Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Khi công việc mới trở thành "thảm hoạ"

Bạn vừa bắt đầu một công việc mới với nhiều kỳ vọng. Thế nhưng thực tế công việc bạn tưởng như "trong mơ" ấy lại là một "thảm hoạ". Bạn có nên nghỉ việc ngay lập tức hay tiếp tục cố gắng bám trụ?

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn khi công việc mới trở thành “thảm họa”:
 
Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn khi công việc mới trở thành “thảm họa”:

Đánh giá lại tình hình

Công việc mới bỗng chốc trở thành “thảm họa” vì nhiều lý do. Có thể sếp của bạn là người xấu tính, luôn bắt bẻ bạn một cách vô lý. Có thể nhiệm vụ hàng ngày không như mong muốn của bạn. Có thể đồng nghiệp luôn tìm cách “chơi xấu” bạn. Hoặc bạn gặp phải khách hàng khó tính khiến bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Hãy xác định chính xác nguyên nhân của “thảm họa” trước khi đưa ra bất cứ hành động nào.

Lynn Berger, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp ở Manhattan, New York, Mỹ, đưa ra lời khuyên: "Bên cạnh phân tích tình hình, tôi cho rằng bạn phải xem xét lại chính bản thân mình. Liệu bạn có trách nhiệm gì trong tình huống tồi tệ này hay không? Có thể bạn chưa từng va chạm với thế giới công sở khốc liệt nên dễ mắc stress. Qua thời gian, bạn có thể quen việc hơn và rút ra kinh nghiệm riêng cho mình.”

Đối thoại cởi mở

Đối thoại cởi mở với cấp trên là biện pháp tìm ra hướng đi cho tình trạng của bạn. Nếu người quản lý hài lòng với sự thể hiện của bạn trong khi bạn không thỏa mãn với công việc của mình, bạn sẽ dễ dàng mở lời hơn với về những điều khiến bạn khổ sở. Anh/ cô ấy có thể sẵn sàng điều chỉnh nhiệm vụ và trợ giúp thêm cho bạn.

Còn ngược lại, bạn sẽ khó nói hơn. Berger nói: "Dù vậy, bạn vẫn phải nói chuyện với sếp, càng sớm càng tốt. Hãy xác định rõ ràng mong đợi của bạn về công việc cũng như kỳ vọng của công ty, cấp trên về bạn”.

Nhưng nếu sếp là nguyên nhân khiến công việc mới của bạn trở thành “thảm họa” thì sao? Lúc này, hãy tìm hiểu từ đồng nghiệp của bạn, quan sát cách mọi người tương tác với sếp. Liệu chỉ mình bạn hay có nhiều nhân viên khác cũng cảm thấy bất mãn với sếp? Nhìn rõ bức tranh toàn cảnh sẽ giúp bạn quyết định hành động đúng đắn nhất.

Kiên nhẫn

Berger nhắc nhở mọi người rằng phải mất từ 3 tới 6 tháng để làm quen và thạo việc. Thế nên, sẽ có nhiều trở ngại khiến bạn cảm thấy như “mắc kẹt” trong công việc. Đặc biệt đối với những người mới ra trường đi làm hoặc những nhân viên đi làm sau thời gian dài thất nghiệp, hãy chuẩn bị tinh thần cho những điều xa lạ ở vị trí mới. Nhớ rằng, thời gian đầu bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, muốn “nhảy việc” ngay, đó là điều dễ hiểu.

Trong giai đoạn đầu này, bạn nên quan sát cách mọi người xung quanh làm việc, cách làm việc, không chỉ học hỏi về công việc của mình mà tìm hiểu về công ty, về đồng nghiệp. Như vậy, bạn sẽ dần thoải mái hơn.

Nếu quyết định “nhảy việc”:

Berger khuyên bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc hay không. Nếu là “nạn nhân” của sự bóc lột sức lao động và tinh thần, bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng đưa ra quyết định.

Tuy nhiên, thậm chí không rơi vào tình cảnh đó, bạn vẫn có thể cảm thấy “ác mộng” khi làm việc. Nếu bạn đã dành thời gian và nỗ lực nhưng mọi thứ vẫn không có tiến triển gì, “nhảy việc” là biện pháp cần thiết giúp bạn giải thoát khởi stress, mệt mỏi, đau khổ ở hiện tại.

Khi phỏng vấn cho một vị trí khác, hãy giải thích thời gian ngắn ngủi của bạn ở công việc này bằng cách nói: "Tôi sớm nhận ra mình đã không ở đúng vị trí”. Cố gắng tạo ra một lý do tích cực cho sự nghỉ việc sớm của bạn.

Ngoài ra, hãy rút ra bài học từ sai lầm này. Trước khi chấp nhận một lời đề nghị khác, hãy đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, ghé qua công ty vài lần và nói chuyện với nhân viên ở đó nếu có thể để đảm bảo, bạn hiểu đầy đủ vai trò của vị trí và công việc hàng ngày của mình sẽ ra sao.

Vũ Vũ
Theo Monster

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons