Bạn có những đồng nghiệp năng lực kém nhưng vì là người thân của sếp nên đã được sắp xếp làm cấp trên của bạn không? Hơn nữa, bạn lại bị mất đi cơ hội thăng tiến chỉ vì sự xuất hiện của người này. Bạn thấy thật khó xử với những người như vậy?
Ảnh minh họa |
Một số cách ứng xử với những đồng nghiệp là "con ông cháu cha" dưới đây sẽ giúp bạn nhiều trong công việc:
Tạo cơ hội cho họ
Trước khi bạn kết luận về khả năng của họ, hãy cho họ cơ hội để khẳng định bản thân mình trong vòng một vài tháng, xem xét những thành tích họ đạt được, cách cư xử của mọi người trong công ty nghĩ gì về vai trò của họ.
Giúp họ thành công
Không điều gì làm sếp bạn vui mừng hơn là khi được nghe những điều tốt đẹp về người thân mà sếp đã lựa chọn vào làm việc tại công ty. Hãy để cho sếp biết rõ về những điều mà bạn đã làm trong quyền hạn của mình để giúp cho người thân của sếp thành công. Những việc làm này sẽ giúp bạn đạt được nhiều lợi ích trong con đường sự nghiệp.
Chỉ dẫn cho họ
Giống như những nhân viên mới khác, anh ta sẽ rất cần được hướng dẫn về những hiểu biết, cách tổ chức trong công ty, đặc biệt anh ta sẽ càng cần biết nhiều hơn nữa nếu năng lực của anh ta có hạn. Đây là cơ hội tốt để bạn thể hiện rằng bạn là một thành viên tích cực trong nhóm và là một người rất thân thiện, tốt bụng trong công ty.
Ngoài ra, đây cũng là một cơ hội tốt để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của anh ta. Tìm hiểu xem anh ta có thể hoàn thành công việc bằng cách nào, anh ta nghĩ gì về vị trí của anh ta và mối quan tâm của anh ta là gì. Từ đó, bạn có thể biết được công việc của anh ta làm liệu có ảnh hưởng đến bạn không.
Thể hiện cho sếp biết
Nếu quyết định nhận người thân của sếp vào công ty làm việc là không thoả đáng, hãy thể hiện cho sếp bạn biết rằng bạn có thể sẽ làm tốt hơn người thân của sếp trong vị trí đó. Nếu sự thật là như vậy thì sếp của bạn chắc chắn sẽ quan tâm đến những việc làm của bạn.
Không "bới lông tìm vết"
Nếu bạn thực sự không thể hoàn thành công việc với người thân này của sếp, hãy từ từ chỉ dẫn cho anh ta vì anh ta cũng chỉ là người mới. Khi anh ta mắc một lỗi nhỏ, bạn cũng không nên "soi mói" những điều nhỏ nhặt đó. Hãy tỏ ra là một người rộng lượng, thích giúp đỡ người khác.
Trước khi bạn kết luận về khả năng của họ, hãy cho họ cơ hội để khẳng định bản thân mình trong vòng một vài tháng, xem xét những thành tích họ đạt được, cách cư xử của mọi người trong công ty nghĩ gì về vai trò của họ.
Giúp họ thành công
Không điều gì làm sếp bạn vui mừng hơn là khi được nghe những điều tốt đẹp về người thân mà sếp đã lựa chọn vào làm việc tại công ty. Hãy để cho sếp biết rõ về những điều mà bạn đã làm trong quyền hạn của mình để giúp cho người thân của sếp thành công. Những việc làm này sẽ giúp bạn đạt được nhiều lợi ích trong con đường sự nghiệp.
Chỉ dẫn cho họ
Giống như những nhân viên mới khác, anh ta sẽ rất cần được hướng dẫn về những hiểu biết, cách tổ chức trong công ty, đặc biệt anh ta sẽ càng cần biết nhiều hơn nữa nếu năng lực của anh ta có hạn. Đây là cơ hội tốt để bạn thể hiện rằng bạn là một thành viên tích cực trong nhóm và là một người rất thân thiện, tốt bụng trong công ty.
Ngoài ra, đây cũng là một cơ hội tốt để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của anh ta. Tìm hiểu xem anh ta có thể hoàn thành công việc bằng cách nào, anh ta nghĩ gì về vị trí của anh ta và mối quan tâm của anh ta là gì. Từ đó, bạn có thể biết được công việc của anh ta làm liệu có ảnh hưởng đến bạn không.
Thể hiện cho sếp biết
Nếu quyết định nhận người thân của sếp vào công ty làm việc là không thoả đáng, hãy thể hiện cho sếp bạn biết rằng bạn có thể sẽ làm tốt hơn người thân của sếp trong vị trí đó. Nếu sự thật là như vậy thì sếp của bạn chắc chắn sẽ quan tâm đến những việc làm của bạn.
Không "bới lông tìm vết"
Nếu bạn thực sự không thể hoàn thành công việc với người thân này của sếp, hãy từ từ chỉ dẫn cho anh ta vì anh ta cũng chỉ là người mới. Khi anh ta mắc một lỗi nhỏ, bạn cũng không nên "soi mói" những điều nhỏ nhặt đó. Hãy tỏ ra là một người rộng lượng, thích giúp đỡ người khác.
Theo Song khoe moi ngay
0 nhận xét:
Đăng nhận xét