Đã bao giờ bạn cảm thấy có những nỗi “ám ảnh vô hình” cản trở công việc và kìm hãm sự phát triển nghề nghiệp của bạn? Đó có thể là sự lo lắng bị sa thải, sợ phát biểu trước đám đông, sợ “lép vế” trước đồng nghiệp, sợ mắc sai lầm…
Bạn sẽ làm gì để thoát khỏi tình trạng này?
Dưới đây là 5 bước bạn có thể thực hiện để “đập tan” những nỗi sợ hãi đó:
Bước1: Xác định nỗi sợ hãi
Krista
Regedanz, nhà tâm lý học chuyên về các vấn đề và nỗi lo lắng liên quan
tới công việc, cho biết: “Bước đầu tiên đối phó với nỗi sợ là xác định
dấu hiệu và nguyên nhân của nỗi sợ. Chẳng hạn, bạn cảm thấy mình đang
trì hoãn vì sợ bắt đầu một dự án. Khi đó, hãy tìm hiểu tại sao bạn lại
sợ, vì bạn sợ thay đối hay vì những thách thức mới khiến bạn nản chí?
Một khi đã tìm được nguyên nhân, bạn sẽ biết mình nên làm gì”.
“Trong
trường hợp sợ thất bại, bạn có thể tập trung vào chính xác điều gì về
sự thất bại khiến bạn sợ hãi. Khi xác định được, hãy hỏi bản thân “Nếu
điều đó xảy ra thì sẽ ra sao? Cho tới khi xác định tận cùng vấn đề, bạn
sẽ biết phải hành động ra sao. Điều tương tự như sợ “lép vế” những người
khác. Khi bạn biết tận cùng điều mình lo sợ, bạn sẽ phát hiện rằng nó
không đáng sợ như bạn nghĩ”, Regedanz nói.
Bước 2: Hiểu rõ mục đích của việc đang làm
Nếu
bạn cho rằng cuộc sống công sở là một nỗi sợ, hãy hỏi bản thân dù đáng
sợ như vậy nhưng sao bạn vẫn phải làm việc. Đó là vì vấn đề “cơm áo gạo
tiền”, cơ hội thăng tiến, khả năng phát triển bản thân… Một khi xác định
mục tiêu cụ thể, bạn sẽ có động lực để vượt qua nỗi sợ.
Tương
tự với những nỗi sợ khác như sợ xây dựng mối mối quan hệ với đồng
nghiệp, hãy nhắc nhở bản thân về tầm quan trọng của họ trong sự nghiệp
và công việc hàng ngày của bạn. Hay với nỗi sợ thuyết trình trước đám
đông, bạn cần xác định kỹ năng này sẽ giúp ích cho bạn ra sao trong quá
trình thăng tiến.
Bước 3: Bắt đầu từ những thay đổi nhỏ
Bạn
khó có thể vượt qua nỗi sợ chỉ sau một đêm, thay vào đó, hãy từng bước
thực hiện những bước khắc phục. Chẳng hạn, để “trị” chứng sợ nói trước
đám đông, bạn có thể bắt đầu bằng cách chủ động nêu ra 1 quan điểm, ý
tưởng vào mỗi cuộc họp hàng tuần. Chia nhỏ mục tiêu của bạn thành các
bước nhỏ, dễ kiểm soát có thể khiến quá trình bớt khó khăn hơn.
Bước 4: Xây dựng từng thành công
Thành
công mở ra thành công. Regedanz nêu quan điểm: “Một khi vượt qua một
nỗi sợ, bạn có thể chuyển kinh nghiệm đó thành niềm cảm hứng để vượt qua
những nỗi sợ khác. Ví dụ, khi bạn vượt qua nỗi sợ phát biểu trước đám
đông, nỗi sợ kết nối, giao lưu với mọi người cũng sẽ được khắc phục
nhanh chóng và đơn giản hơn”. Điều quan trọng là hãy hành động để vượt
qua nỗi sợ, cân nhắc những gì đạt được khi hành động và cái giá phải trả
nếu không hành động.
Bước 5: Tập trung vào cảm giác sau khi vượt qua nỗi sợ
Thay
vì lo nghĩ nỗi sợ sẽ cản trở mình ra sao, bạn nên tập trung vào những
điều tốt đẹp khi vượt qua nỗi ám ảnh của mình. Hay hãy nghĩ rằng: “Nếu
bạn không tìm cách vượt qua chướng ngại vật, bạn sẽ chững lại và không
thể bắt kịp với sự thay đổi xung quanh. Còn nếu cảm thấy nỗi sợ chưa đủ
lớn để bạn phải thay đổi, hãy sử dụng một nỗi sợ khác để khích bản thân
tiến lên phía trước. Đừng chờ cho tới khi vấn đề trở nên nghiêm trọng
mới bắt tay vào hành động”, Caroline Ceniza-Levine, tác giản cuốn sách Vượt qua nỗi sợ hãi: Bí quyết thành công trong thời kỳ khó khăn, nói.
Vũ Vũ
Theo CareerBliss
0 nhận xét:
Đăng nhận xét