Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Muốn làm giàu hãy nhớ những việc tỷ phú không bao giờ làm

Những người giàu nhất thế giới không quá quan tâm đến vận may. Thay vào đó, họ chọn con đường cho riêng mình cộng với làm việc chăm chỉ và nắm bắt cơ hội hiện hữu...
Người giàu không tìm vận may bằng cách chơi xổ số
Xổ số luôn đi kèm với khoản tiền thưởng vô cùng hấp dẫn. Nhưng cơ hội để thắng khi chơi trò này vô cùng thấp và về mặt logic, việc tự tay gây dựng tài sản bạn có cơ hội lớn hơn so với thắng xổ số.
Những người giàu nhất thế giới không quá quan tâm đến vận may. Thay vào đó, họ chọn con đường cho riêng mình cộng với làm việc chăm chỉ và nắm bắt cơ hội hiện hữu.
Hãy nhớ, giàu lên nhanh chóng nhờ vận may không có ý nghĩa gì nếu bạn không biết quản lý chúng – rất nhiều người từng trúng số độc đắc nhanh chóng phá sản vì họ không thể quản lý được khoản tiền bạc này và thường xuyên tiêu xài phung phí.
Muốn làm giàu hãy nhớ những việc tỷ phú không bao giờ làm - Ảnh 1
Không dám đối diện với tình hình tài chính
“Điểm khác biệt cơ bản giữa những người giàu có và những người còn lại là họ luôn biết cách kiểm soát tiền của mình, chứ không bao giờ cho phép tiền kiểm soát họ”. Đây là kết luận của chuyên gia kinh tế Jaime Tardy- tác giả cuốn Eventual Millionaire sau khi phỏng vấn 150 triệu phú về cách quản lý tiền bạc để họ trở nên giàu có như ngày hôm nay.
Nếu bạn không giỏi việc tính toán với những con số thì rất dễ mất kiểm soát tài chính, bao gồm các khoản đầu tư và sao kê tài khoản. Tuy nhiên những điều này hiếm khi xảy ra với giới giàu, những người sở hữu tài khoản “khủng” tại các ngân hàng. Tardy cho hay: “Nếu bạn không nắm rõ tình hình tài chính của mình thì tiền sẽ cứ thế tuột khỏi tay bạn”. Hậu quả là những khoản đầu tư không hợp lý, nợ nần và thậm chí là trắng tay khi về già.
Mặt khác, nếu bạn không am hiểu nhiều về lĩnh vực đầu tư, việc nhờ đến sự trợ giúp từ các chuyên gia tư vấn tài chính sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng kiến thức quan trọng. “Nhưng phải chắc chắn đó là những nguồn đáng tin cậy”, Tardy chia sẻ, “Tốt hơn hết là hãy học từ những người đã và đang ở vị trí mà bạn muốn tiến đến”.
Vung tay quá trán khi tiêu tiền
Khi nghĩ về lối sống của những người giàu có, có lẽ bạn sẽ mường tượng ra đủ thứ xa hoa, hào nhoáng. Nhưng sự thật là cuộc sống của họ không như những gì bạn tưởng. Tardy cho biết: “Các triệu phú không phải lúc nào cũng chỉ biết mua sắm hàng hiệu hay những chiếc xe thời thượng. Họ quyết định những thứ sẽ mua dựa vào tình hình tài chính cũng như mục tiêu đặt ra. Hay nói một cách khác thì họ giàu là bởi họ biết cách giữ tiền chứ không phải là ‘đốt’ tiền”.
Bí quyết để thành công là đưa ra một kế hoạch chi tiêu tiết kiệm có tính khả thi cao và thực hiện nó.
Muốn làm giàu hãy nhớ những việc tỷ phú không bao giờ làm - Ảnh 2
Không chuẩn bị về mặt tài chính trước những biến cố lớn trong đời
Những người thành đạt luôn ý thức được rằng mọi thay đổi trong cuộc đời đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính. Bởi vậy, bất cứ khi nào cuộc đời bạn chuyển sang một hướng mới, hãy dành thời gian xem xét các vấn đề tài chính để kịp thời thay đổi, thực hiện các điều chỉnh (nếu cần) cho phù hợp.Orbitvn.com | Tin công nghệ thông tin & Khởi nghiệp
Lãng phí tiền vào những thứ không đáng
Nếu bỏ ra 100 USD cho một bữa ăn thịnh soạn tại nhà hàng ưa thích, ít ra bạn còn có được cảm giác hưởng thụ. Nhưng nếu bỏ ra 100 USD để nộp phạt vì thanh toán trễ hẹn rõ ràng là rất lãng phí.
David Bach, Phó chủ tịch tập đoàn Tư vấn tài chính Edelman, tác giả cuốn “Smart Women Finish Rich” (tạm dịch: Phụ nữ thông minh nhất định sẽ giàu có) cho biết: “Sự khác biệt giữa giới giàu và những người còn lại là họ luôn để mắt tới việc tiền của mình sẽ ‘đi đâu, về đâu’. Họ biết cách để tiền không bị tuột khỏi tay và rơi vào những chỗ không đáng. Bởi thế, hiếm khi họ thanh toán hóa đơn muộn hay dùng thẻ tín dụng lãi suất cao”.
Chỉ tập trung vào tiết kiệm tiền chứ không nghĩ cách kiếm thêm
Các triệu phú ý thức rằng việc kiếm thêm thu nhập để đạt được mục tiêu tài chính đề ra hay hơn rất nhiều so với việc cắt giảm chi tiêu một cách thái quá như trên. Tardy nghiên cứu và chỉ ra rằng “Số tiền bạn tiết kiệm được là có hạn, còn số tiền bạn có thể kiếm ra thì không”.
Để tiền nhàn rỗi
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là những người giàu nhất thế giới không bao giờ để tiền của họ nhàn rỗi trong tài khoản ngân hàng. Bạn cần bắt tiền của bạn vận động bằng cách đầu tư vào một lĩnh vực nào đó – có thể là chứng khoán, trái phiếu, quỹ tương hỗ, bất động sản hoặc bất kỳ thứ gì miễn là với lộ trình dẫn đến thành công.
Việc đầu tư giúp tiền của bạn mang lại khoản thu nhập thụ động và nếu được tái đầu tư sẽ mang lại lãi suất kép. Nếu không lạm phát sẽ tiếp tục và tiền của bạn rốt cuộc cũng bị mất giá.
Trong cuộc sống hàng ngày, hãy học cách từ bỏ những thói quen xấu và tự tìm cho mình vị thế tài chính tốt hơn.
Một lần nữa, nên nhớ không có đường tắt để đi đến thành công, do vậy, việc hiểu rõ những khái niệm này sẽ không giúp bạn trở nên giàu có một sớm một chiều, nhưng chúng giúp bạn đặt ra một lộ trình để vươn tới tương lai tươi sáng hơn.



ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

“Té ghế” khi biết lý do bạn trẻ muốn vào ngân hàng làm việc

NHIỀU BẠN TRẺ LẦM TƯỞNG LÀM NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG SƯỚNG, RA ĐƯỜNG ĐƯỢC NGƯỜI TA NỂ, VI VU DU LỊCH CHỖ NỌ, CHỖ KIA, THU NHẬP BÉT NHẤT CŨNG HƠN 5 TRIỆU/THÁNG… MÀ KHÔNG HIỂU NHỮNG KHÓ KHĂN VỀ ÁP LỰC VỀ CHỈ TIÊU, ĐI ĐÒI NỢ CÒN BỊ KHÁCH HÀNG ĐÁNH ĐUỔI…


“Té ghế” khi biết lý do bạn trẻ muốn vào ngân hàng làm việc
Nhiều bạn trẻ lầm tưởng làm nhân viên ngân hàng là sang chảnh, thu nhập cao
“Dẫn đến sự ngộ nhận này, lỗi phần lớn là do những người làm ngân hàng trong cách tương tác hay truyền thông với xã hội. Như bản thân tôi đây, nhiều khi đưa lên facebook ăn nhậu chỗ này, check in chỗ kia, vi vu du lịch…tưởng là sướng lắm chứ nhiều khi chỉ là chém gió”, giám đốc chi nhánh của một ngân hàng chia sẻ.
Câu chuyện nhân sự ngành ngân hàng trong năm 2016 sẽ là vấn đề nóng, bởi ngân hàng không hề cắt giảm nhân viên trong giai đoạn khó khăn mà vẫn tuyển thêm. Có điều, cuộc tuyển nhân sự giai đoạn này được chọn lọc hơn, khắt khe hơn vì đòi hỏi của  công cuộc tái cơ cấu, hội nhập. Thậm chí có ngân hàng sẵn sàng trả lương cao cho một người làm được việc để tinh giảm bớt số lượng nhân viên khác.
Tuy nhiên, cuộc tuyển chọn nhân sự của nhiều ngân hàng cũng lắm gian nan, bởi người hiểu về ngân hàng thì thận trọng còn người chưa hiểu thì lao vào, còn người chưa hiểu thì thèm thuồng, ảo tưởng.
Ngộ nhận về công việc ngân hàng
Giám đốc chi nhánh một ngân hàng cổ phần chia sẻ lần phỏng vấn tuyển nhân sự cũng thấy có rất nhiều bạn trẻ ngộ nhận về công việc ngân hàng. Ứng tuyển vào ngân hàng có rất nhiều bạn hiện đang đi làm tiếp thị, bán hàng cho các công lớn hoặc làm cho các công ty tài chính.
Công việc đang làm tương đối ổn định, hoàn thành chỉ tiêu hàng tháng, có thu nhập ngang ngửa với vị trí sắp ứng tuyển vào ngân hàng.
“Tôi hỏi vì sao em muốn thay đổi công việc khi em đang có công việc ổn định và có thu nhập? Em bảo là em muốn làm ngân hàng vì thấy làm ngân hàng sướng, ra đường người ta nể (!)”, vị giám đốc kể lại.
Thậm chí, có nhiều bạn chỉ muốn vào ngân hàng vì nghĩ sẽ có được mức lương đáp ứng nhu cầu tối thiểu của bản thân chứ không phải hưởng lương dựa trên những gì mình làm được cho doanh nghiệp.
Vị giám đốc chi nhánh này kể tiếp, lần phỏng vấn mới đây, có một em đang làm bán hàng cho công ty viễn thông trả lời muốn vào ngân hàng vì lương ngân hàng bèo nhất cũng phải trên 5 triệu/tháng.
“Em nói mức thu nhập của em ở công ty hiện tại không đủ trang trải cuộc sống và em nghĩ có tìm thêm khách hàng cũng không đủ để tiêu. Em muốn vào làm ngân hàng vì lương bèo nhất cũng phải trên 5 triệu/tháng chứ anh. Nghe xong câu trả lời của cô bé mà tôi suýt té ghế”, vị giám đốc chi nhánh này chia sẻ.
Có bạn còn nghĩ làm ngân hàng sang lắm, hay được đi du lịch, gặp gỡ khách hàng. “Thực tế, trước đây có thể là vậy, nhưng bây giờ làm ngân hàng rất cực khổ, không phải chỉ ở cấp nhân viên mà còn ở cả quản lý cấp cao, không chỉ ở bộ phận này hay bộ phận khác mà tất cả các bộ phận đều cực khổ, khó khăn như nhau. Cái chuyện đổ mồ hôi, sôi nước mắt hay rơi cả máu là chuyện bình thường”, vị này chia sẻ.
Nhân viên tín dụng của một ngân hàng lớn cũng cho biết giờ làm ngân hàng quá vất vả vì định mức, chỉ tiêu, đó là chưa kể mời người ta vay bằng được xong đến hạn lại đến đòi cho bằng được.
“Nhiều lúc ngân hàng áp xuống định mức trên trời, nhân viên cứ thế mà chạy. Đến hạn lại lo đi đòi nợ. Nhiều hôm, đến đòi nợ còn bị doanh nghiệp đó cho nhân viên cầm gậy gộc đánh đuổi đi ý chứ. Những lúc như vậy, em hay gọi bạn đi nhậu hoặc cafe, rồi lại check in lên facebook khiến nhiều bạn bè lầm tưởng làm nhân viên tín dụng sướng lắm. Họ đâu có biết là mình vừa chạy thục mạng vì bị khách hàng đánh đuổi đâu”, cậu nhân viên này cười ngượng.
Thiếu người làm được việc
Ông Trịnh Xuân Giang, Quản lý vùng khách hàng doanh nghiệp, Pvcombank, cho biết mặc dù các ngân hàng vẫn tuyển nhận sự nhưng không mở rộng thêm số lượng nhân viên tương ứng mà sẽ là chọn lọc.
“Nếu ngân hàng tuyển được 1 người làm được việc thì sẽ cho 3 người cũ không làm được việc nghỉ việc. Có nghĩa là ngân hàng chỉ muốn tuyển nhân sự cứng và tinh giản bộ máy nhân sự”, ông Giang phân tích.
Thực tế các ngân hàng đang thiếu những người làm được việc, nhất là các vị trí lãnh đạo như giám đốc khối, giám đốc chi nhánh.
"Nhưng việc tuyển dụng người làm được việc sẽ khó khăn vì người làm được việc thì thiếu mà người không làm việc hiệu quả, không hoàn thành chỉ tiêu thì nhiều”, ông Giang nhận định.
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần tại Hà Nội cũng thừa nhận công cuộc tuyển dụng này khá vất vả vì người làm được thì hiếm mà người không hoàn thành công việc thì nhiều. Nhiều người xin vào làm ngân hàng chỉ vì ảo tưởng về công việc ngân hàng nhưng lại không có kỹ năng để làm việc.
“Một nhân viên được tuyển dụng không chỉ tốt nghiệp bằng giỏi với các chứng chỉ khác là đủ. Điều quan trọng là phải hiểu nghiệp vụ, có mối quan hệ, kỹ năng giao tiếp và xử lý công việc. Ngoài ra, một nhân viên ngân hàng được tuyển dụng cần phải trang bị cho mình những kỹ năng mềm. Đây là yếu tố quan trọng để họ có thể xử lý các vấn đề phát sinh cũng như hoàn thành chỉ tiêu của ngân hàng giao cho. Tất nhiên, với những nhân viên làm được việc, thu nhập của họ cũng được hưởng ở mức xứng đáng”, vị này cho biết.
Ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc Vietinbank cũng thừa nhận việc tuyển dụng nhân sự, giữ người giỏi sẽ là một thách thức lớn của ngân hàng.
“Điều này buộc các ngân hàng phải có chiến lược và kế hoạch nhân sự chặt chẽ để đáp ứng yêu cầu hội nhập của thị trường, nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới. Đồng thời phải có chính sách giữ được cán bộ tốt, chính sách đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ. Những việc này sẽ phải được tính toán một cách rất chặt chẽ mới đảm bảo sự phát triển của ngân hàng”, ông Thọ cho biết.
“Tất cả việc đó phải gắn kết với nhau, tất nhiên là những điều đó sẽ phải đối mặt với nhiều cạnh tranh gay gắt, nhưng về nguyên tắc, phải thiết kế một cách đầy đủ những chính sách như vậy để đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng tốt”, ông Thọ nhấn mạnh.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons