6 tháng đầu năm 2012, nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM giảm nhiều, xuất hiện tình trạng sự chênh lệch giữa trình độ nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu việc làm.
Đó
là những nội dung chính trong báo cáo tình hình cung cầu lao động 6
tháng đầu năm 2012 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin
thị trường lao động TPHCM (Falmi). Báo cáo này được lập sau khi Falmi
khảo sát, thống kế nhu cầu tuyển dụng của gần 13.000 doanh nghiệp với
gần 145.000 chỗ làm và hơn 55.000 người có nhu cầu tìm việc.
Lao động có tay nghề vẫn đang trong tình trạng thiếu
Theo
Falmi, tình hình chung về chỉ số nhu cầu tuyển dụng lao động giảm so
với 6 tháng đầu năm 2011. Giảm nhiều nhất là nhu cầu lao động phổ thông
ngành nghề Dệt may – Da giày và một số ngành nghề khác như: Cơ khí,
Luyện kim, Hóa – Thực phẩm, Điện tử,... Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực các
ngành này giảm nhiều nhưng vẫn không tuyển dụng đủ. Lý do là nguồn cung
nhóm nhân lực công nhân kỹ thuật quá thiếu.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc thường trực Falmi cho biết: “Thời
điểm hiện nay, thị trường lao động thành phố đang có dấu hiệu cầu giảm
so với cung, nhưng lao động có tay nghề vẫn đang trong tình trạng
thiếu”.
Khác
những năm trước, các doanh nghiệp không phổ biến tình trạng tuyển dụng ồ
ạt lao động phổ thông trong các ngành thâm dụng lao động, các doanh
nghiệp đã tính toán chặt chẽ việc tuyển dụng.
Ông
Trần Anh Tuấn cho biết: “Do tác động của nền kinh tế còn nhiều khó
khăn, ảnh hưởng tới sự ổn định của thị trường lao động. Nhiều doanh
nghiệp đã phải thu hẹp sản xuất, tạm ngưng hoạt động, nhất là doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công sản xuất, chế biến. Các doanh
nghiệp có xu hướng tinh giãn bộ máy, nhân sự, đổi mới phương pháp tuyển
dụng”.
Tuy
nhiên, điều ông Tuấn lo ngại lại là: “Nhu cầu tuyển dụng của các doanh
nghiệp giảm nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không tuyển đủ số lượng lao
động phù hợp. Trong khi đó, tình hình đăng ký hưởng chính sách bảo hiểm
thất nghiệp có xu hướng tăng. Điều này thể hiện rõ nét sự chênh lệch của
thị trường lao động về số lượng và chất lượng cung cầu, không đồng bộ
cơ cấu chỗ làm việc với người tìm việc và lao động thất nghiệp”.
Trong
đó, đáng chú ý là tình trạng chênh lệch về chất lượng nhân lực. Theo
ông Tuấn thì hiện rất phổ biến tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học,
cao đẳng có nhu cầu việc là; nhưng do các doanh nghiệp yêu cầu nhân lực
chất lượng cao, kinh nghiệm, kỹ năng… mà nhiều sinh viên chưa đáp ứng
được.
Đặc
biệt, đối với các nhóm ngành Khoa học – Xã hội còn khó khăn hơn khi mà
nhiều sinh viên vẫn khó tìm việc làm hoặc phải làm trái ngành. Nguyên
nhân chủ yếu là do nguồn việc trong nhóm ngành này không phổ biến, thu
nhập thấp.
Về
tình hình nhân lực trong những tháng cuối năm 2012, Falmi dự báo nguồn
cung sẽ tăng mạnh do sinh viên, học sinh tốt nghiệp ra trường. Tuy
nhiên, đồng thời Falmi cũng dự báo là tỷ lệ lao động mất việc làm có thể
sẽ tăng so đầu năm do quá trình doanh nghiệp sắp xếp lại lao động hoặc
một số phải giải thể do không vượt qua được khó khăn.
Dự
kiến nhu cầu nhân lực trong 6 tháng cuối năm là 135.000 chỗ làm việc,
riêng trong quý 3/2012 là 65.000 chỗ làm việc. Một số ngành nghề có nhu
cầu tuyển nhiều nhân lực là Kế toán, Hành chánh văn phòng, Marketing –
Nhân viên kinh doanh, Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu, Tin học, Quản
trị kinh doanh, và một số ngành kỹ thuật như Điện, Điện tử, Cơ khí,...
Và
một dự báo khác khá quan trong cũng được Falmi đưa ra là thị trường sẽ
tiếp tục diễn biến mất cân đối; nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, cao
đẳng ra trường vẫn không tìm được việc làm theo chuyên môn; trong khi
đó, người học nghề ra trường rất dễ tìm được việc làm với mức lương phù
hợp và thành công với nghề.
Theo
ông Tuấn thì thời gian tới TP cần tăng cường công tác quản lý nhà nước
để dự báo tốt hơn về biến động thị trường lao động; đẩy mạnh sự liên kết
đồng bộ các hoạt động hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo gắn kết với nhu
cầu sử dụng lao động. Có như vậy mới xóa bỏ được chênh lệch cung cầu về
chất lượng và số lượng trên thị trường lao động hiện nay.
Tùng Nguyên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét