Sau khi vào làm việc ở một đơn vị nào đó, việc cần làm là ân cần, quan tâm đến cấp trên của bạn. Bạn phải đặt mình vào chỗ đứng của họ mà nghĩ, bạn sẽ thấy họ có những nỗi khổ tâm bất đắc dĩ, cho dù gặp phải những khó khăn gì trong công tác, bạn không thể quá dựa vào cấp trên, để tránh nảy sinh những xung khắc trực diện.
Tôn trọng cấp trên của bạn, dần dần bạn sẽ thấy họ cũng tiếp thu ý kiến của bạn. Muốn giành được sự coi trọng của cấp trên, đương nhiên không thể thành công trong một sớm một chiều
Có người cho rằng “làm việc nhiều hơn người khác, hoàn thành công việc sớm” là cách tốt nhất, song đó chỉ là quan niệm lỗi thời mà thôi. Muốn được cấp trên để mắt tới bạn, ngoài việc cố gắng làm hết trách nhiệm ra bạn cần hiểu được mức độ tiến hành của từng công việc, chú ý cấp trên của bạn giải quyết những công việc khác ra sao, quan hệ với nhân viên hành chính cấp trên, những bộ phận khác đảm nhận những công việc riêng biệt như thế nào. Khi bạn trở thành một chuyên gia trong ngành thì ông chủ sẽ phải coi trọng bạn. Sau khi bạn bước vào dòng xoáy của công việc, bạn sẽ hiểu được tính khí của cấp trên. Ví dụ: Khi nghe ý kiến của cấp dưới, có người thích được báo cáo bằng giấy trắng mực đen, có người thích được báo cáo bằng miệng ngắn gọn, có người thích cấp dưới tự mình quyết tâm hoàn thành công việc. Nhưng có những người lại yêu cầu cấp dưới báo cáo định kỳ, tất cả phải lấy ý kiến của ông ta làm chuẩn. Nếu mỗi hành động, mỗi lời nòi của bạn làm cấp trên vừa ý thì việc lên chức của bạn há chẳng phải đang cầm chắc trong tay rồi sao? Nếu bạn giúp được cấp trên nâng cao được chuyên môn thì đó là điều quá tốt với bạn. Ví dụ cấp trên thường tìm không thấy những văn bản cần dùng, bạn nhanh chóng thu xếp chúng theo một trình tự. Nếu ông ta giải quyết với khách hàng có vướng mắc, bạn ôn hòa giúp ông ta giải tỏa quan hệ giữa hai người. Nếu ông ta căm ghét hàng tháng phải báo cáo thị trường, bạn không ngại làm giúp ông ta. Như vậy cấp trên của bạn sẽ cảm thấy bạn là trợ thủ đắc lực, chắc chắn bạn sẽ thu hoạch rất nhiều tiền công tác. Muốn công thành danh toại không thể chỉ làm tốt công việc được phân công, phải đúc rút kinh nghiệm từ những việc khác, đề cao giá trị công việc của mình, cho đó là một công việc muôn vàn khó khăn, và phải dũng cảm lao vào thử thách. Phân tích ra một số vấn đề khiến ông chủ phải chú ý, nếu quả thật có vấn đề gì khó giải quyết thì trước hết phải nghĩ đề đạt điều gì, tránh nói ra những điều không thể thay đổi. Giữ quan hệ tốt với cấp trên, đó là sự khôn khéo vô cùng tinh tế, báo cáo ngắn gọn có sức thuyết phục, tránh những vấn đề tẻ nhạt, rắc rối làm phiền ông ta, nhưng điều quan trọng là phải xin sự chỉ đạo của ông ta. Có tìm tòi đặc điểm công việc của cấp trên nếu ông ta thích hoàn thành công việc thì không nên khiên cưỡng, càng không nên biểu lộ bản thân. Luôn nắm cơ hội tỏ rõ lòng trung thành của mình, thông qua một sự việc cụ thể để nói lên thái độ của mình: Tôi là người bạn tốt của anh, tôi sẽ mang hết sức mình để phục vụ anh. “Tâm bất thành, hàng bất quả” (nghĩ mà không làm, làm mà không được) lời đã nói ra là phải làm bằng được, đừng bao giờ cho rằng cấp trên khờ dại. Nếu bạn thực sự làm được như vậy, ông ta sẽ để mắt đến bạn, nhất định sẽ hiểu bạn, dần dần sẽ có cảm tình với bạn. Khi nghe công ty bạn có những lời đặt điều hay tin không có lợi, đừng ngại, hãy nói nhỏ với cấp trên, như vậy biểu hiện sự trung thành của bạn. Hơn nữa, nếu bạn có cách biểu đạt, dùng từ ngữ thu hút sự chú ý, mà lời nói lại rõ ràng, thẳng thắn thì đó là điều quý giá. Thích nghi với tất cả công việc của cấp trên, chính là người có tài hiểu biết. Làm thế nào để thích nghi? Chẳng có gì khó chỉ cần bạn có lòng thành thật, bỏ qua tất cả cách nhìn nhận chủ quan hoặc những ý kiến không xác đáng của những đồng nghiệp khác là được. Sau khi được cấp trên giao nhiệm vụ bạn nên xem xét ý kiến chân thành của họ, rồi tìm cách giải quyết để tránh những phức tạp không đáng có. Ai cũng hiểu rằng xây dựng được mối quan hệ công tác tốt với lãnh đạo, thì công tác của bản thân mình chỉ có lợi chứ không hề có hại. Mình làm hỏng việc tuyệt đối không nên nhờ người khác nói hộ hoặc chối bỏ trách nhiệm. Phải giải thích xong không được thay đổi sự thật, thật sự chịu trách nhiệm, cố gắng phấn đấu làm việc để không phạm sai lầm như vậy, đó mới là thượng sách, đồng thời phải biết lắng nghe tiếp thu phê bình. Nếu muốn cấp trên tin tưởng, bạn hoàn thành công việc đúng thời gian, làm bất cứ việc gì bạn cũng phải kiểm tra lại hai lượt, khẳng định không có sai sót gì bạn mới trình bày với cấp trên, nên sắp xếp thời gian để làm việc tránh không hoàn thành đúng thời gian, nếu có dự kiến trước khi trình bày với cấp trên, nhưng tốt nhất là không nên làm như vậy nên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không nên để cấp trên phải nói nên làm như thế nào. Cấp trên tuyển chọn bạn là cấp dưới của họ, tất nhiên họ phải có ấn tượng rất tốt với bạn, xóa bỏ thành kiến với cấp trên, luôn lo lắng công việc hộ ông ta, xem việc của ông ta cũng là việc của mình. Có rất nhiều cấp dưới nhận xét về cấp trên cảu mình như sau: Số ông ta tốt hơn số tôi thôi chứ năng lực làm việc của ông ta không thể bằng tôi mà lại làm ra vẻ ta đây, chỉ biết phê bình cấp dưới làm việc không ra gì, trong thực tế khi vấn đề đã quá rõ ràng thì lại đổ trách nhiệm cho người khác. Chẳng ai có cách gì xác định rõ đâu là sự chỉ đạo của ông ta, mọi người đều cho rằng ông ta là một cấp trên tồi, vả lại trong cuộc sống giờ đây mọi người đều phải phục tùng mệnh lệnh của ông ta. Bạn sẽ cảm thấy bực dọc, vậy xin nhắc bạn chớ quên rằng: Con người ta không ai trọn vẹn cả, những cuộc đấu đá công khai, ngấm ngầm trong công ty đã làm cho cả hai bên đều thất bại và đau đớn đó sao, vì vậy chẳng bằng vui vẻ hợp tác với mọi người. Khổng Tử đã chẳng cảnh cáo mọi người “Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu” ( những việc nhỏ mà không nhường nhịn thì ắt thành việc lớn tai hại). Bạn nên tự kiểm điểm lại mình, cố gắng học hỏi và đoàn kết với mọi người trong công ty. Cho dù cấp trên chẳng yêu cầu bạn tổng kết các công việc đã làm cho ông ta, nhưng bạn cũng sắp xếp toàn bộ công việc lại thành văn bản chủ động trình lên ông ta, để ông ta thấy được năng lực làm việc của bạn, lòng trung thành tận tụy của bạn, như vậy cấp trên sẽ tăng thêm thiện cảm với bạn, sẽ không còn nhìn sai lệch cánh làm việc của bạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét