẻ lười biếng
Như một đứa trẻ được dạy rằng lười biếng là xấu. Bạn nên chăm chỉ và cần cù mới là tốt. Kẻ lười không phải lúc nào cũng thành công. Nhưng nếu bạn có trong mình những dấu hiệu này, thì bạn “có thể” lười.
1. Bạn tìm cách thức hiệu quả nhất để hoàn thành công việc
Nếu bạn thực sự lười biếng, bạn sẽ dành thời gian ít nhất có thể để thực hiện một công việc. Bằng cách sử dụng sự sáng tạo để tìm ra cách tạo ra các công cụ nhằm thực hiện nhanh chóng và hiệu quả công việc, vì bạn sẽ không muốn làm lại nó một lần nào nữa.
2. Bạn biết cách làm thế nào để thúc đẩy người khác
Đây có lẽ là một phẩm chất mang hơi hướng của một nhà lãnh đạo, nhưng nếu bạn thật sự đạt được mục đích mà vẫn khiến người khác hào hứng làm việc cho mình thì bạn đang nắm trong tay sức mạnh của nghệ thuật lười biếng.
Ông vua thép Andrew Carnegie là một người như thế. Khi còn trẻ, ông có nuôi một đàn thỏ con nhưng không tài nào tìm đủ thức ăn cho chúng. Vì thế, ông nói với đám bạn rằng, nếu chúng tìm đủ thức ăn cho lũ thỏ, ông sẽ lấy tên của chúng để đặt tên cho từng chú thỏ con.
Nhờ phương pháp tài tình này, Carnegie đã kiếm đủ thức ăn cho lũ thỏ mà cũng chẳng làm gì nhiều.
3. Bạn luôn xem xét các giải pháp thay thế
Là một người lười biếng khôn ngoan, bạn sẽ có xu hướng nghĩ về những lựa chọn và giải pháp thay thế cho các tình huống đòi hỏi bạn phải tiêu tốn nhiều năng lượng. Chỉ có những người có tâm trí cởi mở mới cho phép bạn tìm tòi một cái gì đó mà chưa ai nghĩ ra nhằm giúp bản thân có một chút ít thời gian để thư giãn.
4. Bạn sẽ không lãng phí năng lượng cho sự mạo hiểm vô vọng
Khi tham khảo ý kiến của mọi người rằng mình nên làm gì để giúp họ có được phương tiện đi lại nhanh hơn, cha đẻ ngành công nghiệp ô tô Henry Ford nhận được lời khuyên rằng, “ông nên tìm cách cho lũ ngựa chạy nhanh hơn.”
Thời gian là thứ tài sản giá trị và sự công bằng nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi người, vì thế những người lười sẽ muốn chắc chắn rằng không ai có thể đánh cắp nó khỏi họ để lao vào những việc làm chưa được lên kế hoạch hoặc chưa được xuy xét kỹ lưỡng.
Và có lẽ chỉ những người lười mới biết cách trả lời câu hỏi, “Để có một phương tiện đi lại nhanh hơn, tại sao không cải tiến con ngựa?”
5. Bạn biết cách ủy quyền
Một trong những kỹ năng của nhà lãnh đạo là họ biết cách ủy quyền công việc cho những cá nhân mà mình tin tưởng. Biết giao đúng việc cho đúng người không chỉ là kỹ năng của những người có tố chất lãnh đạo mà ngay cả kẻ lười cũng biết cách “trốn việc” một cách suất xắc.
Tại sao bạn làm điều đó trong khi có nhiều người khác có thể làm điều đó cho bạn? Đây là một câu hỏi mà người lười tuy không thừa nhận ngoài miệng nhưng luôn tìm cách hành động theo đó.
6. Bạn biết cách đánh cắp ý tưởng của người khác
Danh họa picasso từng nói, “Những nghệ sĩ đích thực là những người phải có khả năng sao chép ý tưởng. Còn những nghệ sĩ vĩ đại là người có khả năng đánh cắp ý tưởng.”
Steve Jobs (cha đẻ Apple) từng thừa nhận rằng mình luôn cảm thấy hổ thẹn vì đã là những kẻ “lười biếng” đánh cắp những ý tưởng tuyệt vời của trung tâm nghiên cứu phần mềm Xerox PARC năm 1981 về giao diện đồ họa.
Khi đó, giao diện đồ họa là tương lai của ngành công nghệ. Jobs và đội ngũ kỹ sư đã cải tiến đáng kể ý tưởng mà mình nhìn thấy cho dòng máy tính cá nhân đột phá Macintosh. Tuy nhiên, như một quy luật nhân quả, những “kẻ lười biếng” của Microsoft đã đánh cắp ý tưởng của máy Mac và cải tiến, từ đó thai nghén ra hệ điều hành Windows.
7. Một khi đã làm, bạn sẽ hành động hết năng suất
Với tất cả những khoản thời gian đã thư giãn, bạn sẽ dồn mọi sự tập trung và năng lượng để hành động cho mục tiêu kế tiếp. Bạn sẽ có xu hướng không lan man và hoàn toàn tin tưởng vào những gì bạn đang làm với tất cả những gì mà bản thân có.
Nói cách khác, bạn tập trung cao độ làm công việc cho thật nhanh để được chơi.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Giải cơn khát người giúp việc kiểu mẫu

Là một thành viên quan trọng trong gia đình chủ nhà, ước mơ của những người giúp việc là có thể làm hài lòng gia chủ. Với chương trình đào tạo người giúp việc kiểu mẫu, Vinhomes thắp sáng ước mơ này biến khát khao ấy trở thành hiện thực.
Người giúp việc trải lòng…
Làm giúp việc từ năm 16 tuổi, chị Bùi Thị Hoa có hơn 10 năm thâm niên trong nghề.Vốn tính chăm chỉ và thật thà, làm việc cho chủ nhà nào chị cũng được yêu quý, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những lúc chưa làm hài lòng gia chủ.
“Thú thực việc khó nhất với tôi là sử dụng một số thiết bị hiện đại như chiếc máy giặt, bếp gas, rồi pha sữa cho bé đúng tỷ lệ. Chị chủ nhà quá bận nên không có thời gian nhiều để hướng dẫn”, chị chia sẻ.
Đa số người giúp việc xuất thân từ nhiều vùng khác nhau và có cuộc sống khó khăn, họ có thể là những cô gái còn rất trẻ phải chật vật mưu sinh, người có bố mẹ già yếu, bệnh tật hay những gia đình đông con, cuộc sống quá nghèo khó… Bởi vậy, họ mong muốn có thể làm hài lòng gia chủ để có cuộc sống và thu nhập ổn định.
vietnamnet

Bác Thoa, người có gần 15 năm làm nghề giúp việc gia đình cho biết, ước mơ của bác là được xã hội tôn trọng và đặc biệt coi giúp việc là một nghề, được tham gia các khóa đào tạo để có thể làm tốt công việc của mình. Ước mơ của những người như bác Thoa đang dần được hiện thực hóa kể từ khi Nghị định 27 của Chính phủ có hiệu lực từ giữa năm 2014. Đây được coi là thông điệp chính thức khẳng định giúp việc gia đình cũng là một nghề chuyên nghiệp.
Mặc dù đã được luật hóa, nhưng để những người giúp việc làm hài lòng gia chủ thì bản thân họ phải chứng minh được giá trị của mình, đó là sự chuyên nghiệp khi thực hiện các công việc mà chủ nhà giao phó.
Theo số liệu khảo sát của Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (CFCD), 90% người giúp việc tại Việt Nam chưa được đào tạo, chủ yếu làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, dẫn đến những mâu thuẫn và sự đổ vỡ trong mối quan hệ chủ nhà - người giúp việc chỉ sau một thời gian ngắn hai bên hợp tác. Cũng trong cuộc khảo sát, 77% người giúp việc bày tỏ mong muốn được học nghề để tự nâng cấp bản thân và thay đổi cái nhìn đầy định kiến mà xã hội đang dành cho những người theo nghề này.
Chương trình đào tạo “Người giúp việc kiểu mẫu” là sáng kiến của Vinhomes nhằm đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính những cư dân của mình.
“Khi ở dưới quê, chúng tôi vẫn nghĩ trở thành người giúp việc thì có khó gì đâu, chỉ là những việc nội trợ trong gia đình. Nhưng rõ ràng cuộc sống tại các thành phố quá xa lạ với chúng tôi, máy móc hiện đại thì toàn tiếng nước ngoài nhìn vào đã hoa cả mắt. Nếu được bắt đầu lại, tôi mong muốn được tham gia một khóa đào tạo cơ bản về các kỹ năng làm việc nhà.Biết cách làm việc chắc chắn chúng tôi sẽ tránh được những tổn thương khi bị chủ nhà nặng nhẹ mỗi khi làm sai hay làm hỏng cái gì”, chị Hoa, quê Thái Nguyên tâm sự.
Cơ hội trở thành “Người giúp việc kiểu mẫu”
Cùng với sự khẩn trương của toàn xã hội trong việc triển khai các chương trình đào tạo nghề cho người giúp việc nhằm hiện thức hóa ước mơ chuyên nghiệp của những lao động như chị Hoa, khóa đào tạo “Người giúp việc kiểu mẫu” do Vinhomes tổ chức ngay từ tháng 1/2016 sẽ góp phần nâng cao vị thế của lao động giúp việc trên thị trường lao động, đồng thời làm nhiều người trong xã hội có cái nhìn khác về những người hành nghề giúp việc.
vietnamnet

Khóa đào tạo “Người giúp việc kiểu mẫu” không chỉ giúp giảm tải một cách hiệu quả các công việc gia đình cho các cư dân mà còn góp phần tạo nên một không gian sống sạch đẹp, văn minh cho toàn chuỗi đô thị mang thương hiệu Vinhomes.
Xét ở một phạm vi nhỏ hơn, đây là sáng kiến của Vinhomes nhằm đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính những cư dân của mình. “Một người giúp việc năng động, chuyên nghiệp với ứng xử văn minh, lịch sự chắc chắn sẽ làm việc hiệu quả, mang lại sự hài lòng cho gia chủ, góp phần giúp môi trường sống trong toàn khu đô thị trở nên tốt đẹp hơn”, đại diện Vinhomes chia sẻ.
“Người giúp việc kiểu mẫu” là khóa đào tạo được thiết kế dựa trên những kỳ vọng của các gia chủ khi tìm kiếm người giúp việc không chỉ thạo các kỹ năng làm việc nhà mà phải có ý thức đạo đức và cách ứng xử có văn hóa trong gia đình và tại cộng đồng.
Sáu chủ đề trong chương trình đào tạo bao gồm Văn hóa ứng xử tại khu đô thị; Dọn phòng bếp; Dọn phòng vệ sinh; Giặt là quần áo; Dọn phòng ngủ và phòng khách; Xử lý các tình huống khẩn cấp sẽ được hướng dẫn chi tiết trong các lớp học từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2016.
Những thế hệ người giúp việc kiểu mẫu đầu tiên tại Vinhomes không chỉ giúp giảm tải một cách hiệu quả các công việc gia đình cho các cư dân mà quan trọng hơn, chính ý thức văn hóa và sự chuyên nghiệp của họ sẽ góp phần tạo nên một không gian sống sạch đẹp và văn minh cho toàn chuỗi đô thị mang thương hiệu Vinhomes, xứng đáng trở thành n


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons