Năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp ở TPHCM tăng cao, sinh viên nhiều ngành tìm không ra chỗ làm; trong khi đó vẫn có rất nhiều ngành doanh nghiệp “tìm đỏ mắt” cũng không kiếm ra nhân lực.
Doanh nghiệp cần nhưng ít người học
Dựa
trên thống kê nhu cầu tuyển dụng của hàng chục ngàn doanh nghiệp trong
năm 2012, trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao
động TPHCM (Falmi) xác định 2 nhóm ngành mà doanh nghiệp đang cần nhân
lực nhất là ngành cơ khí và công nghệ thông tin. Ở hai nhóm ngành này,
doanh nghiệp xông xáo tìm kiếm mãi vẫn không đủ người đáp ứng nhu cầu
kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
Lao động kỹ thuật lành nghề ngành cơ khí đang là “hàng hot” ở TPHCM (ảnh minh họa)
Cụ
thể, theo Falmi thì tuy nhu cầu tuyển dụng nhân sự nhóm ngành cơ khí
năm 2012 giảm so năm 2011, nhưng nguồn cung nhân lực cũng chỉ mới đáp
ứng 50% nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt là nhân sự ngành này ở trình độ từ
Trung cấp đến Đại học.
Ông
Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc thường trực Falmi cho biết: “Các doanh
nghiệp luôn không tuyển đủ người, cho dù đã đặt hàng đào tạo và không
yêu cầu quá cao về tay nghề, trình độ…”.
Ông
Tuấn lo ngại tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong các năm tới vì trong
năm 2012, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đào tạo nhóm ngành này chỉ
khoảng 9.000 sinh viên, học sinh. Đồng thời, số lượng ứng viên vào
ngành này cũng rất thấp. Dù chỉ tiêu đào tạo của các trường đã ít, chưa
đáp ứng đủ nhu cầu thị trường lao động mà cũng chỉ tuyển được chưa tới
50%.
Nhóm
ngành thứ 2 đang thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng là ngành công nghệ
thông tin. Theo thống kê của Falmi, nhu cầu tuyển dụng nhân lực nhóm
ngành này trong năm 2012 tăng hơn 66% so với năm 2011; đặc biệt nhu cầu
tuyển dụng nhân sự trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành
như lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, tester, nhân
viên phát triển phần mềm, thiết kế lập trình web, lập trình mobile…
Tuy
nhiên, thực tế thị trường lao động năm 2012 cho thấy nguồn cung nhân
lực chỉ đáp ứng 70% nhu cầu tuyển dụng. Ngoài ra, nguồn cung đa số lại
là sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng còn hạn chế về kỹ năng, chưa
phù hợp yêu cầu chuyên ngành lẫn trình độ ngoại ngữ.
Nguồn
nhân lực mà thị trường mỏi mắt trông chờ nữa là công nhân kỹ thuật lành
nghề và nhân lực quản lý trình độ cao. Trong khi đó, lực lượng lao động
đông đảo nhất tại TPHCM lại có trình độ Đại học – Cao đẳng, theo như
cách nói dân gian là “nửa thầy, nửa thợ”, không đáp ứng đúng nhu cầu của
thị trường.
Cần xem trọng hơn công tác tuyên truyền, hướng nghiệp
Theo
ông Nguyễn Minh Hiếu, Trưởng bộ phận nhân lực Chonviec thì hai nhóm
ngành trên từng là những ngày rất “hot” cách đây hơn 10 năm. Nhưng sau
đó, phong trào lập doanh nghiệp tư nhân nở rộ, ngành kinh tế tài chính
“lên ngôi” vì nhu cầu nhân lực rất cao, hai ngành trên đành xuống “chiếu
dưới”.
Sau
1 thời gian dài xu hướng chọn nghề và đào tạo theo định hướng trên.
Trong thời gian đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch, nhu cầu lao động chuyển
đổi thì 2 nhóm ngành trên lại bắt đầu thiếu nhân lực, ngành kinh tế tài
chính thì bão hòa và lao động đang dư thừa.
Ông
Trần Anh Tuấn nhận xét: “Thực tế cho thấy, không ít thí sinh đăng ký dự
thi vào Đại học, Cao đẳng theo xu hướng thấy ngành nghề nào đang “hot”
là đăng ký, không chú ý đến nhu cầu của thị trường lao động. Nhu cầu đào
tạo và sử dụng nguồn nhân lực chưa đồng bộ với yêu cầu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Chất lượng, số lượng, cơ cấu đào tạo chưa đáp ứng, cân đối
phát triển nhân lực”.
Về
trình độ nhân lực, học sinh THPT khi chọn nghề cho tương lai lại chú
trọng nhiều ở bậc Đại học, chiếm tỷ lệ gần 71%; Cao đẳng, chiếm gần 26%;
còn Trung cấp chỉ chiếm khoảng 3%; bậc Sơ cấp nghề thì hầu như không
có. Trong khi đó hiện nay, nhân lực thị trường lao động đang cần nhất
chính là lao động chuyên môn kỹ thuật lành nghề và nhân lực quản lý có
trình độ cao.
Ông
Tuấn cho rằng: “Chính xu hướng chọn nghề của học sinh như trên dẫn đến
tình trạng mất cân đối cung – cầu lao động. Trong khi nhân lực trình độ
Cao đẳng – Đại học thất nghiệp nhiều thì doanh nghiệp cần công nhân kỹ
thuật lành nghề lại kiếm không ra”.
Theo
ông Trần Anh Tuấn, để cải thiện tình trạng trên phải coi trọng hơn công
tác dự báo, thống kê nhu cầu nhân lực của thị trường. Từ đó đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông,
điều chỉnh cơ cấu đào tạo, xây dựng một lực lượng lao động phù hợp với
nhu cầu phát triển kinh tế trong tương lai của từng vùng miền, địa
phương.
Tùng Nguyên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét