Chồng ở nhà làm nội trợ, vợ đi tiệc tối ngày
Anh Minh (Trương Định, Hà Nội) là kỹ sư cầu đường nhưng đã thất nghiệp ở nhà một năm, lo việc cơm nước và chăm con cái. Vợ anh, nhân viên một công ty giao nhận ngoại thương trở thành lao động chính của gia đình.
Giáp tết mà vợ anh vẫn đầu tắt mặt tối, thường xuyên về muộn, không ăn cơm tối ở nhà. Minh sốt ruột gọi cho vợ thì nghe tiếng karaoke hát hò ầm ĩ. Nhiều lần như thế vợ còn về nhà trong hơi men ngà ngà.
Minh đã có buổi nói chuyện với vợ về việc này thì được vợ giải thích như sau: "Cuối năm, sếp phải tổ chức tiệc tùng nịnh hàng loạt đối tác. Em là nhân viên ưu tú nên buộc phải tham gia. Không đi không được. Không đi thì mất lòng sếp, bị sếp ghét bỏ, khó chịu, sếp không thưởng cao thì lấy đâu ra tiền tiêu Tết. Thế nên, anh thấy đấy, dù em chẳng uống được rượu cũng phải cố mà nốc vào cho nó ra cái dáng cô nhân viên ưu tú của sếp. Say cũng phải uống chứ thử từ chối khách của sếp một lần để sếp mất mặt xem, mai anh ra đường nay".
"Nghe vợ nói tôi nản lắm, nhưng Tết đến nơi rồi, cũng phải cắn răng chịu đựng. Sắp tới còn bao khoản phải lo, vợ tôi đang hi vọng được số tiền thưởng kha khá, còn về biếu đôi bên gia đình và mua sắm cho con cái, nhà cửa", anh Minh ngán ngẩm lắc đầu.
Anh Minh (Trương Định, Hà Nội) là kỹ sư cầu đường nhưng đã thất nghiệp ở nhà một năm, lo việc cơm nước và chăm con cái. Vợ anh, nhân viên một công ty giao nhận ngoại thương trở thành lao động chính của gia đình.
Giáp tết mà vợ anh vẫn đầu tắt mặt tối, thường xuyên về muộn, không ăn cơm tối ở nhà. Minh sốt ruột gọi cho vợ thì nghe tiếng karaoke hát hò ầm ĩ. Nhiều lần như thế vợ còn về nhà trong hơi men ngà ngà.
Minh đã có buổi nói chuyện với vợ về việc này thì được vợ giải thích như sau: "Cuối năm, sếp phải tổ chức tiệc tùng nịnh hàng loạt đối tác. Em là nhân viên ưu tú nên buộc phải tham gia. Không đi không được. Không đi thì mất lòng sếp, bị sếp ghét bỏ, khó chịu, sếp không thưởng cao thì lấy đâu ra tiền tiêu Tết. Thế nên, anh thấy đấy, dù em chẳng uống được rượu cũng phải cố mà nốc vào cho nó ra cái dáng cô nhân viên ưu tú của sếp. Say cũng phải uống chứ thử từ chối khách của sếp một lần để sếp mất mặt xem, mai anh ra đường nay".
"Nghe vợ nói tôi nản lắm, nhưng Tết đến nơi rồi, cũng phải cắn răng chịu đựng. Sắp tới còn bao khoản phải lo, vợ tôi đang hi vọng được số tiền thưởng kha khá, còn về biếu đôi bên gia đình và mua sắm cho con cái, nhà cửa", anh Minh ngán ngẩm lắc đầu.
Gái văn phòng xắn tay rửa bát, gội đầu thuê…
Nguyễn Thị Thủy – nhân viên một công ty giao nhận ở (Long Biên, Hà Nội) đang gặp cảnh bị trả chậm lương. Đến ngày 15/1 mà tình hình tiền nong của công ty cô vẫn... chưa thấy gì. Để có tiền mua vé tàu về thăm bố mẹ, Thủy ứng nên buộc phải đi... rửa bát thuê cho một quán phở ở phố cổ Hà Nội.
Rửa bát thuê kiếm tiền tiêu tết.
Thủy chia sẻ: “Em quê ở Thanh Hóa. Là chị cả của 6 đứa em đang tuổi ăn, tuổi lớn, ngay khi học xong cấp 2, em từng phải đi làm thuê đủ thứ việc để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ nuôi các em.
Từ đầu năm ngoái, em được nhận vào làm nhân viên hành chính ở công ty này nhưng họ chỉ trả chưa đầy 3 triệu đồng/tháng trong khi chi phí thuê trọ, ăn uống đã ngốn quá nửa tháng lương của em.
Vì vậy, ngoài giờ làm việc, em xin gội đầu thuê cho người ta. Mỗi ngày họ trả em 30 – 50 nghìn đồng cho cả buổi tối làm thêm ở quán nhưng chủ quán quá khó tính, em lại chưa có kinh nghiệm gì nên chỉ chưa đầy 1 tuần, họ đuổi việc em. Thế là em xin đi rửa bát thuê ở đây với mức lương 1,2 triệu đồng/tháng”.
Ngày ngồi phòng máy lạnh, tối xe ôm đầu đường
Theo chia sẻ của chị Trâm, do mới lập gia đình nên tết năm nay vợ chồng chị phải gồng gánh rất nhiều chi phí mà một trong số đó là quà “nhận họ”. Với đồng lương ba cọc ba đồng chẳng đủ cho cặp vợ chồng trẻ chi tiêu trên đất Hà thành đắt đỏ, giờ lại phải lo cái tết sao cho đầu cuối, chị Trâm cho rằng đây là việc vượt quá sức của vợ chồng mình.
“Chồng tôi phải tranh thủ ban ngày đi làm ở công ty, đêm về chạy xe ôm kiếm tiền tiêu tết. Tính ra, một ngày anh ấy chỉ được ngủ chừng 3 – 4 tiếng, giấc ngủ chập chờn giữa màn sương, cái rét buốt của Hà Nội trên chiếc xe máy tàn tạ. Thương lắm, nhưng phận nghèo, biết làm sao được?”, người phụ nữ trạc 30 tuổi rưng rưng lệ nói.
Chạy xe ôm, ngày nào nhiều anh kiếm được năm chục ngàn, ngày ít thì chẳng được bao nhiêu, thêm vào đó mỗi ngày anh còn phải trả tiền nợ đã vay nên cuộc sống gia đình vẫn vô cùng khó khăn.
"Từ khi mất việc, tôi sút đi mấy cân, da từ trắng trẻo chuyển sang đen sạm. Tôi tự nhủ cố gắng vượt qua giai đoạn này, hi vọng sang năm mới, tình hình sáng sủa hơn, xin được việc ở chỗ mới, gia đình sẽ bớt khổ" - anh Phúc tâm sự.
Anh Phúc cũng cho biết thêm, cùng công ty với mình còn có vài người do không xin được việc nên phải chấp nhận sinh nhai bằng đủ thứ nghề.
Nhân viên công sở bỏ việc buôn hàng Tết
Mấy tuần nay, hầu hết các buổi chiều đều không thấy mặt chị Huệ, một kế toán công ty bất động sản. Hỏi mới rõ, chị đang tranh thủ kiếm thêm thu nhập bằng nhập hàng quần áo bán Tết. Kinh doanh công ty giảm sút, lương thưởng không có chị “canh tác” để kiếm thêm. Sáng nào chị tới văn phòng cũng mang theo khệ nệ quần áo vừa để tiếp thị với đồng nghiệp vừa mang đi đưa cho khách.
Chị cho biết: “Mình lấy hàng xuất khẩu của chị hàng xóm bên cạnh để bán nên có giá rẻ. Sáng thì rao bán trên mạng còn chiều thì kiêm cả nhân viên chuyển hàng”. Theo tính toán sơ sơ của chị, đợt rét vừa rồi chị kiếm được gần chục triệu, hơn cả tiền lương một tháng.
Chị Quyên, nhân viên hành chính tại Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội cũng tận dụng thời gian rảnh rỗi để bán quà Tết. Quê ở Tuyên Quang, sẵn có đầu mối lấy hàng thịt trâu gác bếp, chè khô, chị mạnh dạn nhập hàng về Hà Nội bán.
Giá một kg thịt trâu gác bếp là 700 nghìn đồng, chè Tân Cương là 250 nghìn đồng, nếu mua nhiều được chiết khấu và giao tới tận nơi miễn phí. Chị Quyên cho hay, tất cả các đặc sản đều do gia đình tự làm nên đảm bảo an toàn vệ sinh và chính hiệu. Không chỉ vậy, chị cũng khuyến mại cho khách thêm gói quà và ăn thử miễn phí.
“Năm ngoái mình mang xuống Hà Nội biếu cơ quan, ai cũng khen nên năm nay thử bán. Ngồi làm hành chính cũng nhàn nên kiếm tiền tiêu Tết. Trong lúc khó khăn như này, có thêm được đồng nào hay đồng đấy”, chị Quyên tâm sự.
Tranh thủ bán hàng trên mạng kiếm tiền tiêu tết.
Không chỉ tận dụng thời giờ ở cơ quan mà chị Hải còn xin nghỉ hẳn buổi chiều để ra chợ bán. Chị cùng chung vốn với người nhà nhập hẳn một vườn bưởi Diễn để bán hàng Tết. Sau khi bán được cho đồng nghiệp bạn bè, số bưởi còn lại chị đổ đống ở chợ với giá trung bình 35 nghìn đồng/quả.
Lý do chị Hải thích buôn bán hơn công việc nhân viên văn phòng là kiếm được tiền “tươi”. Mỗi ngày từ việc bán bưởi, chị cũng có vài trăm bạc để dành dụm. Mặc dù vậy, chị cũng không dám nghỉ việc. Chị cho hay: “Nói chung là buôn bán kiếm thêm thôi, chứ vẫn đi làm là chính”. Nhiều lúc, chị Hải vừa bán hàng vừa phải cầm điện thoại chỉ đạo công việc ở công ty.
Khi được hỏi về ý định nghỉ hẳn việc để bán hàng, chị Hải rụt rè: “Tìm đủ lý do, sếp mới cho nghỉ. Kinh tế khó khăn mới phải ra buôn bán vỉa hè chứ ai sướng gì đâu”.
(Theo afamily)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét