Làm việc với sếp chỉ nghĩ tới công việc có thể là một thử thách lớn. Lúc nào bạn cũng phải bận rộn, "chạy theo" đáp ứng mọi yêu cầu của anh/ cô ấy. Tuy nhiên, đây là biện pháp nhanh nhất để phát triển sự nghiệp nếu bạn kiên trì vượt qua.
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn "sống sót" khi làm việc với sếp "nghiện việc":
Xác định giới hạn của bản thân
Khi bắt đầu một vị trí
mới, bạn có thể dễ dàng thiết lập mục tiêu cho bản thân, cả những điều
bạn muốn đạt được và lịch trình mình sẵn sàng làm việc để đạt được
chúng. Nhưng sau một thời gian, bạn sẽ bị cuốn theo danh sách việc cần
làm dài bất tận, sự đãng trí và cả những thời gian bị sếp chiếm dụng.
Vì vậy, nếu cảm thấy
"quá tải", hãy dành thời gian để phân tích điều gì thực tế đối với mình.
Liệu bạn làm việc muộn vì muốn hay bắt buộc phải vậy? Bạn có khả năng
và cảm thấy thoải khi làm việc với sếp vào buổi tối và cuối tuần? Điều
gì cản trở bạn cân bằng cuộc sống ngoài công việc?
Tùy thuộc vào lĩnh vực,
môi trường làm việc và con người mà có những giới hạn khác nhau. Bạn
cần quyết định xem liệu mình có thể chịu đựng được khi phải thức đến 12h
đêm mỗi ngày để làm việc hay “chiều” theo mọi yêu cầu của sếp.
Thiết lập ranh giới
Nếu nhận thấy cân bằng
cuộc sống - công việc của mình đang bị đe doạ nghiêm trọng, bạn cần lên
tiếng. Sếp không thể đọc được được suy nghĩ, thậm chí bận việc tới nỗi
sẽ không để ý tới những lời gợi ý, “nói bóng nói gió” về sự mệt mỏi của
bạn.
Bạn cần một cuộc nói
chuyện trực tiếp với sếp. Hãy chuẩn bị sẵn sàng các thông tin, dữ liệu
cần thiết, tính toán thời gian bạn đã dành cho các dự án, những nhiệm vụ
không nằm trong thỏa thuận từ trước. Thời gian là tài sản vô giá với
sếp “nghiện việc”, vì vậy đừng khiến anh/ cô ấy bực mình vì làm lãng phí
nó. Hãy nhấn mạnh rằng bạn sẵn sàng làm việc nhưng với lượng công việc
quá tải, thật khó để đem lại chất lượng, hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng
nên chuẩn bị một số giải pháp cho vấn đề của mình, không có chúng, bạn
chỉ là một người phàn nàn hay thành viên đối lập trong nhóm. Hãy đảm bảo
rằng những luận điểm của bạn đều liên quan tới công việc, chứ không
phải vì bạn mệt mỏi hay việc cá nhân (dù thực tế là vậy).
Tập trung vào công việc
Sau cuộc nói chuyện như
vậy, bạn cần thể hiện với sếp rằng mình có thể hoàn thành công việc và
không muốn làm việc vào tất cả các buổi tối để hoàn thành các ưu tiên
trước mắt. Hãy tận dụng tối đa 8 tiếng đồng hồ ở cơ quan và tránh “mang
việc” về nhà. Hãy cho sếp biết quá trình làm việc và thành tích của bạn
để anh/ cô ấy thấy rằng lịch làm việc cân bằng hơn không đồng nghĩa với
hiệu suất kém.
Học cách cứng rắn hoặc ra đi
Sau khi thực hiện những
bước trên, một trong 2 điều sau sẽ xảy ra: Bạn có thể sắp xếp một lịch
trình làm việc đáp ứng cả nhu cầu của bạn lẫn sếp, dẫn tới mối quan hệ
làm việc hài hoà hơn, hoặc bạn nhận ra mình và sếp không thể tìm được
tiếng nói chung. Nhớ rằng bất kỳ công việc nào cũng là quyết định 2
chiều. Đừng nghĩ rằng mình làm việc vì muốn làm hài lòng sếp hay vì sếp
muốn vậy. Hãy dành thời gian để đánh giá bạn có thực sự yêu thích, đam
mê công việc hay không.
Sau khi có cuộc nói
chuyện trực tiếp với sếp để khắc phục vấn đề và đã làm tất cả những gì
có thể để thay đổi nhưng tình trạng vẫn không có gì thay đổi, bạn nên
cân nhắc khả năng tìm kiếm một công việc mới với người sếp “dễ chiều”
hơn.
Vũ Vũ
Theo The Daily Muse
0 nhận xét:
Đăng nhận xét