Áp lực công việc luôn khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng, đôi khi bế tắc và thậm chí nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, giải quyết những vấn đề này không quá khó như nhiều người vẫn tưởng.
Tránh xa các mạng xã hội.
Có người từng gọi Facebook là một “cái bể sâu chứa đựng những tiêu
cực và căng thẳng”. Có thể bạn vẫn muốn chia sẻ một số điều gì đó trên
mạng xã hội, nhưng có rất nhiều cách khác để “xả” sự bức bối mà bạn đang
chịu đựng, mà không cần đăng nhập vào Facebook. Vì có thể những gì bạn
“tâm sự” trên Facebook có thể khiến bạn rơi vào những trạng thái căng
thẳng tiếp theo.
Hướng tới những người tràn đầy năng lượng sống.
Một số người có “biệt tài” dập tắt mọi lạc quan, năng lượng sống của
bạn dù không hề chủ ý. Nhưng cũng lại có những người luôn tạo cho bạn
cảm giác tràn đầy sức sống và niềm tin khi ở bên họ. Hãy cố gắng tìm ra
những người đem lại cho bạn năng lượng để tiếp tục vươn lên. Nếu
không thể gặp gỡ trực tiếp, bạn có thể tìm kiếm những người bạn vui vẻ
trên mạng.
Tắt vô tuyến. Nếu bạn có thói quen làm việc trong môi trường ồn ã, hãy dùng âm nhạc hoặc những cuốn sách thay vì vừa làm việc vừa mở tivi.
Chăm sóc bản thân.
Hãy giúp cơ thể chống lại stress bằng cách chăm sóc nó cẩn thận. Uống
đủ nước, giảm bớt cà phê, chế độ ăn đủ dinh dưỡng, ngủ đủ và tập thể
dục.
Nghỉ ốm một ngày.
Hãy sử dụng ngày này để nghỉ ngơi và “sạc” lại năng lượng cho cơ thể.
Xem một bộ phim hay hoặc một chương trình truyền hình yêu thích cũng rất
cần thiết để tái tạo lại sức lao động cho bạn.
Thiết lập các giới hạn.
Nếu bạn cảm thấy mình đã quá căng thẳng rồi, hãy giảm bớt tiến độ thực
hiện các dự án mới và thiết lập khung thời gian rộng rãi hơn để bạn có
thể hoàn thành kịp.
Tiết chế những than vãn của bè bạn.
Có những người thường duy trì thói quen xả ra những căng thẳng với
bạn bè. Điều này, dĩ nhiên, lại gây thêm mệt mỏi với bạn. Bạn có thể nói
với họ rằng bạn rất tôn trọng nhu cầu chia sẻ của họ, nhưng bạn cũng
không phải “cái ổ cứng” để “tương thích” với tất cả những thông tin
đó.
Chủ động lựa chọn sự tích cực.
Thái độ tiếp cận này sẽ giúp bạn tạo cho người khác những ích lợi và
cũng có thể giúp bạn chống lại sự căng thẳng do công việc quá tải.
Đỗ Dương
Theo Wired
0 nhận xét:
Đăng nhận xét