Phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài dễ dễ có nguy cơ bị lạm dụng hơn, đặc biệt là những người làm công việc có tính đặc thù.
Theo thống kế,
hiện Việt Nam đã đưa khoảng 500.000 lao động đi làm việc tại hơn 40
quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, tỷ lệ lao động nữ chiếm từ 30 – 35%
trong tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài; các ngành nghề mà nữ
giới tham gia chủ yếu là điện tử, dệt may, dịch vụ, giúp việc gia đình,
khán hộ công ở các quốc gia chính là Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia và
Nhật Bản.
Tại Hội thảo “Đối thoại chính sách về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ đi là việc ở nước ngoài” vừa được tổ chức tại Hà Nội, Thứ
trưởng Thường trực Bộ Lao động – TBXH Nguyễn Thanh Hòa nhấn mạnh: Đưa
người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một chủ trương
lớn của Chính phủ, nhằm giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời với đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài, việc bảo vệ quyền lợi luôn được ưu tiên của và phụ nữ là đối
tượng chú ý khi đưa họ đi làm việc ở nước ngoài do đặc điểm khác biệt về
giới.
Tuy
nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa cũng nhìn nhận, phụ nữ đi làm việc ở
nước ngoài dễ bị tổn thương hơn nam giới, dễ có nguy cơ bị lạm dụng
hơn, đặc biệt là những người làm công việc có tính đặc thù như người
giúp việc trong các gia đình, hộ lý, y tá chăm sóc người bệnh tại các
trại điều dưỡng.
Trên
thực tế, từ năm 2009, Bộ Lao động – TBXH giao Cục Quản lý Lao động
ngoài nước phối hợp với Cơ quan UN Women thực hiện Dự án Tăng quyền năng
cho phụ nữ Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Trong 3
năm qua, Dự án đã tập trung thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao kiến
thức về bình đẳng giới, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công
tác quản lý đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tại hội thảo, nhiều
đại biểu cho rằng, công tác quản lý Nhà nước đối với lao động nữ đi làm
việc ở nước ngoài trong thời gian tới cần có chính sách cụ thể hơn đối
với nữ giới để phụ nữ đi làm việc ở nước ngoài thu được lợi ích tối đa.
Việc sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng cũng cần phải xem xét yếu tố nữ giới. Đồng thời, công tác tư
vấn, đào tạo trước khi đi làm việc ở nước ngoài cần được chú trọng hơn
đến đối tượng là nữ.
Phạm Thanh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét