Sinh viên tốt nghiệp ngân hàng tài chính đang thừa, những
tố chất, tiêu chí nào để lọt qua cánh cửa hẹp của nhà tuyển
dụng?
>> Nhân sự ngân hàng biến động mạnh
>> Sinh viên ngân hàng trước nguy cơ thất nghiệp
>> Nhân viên ngân hàng: "Sóng ngầm" mất việc, giảm lương
Theo kết quả
khảo sát về cung - cầu nhân lực ngân hàng - tài chính do Viện Nhân lực
ngành ngân hàng tài chính (BTCI) và Hay Group thực hiện, trong năm 2013
sẽ có khoảng 32.000 sinh viên chuyên ngành tài chính - ngân hàng ra
trường, tuy nhiên theo dự báo chỉ có khoảng 20.000 người được các tổ
chức tài chính, ngân hàng tuyển dụng. Khoảng 12.000 sinh viên còn lại có
nguy cơ thất nghiệp hoặc làm trái ngành. Ước tính trong vòng bốn năm
tới, số sinh viên tài chính - ngân hàng không được tuyển khoảng 13.000
người.
Bằng nội khó tranh bằng ngoại
Trao đổi với PV, một
lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Vietcombank cho rằng tâm lý học sinh đến các
bậc phụ huynh thường mong muốn cho con cái ăn học đàng hoàng, chọn
trường có danh tiếng, ngành nghề “hot” có thu nhập cao nên thường định
hướng vào các ngành ngân hàng, tài chính, quản trị kinh doanh, kế toán
là tất yếu. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn, nhu cầu tuyển dụng từ
các ngân hàng giảm hẳn, thậm chí rất nhỏ giọt, vì không có lương để duy
trì đội ngũ nhân viên quá đông.
Cụ thể, trong một đợt
tuyển dụng mới đây của Vietcombank tại TP.HCM, chi nhánh này chỉ tuyển
30 vị trí nhưng có hơn 1.000 hồ sơ nộp ứng tuyển. Kết quả, chỉ những ứng
viên giỏi cả về chuyên môn, ngoại ngữ, giao tiếp và kỹ năng giao tiếp
làm việc lọt vào vòng trong. Những người lọt vào vòng trong đa số đã tốt
nghiệp thạc sĩ ở ngoài nước và một số cử nhân các trường đại học có tên
tuổi trong nước.
Lãnh đạo Vietcombank
bày tỏ: “Với những nhân viên từng học ở ngoài nước họ thường vượt trội
hơn về ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và hướng đến cộng đồng cao”.
Nhu
cầu tuyển dụng từ các ngân hàng giảm hẳn nên các sinh viên học các
ngành ngân hàng, quản trị kinh doanh và kế toán mới ra trường khó có cơ
hội tìm việc.
Theo vị này, ngoài hai
yếu tố chuyên môn, kỹ năng giao tiếp thì đạo đức là yếu tố cốt lõi đối
với các nhân viên làm việc trong ngành ngân hàng. Do đó, có thể nhân
viên chỉ giỏi chuyên môn 3 nhưng đạo đức của họ phải 7 mới không bị cám
dỗ bởi tiền và quan hệ giao dịch với khách hàng, doanh nghiệp.
Cần kỹ năng, tố chất hơn bằng chuyên ngành
Còn phó giám đốc nhân
sự một ngân hàng thương mại tại TP.HCM cho hay trong năm 2012, ngân hàng
này chỉ tuyển thêm vài nhân viên để thay thế các nhân viên nghỉ việc
chứ không tuyển thêm nhân viên mới cho các phòng ban. Đồng thời, các
ngân hàng không mở thêm các chi nhánh nên nhu cầu nhân sự co lại là lẽ
đương nhiên. Ngoài ra, trong thời gian tới, các ngân hàng đang có xu
hướng cắt giảm nhân sự để giảm chi phí, tinh gọn bộ máy, thay vì tuyển
dụng ồ ạt như trước đây. Ngược lại, hằng năm số lượng sinh viên trong
các ngành kế toán, ngân hàng, quản trị kinh doanh ra trường có nhu cầu
tìm việc lại rất cao, cộng với nhân viên bị cắt giảm sẽ tạo áp lực lớn
cho xã hội, mất cân đối cung cầu. “Nếu phụ huynh và sinh viên không căn
cơ, định hướng cho con em học những ngành nghề xã hội đang cần, mà cứ
chăm bẳm vào ba ngành nói trên sẽ rất phí thời gian, tiền, rốt cuộc ra
trường không xin được việc” - phó giám đốc nhân sự nói.
Theo vị này, trong khâu
tuyển dụng các ngân hàng không hẳn chỉ tập trung tuyển ứng viên tốt
nghiệp ngành ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán mà xem đó như một
lợi thế trong giai đoạn tiếp nhận hồ sơ mà thôi. Ngoài ra, các ngành
khác như luật, khoa học xã hội nhân văn… cũng được các ngân hàng tiếp
nhận hồ sơ, phỏng vấn như các ứng viên khác. “Miễn là ứng viên có kỹ
năng, tố chất phù hợp với yêu cầu mà ngân hàng cần chứ không hẳn cứ máy
móc học ngân hàng nhất nhất để đi làm ngân hàng như lâu nay mọi người
vẫn suy nghĩ” - ông chia sẻ.
Phải xuất sắc, có kinh nghiệm
Bà Nguyễn Thị Vân Anh,
Giám đốc điều hành Công ty Tuyển dụng nhân sự cấp cao Navigos Search,
cho biết hồ sơ của ứng viên trong các ngành quản trị kinh doanh, kế toán
và ngân hàng luôn chiếm vị trí đầu bảng trong các ngành nghề. Nhu cầu
nhân sự từ các ngân hàng, doanh nghiệp chỉ tập trung vào bộ phận nhân sự
cấp cao (quản lý) với yêu cầu đầu vào rất khắt khe. Nên những ứng viên
xuất sắc về chuyên môn, kỹ năng giao tiếp làm việc tốt và đã từng đi làm
mới có cửa lọt vào mắt nhà tuyển dụng. Còn sinh viên mới ra trường lẫn
những người từng đi làm nhưng chưa tích lũy được chuyên môn, kỹ năng và
kinh nghiệm xử lý công việc sẽ khó có cơ hội tìm việc trong các ngành
ngân hàng, quản trị kinh doanh và kế toán.
Theo bà Vân Anh, đây là
sự chênh lệch rất lớn giữa cung và cầu lao động trong nhóm ngành được
xem là “hot” nhất. Trong khi đó, học sinh và phụ huynh cứ nhắm đến những
ngành này với mục đích sẽ kiếm được nhiều tiền, công việc hấp dẫn.
“Thời điểm này, nguồn cung lao động trong ba ngành này khá lớn, ngược
lại nhu cầu tuyển dụng lại rất nhỏ giọt, nên trong một vài năm tới những
ngành ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn
trong tìm kiếm việc làm” - bà Vân Anh chia sẻ.
Trong
giai đoạn 2012-2015, xu hướng năm 2020, tại TP.HCM, nhu cầu nhân lực
ngành tài chính - ngân hàng (đại học, cao đẳng, trung cấp) chiếm 3% tổng
số nhu cầu việc làm hằng năm (khoảng 8000-10.000 người/năm).
Kinh
tế càng phát triển thì nhu cầu nhân lực nhóm ngành tài chính - ngân
hàng càng cao. Trong đó, yêu cầu nhân lực giỏi nghề, giỏi chuyên môn
nghiệp vụ và thành thạo các kỹ năng giao tiếp, đàm phán. Tuy nhiên,
người học ngành tài chính -ngân hàng không chỉ nhắm đến các ngân hàng để
xem đó là tiêu chí thành công, ngoài ra, còn nhiều vị trí khác như
chứng khoán, tài chính doanh nghiệp, tài chính cơ quan sự nghiệp và nhân
lực tài chính...
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhìn nhận.
|
Theo Phong Điền
Pháp Luật TPHCM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét