Đại đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp đi làm tại các ngân hàng còn “hổng” cả về kỹ năng và kiến thức. Do đó, hầu như các ngân hàng phải mất thời gian đào tạo lại mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.
Ngày 10/10, tại Hà Nội, Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính
phối hợp với Trung tâm Nhân lực Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Câu
lạc bộ nguồn nhân lực tổ chức hội thảo “Phát triển vốn nhân lực ngành
Ngân hàng Tài chính”.
Một số lĩnh vực chuyên sâu thiếu rất nhiều nhân lực và các ngân hàng phải mất nhiều chi phí để thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn, thực hiện. Theo khảo sát được thực hiện bởi Viện Nhân lực ngân hàng tài chính (BTCI) và Tập đoàn HayGroup, lượng sinh viên ra trường trong ngành này các năm 2012 - 2013 vào khoảng 29.000 người - 32.000 người và đến năm 2016 khoảng 61.000 người. Tuy nhiên, số sinh viên được tuyển chọn chỉ khoảng 15.000 người - 20.000 người. Khảo sát tại các ngân hàng Việt Nam cho thấy, có 3 vị trí rất khó tuyển dụng hiện nay là quản trị rủi ro, quản lý và đầu tư…
Theo chia sẻ của ông Võ Tấn Hoàng Văn, Phó tổng giám đốc Ernst & Young Việt Nam, khi nhận sinh viên mới ra trường vào làm, công ty phải mất ít nhất 3 - 4 tuần để đào tạo lại mới có thể đáp ứng được làm được công việc. “Điều này cho thấy đầu vào nhân sự của các trường đại học cung cấp cho chúng tôi chưa được. Thực tế cho thấy, kiến thức tổng quát của sinh viên Việt Nam có vấn đề, rất ít sinh viên tài chính ngân hàng nắm rõ Luật các tổ chức tín dụng là gì”. Do đó, ông Văn kiến nghị, các trường đại học nên xem xét lại chương trình đào tạo để sinh viên có thể hòa nhập nhanh với môi trường bên ngoài.
Còn theo ông Lưu Trung Thái, nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), nhân sự ngành tài chính ngân hàng đang có sự “chuệch choạc” ở khâu đầu tiên - đào tạo. "Các bạn sinh viên ra trường dù nhiều nhưng để thích ứng với các vị trí trong ngân hàng thì không phải quá nhiều. Sinh viên mới ra trường chưa được học những kỹ năng, kiến thức một cách đầy đủ", ông Thái nói.
Từ thực tiễn trên, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có cả những giải pháp về đào tạo, sử dụng nhân lực hiệu quả, cắt giảm nhân lực trong giai đoạn khó khăn…Đặc biệt, một vấn đề được nhiều chuyên gia đề cập đến, đó là cần thiết phải xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực.
Được biết, Ngân hàng Nhà nước đã giao cho Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam làm đầu mối để triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn này.
Thạc sỹ Trần Hữu Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ (Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam) cho biết: Tính đến cuối năm 2010, tổng số nhân lực
trong ngành ngân hàng là trên 175,2 nghìn người, tăng gấp 2,59 lần so
với năm 2000.
Tính đến cuối năm 2010, tổng số nhân lực trong ngành ngân hàng là trên 175,2 nghìn người, tăng gấp 2,59 lần so với năm 2000.
Đội ngũ nhân lực trên đã cơ bản đáp ứng được sự phát triển của ngành
ngân hàng trong thời gian qua, song khách quan nhìn nhận, chất lượng
nguồn nhân lực vẫn còn thấp. Đại đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp đi
làm tại các ngân hàng còn “hổng” cả về kỹ năng (thái độ làm việc, kỹ
năng làm việc với mọi người, trình độ tiếng Anh, khả năng giao tiếp) và
kiến thức (các kiến thức về lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói chung). Do
đó, hầu như các ngân hàng đều phải mất thời gian đào tạo lại mới có thể
đáp ứng được yêu cầu công việc. Một số lĩnh vực chuyên sâu thiếu rất nhiều nhân lực và các ngân hàng phải mất nhiều chi phí để thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn, thực hiện. Theo khảo sát được thực hiện bởi Viện Nhân lực ngân hàng tài chính (BTCI) và Tập đoàn HayGroup, lượng sinh viên ra trường trong ngành này các năm 2012 - 2013 vào khoảng 29.000 người - 32.000 người và đến năm 2016 khoảng 61.000 người. Tuy nhiên, số sinh viên được tuyển chọn chỉ khoảng 15.000 người - 20.000 người. Khảo sát tại các ngân hàng Việt Nam cho thấy, có 3 vị trí rất khó tuyển dụng hiện nay là quản trị rủi ro, quản lý và đầu tư…
Theo chia sẻ của ông Võ Tấn Hoàng Văn, Phó tổng giám đốc Ernst & Young Việt Nam, khi nhận sinh viên mới ra trường vào làm, công ty phải mất ít nhất 3 - 4 tuần để đào tạo lại mới có thể đáp ứng được làm được công việc. “Điều này cho thấy đầu vào nhân sự của các trường đại học cung cấp cho chúng tôi chưa được. Thực tế cho thấy, kiến thức tổng quát của sinh viên Việt Nam có vấn đề, rất ít sinh viên tài chính ngân hàng nắm rõ Luật các tổ chức tín dụng là gì”. Do đó, ông Văn kiến nghị, các trường đại học nên xem xét lại chương trình đào tạo để sinh viên có thể hòa nhập nhanh với môi trường bên ngoài.
Còn theo ông Lưu Trung Thái, nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), nhân sự ngành tài chính ngân hàng đang có sự “chuệch choạc” ở khâu đầu tiên - đào tạo. "Các bạn sinh viên ra trường dù nhiều nhưng để thích ứng với các vị trí trong ngân hàng thì không phải quá nhiều. Sinh viên mới ra trường chưa được học những kỹ năng, kiến thức một cách đầy đủ", ông Thái nói.
Từ thực tiễn trên, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có cả những giải pháp về đào tạo, sử dụng nhân lực hiệu quả, cắt giảm nhân lực trong giai đoạn khó khăn…Đặc biệt, một vấn đề được nhiều chuyên gia đề cập đến, đó là cần thiết phải xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực.
Được biết, Ngân hàng Nhà nước đã giao cho Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam làm đầu mối để triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn này.
An Hạ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét