Muốn nâng cao độ thoả mãn và niềm vui trong sự nghiệp, bạn nên tránh những thói quen dưới đây:
Đổ lỗi
Mọi
người ai cũng mắc sai lầm. Đồng nghiệp có thể mắc sai lầm, cản trở bạn
hoàn thành công việc của bạn. Hay thậm chí sếp đưa ra quyết định sai lầm
ảnh hưởng tiêu cực tới dự án bạn đang đảm nhận. Nhưng trước khi đổ lỗi
cho người khác, bạn nên xem lại mình. Cũng có thể nguyên nhân cho những
thất bại xuất phát từ chính bạn.
Vì
vậy, hãy tự chịu trách nhiệm khi có vấn đề nảy sinh và tìm ra cách giải
quyết thay vì phàn nàn, đổ lỗi cho người khác. Việc này cũng giúp bạn
tập trung để làm việc tốt hơn và nhanh hơn. Và một khi bạn làm việc
nhanh hơn, hiệu quả hơn, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn.
Cố gây ấn tượng
Không
phải ai cũng thích bạn vì bạn có quần áo đẹp, ô tô sang trọng, điện
thoại đắt tiền, chức vụ cao hay vì những thành tựu bạn đạt được. Những
thứ này có thể giúp bạn có vẻ ngoài hào nhoáng, nhưng hào nhoáng thì
không vững chắc. Một mối quan hệ dựa trên vật chất không phải là một mối
quan hệ thực sự.
Mọi
người có thể thích những thứ đó ở bạn nhưng điều đó không có nghĩa họ
thích con người bạn. Vì thế, hãy là chính mình thay vì gượng ép, cố gắng
thay đổi bản thân để gây ấn tượng và làm hài long người khác.
Chăm chăm vào những việc cần làm
Chỉ
tập trung suy nghĩ đến những việc cần làm không giúp bạn hạnh phúc hơn.
Thay vào đó, hãy bắt tay vào hành động và cố gắng đạt được những điều
bạn muốn.
Dù có thể không thành công, thậm chí thất bại nhưng sự nỗ lực hết sức mình sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân.
Ngắt lời người khác
Ngắt
lời người khác không đơn giản chỉ là bất lịch sự, nó có thể khiến người
khác tránh xa bạn. Không gì khiến mọi người khó chịu hơn bị ngắt lời
khi đang hứng khởi nói chuyện về một vấn đề gì đó.
Muốn
chinh phục tình cảm của người khác, hãy lắng nghe họ, chú ý đến những
điều họ muốn nói và hỏi lại nếu bạn chưa hiểu họ nói gì.
Than vãn
Than
vãn về những vấn đề hàng ngày không khiến giúp bạn cảm thấy khá hơn. Nó
nhiều khi khiến mọi chuyện tồi tệ hơn vì bạn đã dồn hết tâm trí vào
việc ca thán.
Nếu
bạn gặp phải một vấn đề trong công việc hoặc trong cuộc sống, không nên
phí thời gian vào việc kêu nghèo kể khổ. Hãy nỗ lực để cải thiện tình
hình càng sớm càng tốt. Trừ khi bạn muốn dành cả cuộc đời mình để ca
thán, nếu không bạn sớm muộn cũng phải tìm cách để giải quyết vấn đề. Bạn không nên nói về những sai lầm, nguyên nhân tại sao lại xảy ra những chuyện này…Bạn nên nói về cách thức giải quyết chúng.
Thích kiểm soát
Có
thể bạn là ông chủ, là một nhân vật đình đám trong lĩnh vực của mình.
Bạn nghĩ mình có quyền kiểm soát mọi thứ. Thực ra, bạn chỉ có thể kiểm
soát chính bản thân mình. Nếu bạn cố gắng hết sức để kiểm soát những
người khác, dần dần bạn sẽ nhận thấy rắng chỉ bạn, mục tiêu của bạn,
giấc mơ của bạn và thậm chí ý kiến của bạn là quan trọng còn của người
khác thì không.
Thêm
nữa, sự kiểm soát chỉ có thể diễn ra trong một thời gian ngắn vì nó
thường khiến bạn luôn luôn lo lắng, thậm chí sợ hãi có người sẽ “tiếm
ngôi” của bạn và như vậy bạn sẽ không hạnh phúc trong công việc.
Chỉ trích
Bạn
có nhiều bằng cấp. Bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc. Bạn đã có nhiều
trải nghiệm trong cuộc sống cũng như trong công việc và dành được nhiều
thành công. Nhưng những điều này không giúp bạn thông minh hơn, tốt đẹp
hơn hay thông thái hơn những người khác để có thể “lên mặt dạy đời” họ.
Mỗi
người là một cá thể riêng: không tốt đẹp hơn, không xấu xa kém cỏi hơn
ai, chỉ đơn giản là khác biệt. Hãy tôn trọng sự khác biệt của mọi người
hơn là cố bới móc những khuyết điểm của nhau. Bạn sẽ thấy mọi người và
bản thân bạn dễ chịu hơn nhiều.
Thuyết giáo
Cũng như chỉ trích, thuyết giáo người khác cũng không khiến bạn thoải mái hay hạnh phúc hơn trong công việc.
Khi
bạn thuyết giáo mọi người về điều bạn cho là đúng, họ có thể nghe những
âm thanh bạn nói chứ không phải thực sự lắng nghe và tôn trọng những
điều bạn nói. Và khi đó, bạn sẽ không cảm thấy vui vẻ gì.
Vương vấn sai lầm cũ
Quá
khứ đáng quý vô cùng. Học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ của bạn và
những sai lầm của người khác giúp bạn tự tin, trưởng thành. Nhưng đừng
sống mãi trong quá khứ.
Khi
một chuyện không tốt xảy đến với bạn, hay coi đó như một cơ hội để học
hỏi những điều chưa biết. Khi một ai đó mắc lỗi, hay coi đó như một cơ
hội để tha thứ, thấu hiểu và thể hiện lòng tốt với anh/ cô ấy.
Quá khứ giống như một trường đạo tạo, nó không thể “định nghĩa” bạn là ai. Vì vậy, thay vì
nhắc đi nhắc lại những sai lầm trong quá khứ, hay tập trung để làm
những việc khác tốt hơn và không mắc lại những lỗi lầm như vậy
Sợ hãi
Chúng
ta sợ hãi nhiều điều: Liệu điều đó có xảy ra không? Chúng ta cần phải
thay đổi điều gì? Sự thay đổi này có tốt không? Tại sao mình lai không
thể làm được việc này? Mọi người đánh giá thế nào về mình ra sao?… Khi
đó, bạn sẽ chần chừ, chờ đợi đúng thời điểm, để quyết định cần phải suy
nghĩ thêm hoặc cần phải thăm dò thị trường…
Trong
khi thời gian vẫn tiệp tục trôi đi không chờ đợi ai. Và giấc mơ của
chúng ta cũng vậy. Không nên để nỗi sợ hãi kìm chân bạn lại. Mọi điều
bạn mơ ước, mọi kế hoạch bạn định làm, mọi thứ bạn muốn làm, hãy gạt bỏ
nỗi sợ và bắt tay vào thực hiện ngày hôm nay.
Vũ Vũ
Theo Inc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét