Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Đừng bao giờ nói với Sếp những câu này


Đừng bao giờ nói với Sếp những câu này

“Đây không phải phạm vi công việc của em”
Từ chối sếp là một tội lớn. Dĩ nhiên, lí do này của bạn hoàn toàn hợp lý khi rõ ràng bản mô tả công việc không nói rằng bạn sẽ phải sắp xếp và tổng hợp các file dữ liệu về phân tích thị trường. Nhưng thỉnh thoảng sếp cũng sẽ nhờ vả bạn vài chuyện, và nếu bạn từ chối, bạn sẽ chẳng thể bị đuổi mà còn được thảnh thơi ngồi làm việc đúng trong “phạm vi công việc”. Nhưng từ đó con đường thăng tiến của bạn cứ hẹp dần, hẹp dần. 
Minh Vương chia sẻ: “Đôi khi trưởng phòng mình nhờ mình mấy việc đúng là chả có ăn nhập gì với công việc như chở dùm đồ về nhà hoặc sắp xếp một số tài liệu khách hàng. Nhưng chỉ có dại mới từ chối thôi vì sẽ mất điểm trong mắt sếp. Cứ ngoan ngoan mà được việc”.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần nhất thiết trở thành tay sai của sếp. Hãy khéo léo từ chối bằng những lí do mềm mỏng như: “Em cũng muốn giúp anh lắm, nhưng hiện tại em đang làm dở mấy việc này".

“Chán quá, việc hiện tại sao nhàn nhã vậy!”
Dù bạn có là nhân viên siêu thông minh, có thể xử lý công việc nhanh gọn lẹ trước mọi người thì cũng không bao giờ nên phô diễn điều này trắng trợn. Việc bạn đánh giá công việc nhàm chán có thẻ gây sự hiểu lầm cho sếp về tính tự cao, và chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến bạn bị khiển trách nặng hơn bình thường. 
Linh Hương, một ma mới trong phòng marketing, cho biết: “Mặc dù công việc mới của mình rất nhẹ nhàng và dễ so với mình. Nhưng mình luôn để mình trong tình trạng thích thú và ham học hỏi. Thái độ chán công việc là án tử cho bát kì nhân viên nào!”

Có chán việc cũng nên im lặng
“Sao anh lại đi làm trễ/về sớm vậy?”
Dù có thân với sếp đến mấy thì câu hỏi này không thích hợp, đặc biệt trước mặt các sếp lớn khác nếu bạn không đang có ý định cố tình làm bẽ mặt sếp. 
Việc giờ giấc của sếp là một thứ bạn không bao giờ nên đề cập. Một là nó không phải phận sự một nhân viên. Hai là sếp sẽ nghĩ bạn tọc mạch và có chiều hướng đố kị, so bì. Và dĩ nhiên, chả ông sếp nào thích một nhân viên luôn xét nét như vậy làm việc cùng.
“Bao giờ em mới được tăng lương?” và “Tại sao tiền thưởng lần này ít quá”
Nếu bạn làm việc hiệu quả thì sếp sẽ tự đề cử tăng lương cho bạn chứ không cần bạn nhắc nhở, điều đó cũng tương tự như với khoản thưởng hàng tháng. Câu hỏi này mang tình nhạy cảm tuy đó là một thắc mắc hợp lý. 
Vì vậy, tốt nhất bạn hãy lựa chọn thời điểm hợp lý như khi bạn vừa lập công gì đó và được khen ngợi. Và cho dù bạn đang là ngôi sao, cũng cần lựa cách nói khéo như một vài lời ca than về kinh tế khó khăn, giá cả leo thang… và chờ mong sự tinh tế của sếp.
 “Anh muốn sao em làm vậy!”
Bạn đang cố chứng tỏ mình ngoan ngoãn, nghe lời sếp. Nhưng trong mắt sếp, câu này là một câu của những nhân viên lười suy nghĩ vận động và không sáng tạo. Chẳng người sếp nào muốn thuê một nhân viên chỉ A làm A, chỉ B làm B cả. Bạn phải luôn vận động não để đưa ra những sáng kiến cải thiện hiệu quả công việc thì mới hy vọng dược thăng tiến và tăng lương. 
Vân An nói: “Sếp mình thường hay hỏi câu: Em nghĩ giờ chúng ta phải làm thế nào tốt nhất? và luôn cho mình thử những sáng kiến mới. Thời gian đầu mới vào, sếp nói gì cũng nghe, nhưng sếp bảo là thụ động quá và từ đó mình luôn tập luyện tư duy để có thể nghĩ ra nhiều cách thức nâng cấp không ngừng.”
Đừng quan tâm đến chuyện cá nhân của sếp
“Em không thích ABC, XYZ”
Bạn không cần quá nhiều chính kiến như vậy trước mặt sếp. Một nhân viên đanh đá, đổng đảnh và không hài lòng đến từng hạt bụi trong văn phóng không bao giờ là một nhân viên được yêu mến. 
Hãy nhận xét nhẹ nhàng và khách quan nếu lỡ sếp có hỏi, nhưng luôn nhớ hạn chế từ “em không thích” và tốt nhất không nói vì nó khiến người ta có cảm giác tiêu cực về bạn.
“Em đang rất rảnh, đi cà phê không anh?”
Trong khi sếp bạn đang bận ngập đàu ngập cô với các kế hoạch thì có lẽ hiện tượng rảnh rỗi của bạn đôi khi không hợp lý lắm. 
Dĩ nhiên bạn có thể chỉ đơn thuần là bày tỏ nhã ý kết thân nhưng hãy nhớ rằng, công ty tuyển bạn vào không phải để đi cà phê với sếp mà mang lại hiệu quả cao nhất trong công việc. Và thêm nữa, chả ai vui vẻ khi mình thì đang “trăm ngàn mối lo mà nhân viên lại phè phỡn cà phê sáng tối.
“Công ty kia, chế độ thích quá!”
Và ngay lập tức trong đầu sếp sẽ nghĩ: “Vậy sao anh/.chị không qua công ty đó làm đi!”. Khen công khai về chế độ của một công ty nào bày tỏ bạn đang đứng núi này trông núi nọ và có xu hướng lung lay chuyển việc mặc dù ý bạn không như thế. Hãy cần trọng những câu nói có thể gây hiểu lầm về lòng trung thành như vậy.
"Em không thể..."
Một cách không tồi để tự bạn hạ bệ năng lực của mình trước sếp. Khi thốt lên câu này, cho dù thật sự vấn đề có bất khả thi, thì cũng đã cho thấy sự thiếu nỗ lực trong công việc của bạn. Hãy thay câu đó bằng câu: "Để em thử..."
Theo NCĐT

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons