Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

3 bài học bạn cần biết trước khi mở công ty riêng

Hãy để những kinh nghiệm thất bại của họ giúp bạn quyết định liệu đây đã phải là lúc thích hợp để bạn tự ghánh vác cơ nghiệp hay bạn nên tiếp tục gắn bó với công việc hiện nay thêm một thời gian để tích lũy thêm các kỹ năng kinh doanh quan trọng.


Bạn đã bao giờ mơ ước phá bỏ công việc làm công ăn lương ổn định cho công ty để theo đuổi niềm đam mê của mình? Bạn hình dung cảnh mình đang nằm dài tận hưởng những ích lợi mà sự tự do về tài chính đem lại và điều đó đồng nghĩa với việc bạn làm ông chủ của chính mình.

Đó là một giấc mơ đẹp, và ngày càng có nhiều người mơ ước như vậy. Nhưng trước khi quyết định chuyển hẳn sang làm doanh nhân, bạn cần biết rằng để có được thành công thì niềm đam mê của bạn phải lớn hơn sự nhiệt tình rất nhiều. Đặc biệt là nếu bạn thực sự muốn kiếm tiền và tự trang trải mọi thứ cho bản thân (và thậm chí cả gia đình bạn nữa).

Trong suốt một thập kỷ làm việc tại cơ quan nhân sự, tôi (tác giả bài viết) đã có cơ hội tìm hiểu lý do tại sao các nhân viên đến rồi đi khỏi các công ty. Và tuýp người tôi hay nhất là ai? Những người muốn quay trở lại chỗ làm việc trước đây sau khi không thành công trong việc kiếm sống bằng cách theo đuổi niềm đam mê kinh doanh của mình.

Lý do họ không thể kinh doanh thành công không liên quan gì đến niềm đam mê, mọi thứ đều do họ thiếu kiến thức kinh doanh cần thiết.

Dưới đây là những gì tôi rút ra được từ việc nghiên cứu những người này- hãy gọi họ là “những doanh nhân bị trì hoãn”. Hãy để những kinh nghiệm thất bại của họ giúp bạn quyết định liệu đây đã phải là lúc thích hợp để bạn tự ghánh vác cơ nghiệp hay bạn nên tiếp tục gắn bó với công việc hiện nay thêm một thời gian để tích lũy thêm các kỹ năng kinh doanh quan trọng.

1. Làm việc cho người khác sẽ dạy bạn cách trở thành sếp.

Là nhân viên làm việc trong công ty của người khác, do người khác quản lý sẽ giúp bạn hiểu được những bức xúc của nhân viên và dạy bạn cách quản lý quy trình làm việc và cân bằng các yêu cầu cạnh tranh. Điều này cũng cho bạn cơ hội thử nghiệm mức độ năng lực làm việc, sự mong đợi của bản thân mà không sợ rủi ro.

Khi bạn có sếp, bạn cũng sẽ học cách để trở thành sếp. Điều đó có nghĩa bạn học cách định hướng, các hành động của một vị lãnh đạo mà bạn muốn noi theo hay muốn quên, cách phân quyền hiệu quả và cách im lặng khi đang nói chuyện với người thuộc cấp cao hơn.

Các doanh nhân bị trì hoãn mà tôi có dịp tương tác thường nói rằng họ hoàn toàn ý thức được khối lượng công việc khổng lồ mà họ phải làm khi xây dựng doanh nghiệp riêng của mình, họ chỉ không biết rõ khả năng của chính mình.

Đến khi công việc chồng chất và cần thêm người trợ giúp, họ lại không có khả năng quản lý hiệu quả những việc phát sinh khi có thêm nhân sự. Nhiều người cố gắng tuyển một trợ lý rồi mới phát hiện ra rằng họ còn khốn khổ hơn là làm sếp bởi họ không có kinh nghiệm quản lý con người.

Bài học: nếu bạn không dành đủ thời gian làm nhân viên, bạn sẽ khó thành công với vai trò là người quản lý.

2. Hiểu về nguyên tắc làm việc trong công sở sẽ biến bạn trở thành một người giao tiếp tốt hơn.

Các nguyên tắc làm việc trong công sở luôn tồn tại ở mọi môi trường làm việc. Đúng vậy, hãy hít thật sâu. Những nguyên tắc đó sẽ cho bạn vô số cơ hội củng cố sự sắc bén trong kinh doanh như cách gây ảnh hưởng cho người khác. Hãy chắc chắn là bạn biết cách đạt được mục đích của mình mà không dẫm lên chân đồng nghiệp- một thành phần quan trọng trong thành công của doanh nghiệp.

Khi đang còn làm việc ở chỗ cũ, hãy tìm cách làm việc với người khó chịu nhất công ty. Có thể việc này chẳng vui vẻ gì, nhưng nó sẽ giúp bạn có được hình dung về những tính cách khác nhau mà bạn sẽ gặp phải khi điều hành công ty riêng của mình.

Khi các khách hàng khó chiều đến với bạn, bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để đối đãi họ một cách chuyên nghiệp và duyên dáng mà không gặp sức ép tâm lý nào.

3. Quan sát cách một doanh nghiệp hoạt động (thay vì cắm cúi làm cho xong phần việc của mình) sẽ có ích cho bạn và công ty của bạn sau này.

Bạn có thể hiểu nhiều về cách một doanh nghiệp hoạt động bằng cách đặt câu hỏi, quan sát xung quanh và tìm kiếm những trải nghiệm mới.

Thay vì chỉ chăm chăm nhìn đồng hồ chờ tới hết giờ làm việc, hãy tìm hiểu: Lợi nhuận của công ty bạn đang làm thế nào? 

• Họ sử dụng tiền vào việc gì?

• Họ tạo ra thu nhập định kỳ như thế nào?

• Họ tìm kiếm khách hàng như thế nào? 

Hãy sử dụng tài do thám của bạn khi bạn vẫn còn đang trong một môi trường an toàn và tìm những người ra quyết định, người tạo ý tưởng và người nắm giữ ngân sách để có được phạm vi đầy đủ về mô hình kinh doanh. Sau đó hãy sao chép những gì bạn có thể bằng cách áp dụng các bài học những bài học bạn thu được vào công ty riêng của mình.

Tạo ra một công việc kinh doanh có lợi nhuận là một trong những thách thức lớn nhất đã khiến các doanh nhân bị trì hoãn phải quay trở lại công việc làm thuê trước đây. Hiểu cách tạo ra doanh số bán hàng và duy trì lợi nhuận là cản trở lớn nhất- và cũng là điều bạn có thể tránh được nếu chịu khó học hỏi trong công việc.

Bạn thậm chí có thể muốn thử kinh doanh trước khi thực sự làm.

Đối với những doanh nhân bị trì hoãn, ý tưởng tự mình làm chủ mang nhiều ý nghĩa tự do hơn là thực tế. Trước khi tạo một bước nhảy trong sự nghiệp, hãy dành ra một hay hai tuần đi nghỉ như thể bạn vừa mới dành toàn bộ thời gian để điều hành công việc kinh doanh toàn thời gian. Làm chủ đồng nghĩa bạn sẽ có nhiều tự do hơn, nhưng cũng phải ghánh nhiều trách nhiệm hơn, cô độc và nhiều công việc không tên khác tại văn phòng như lập hóa đơn và đổ mực máy in, những việc là những người khác sẽ làm cho bạn khi bạn còn là nhân viên của một công ty lớn.

Nếu bạn khởi đầu kinh doanh bán thời gian trước, bạn có thể để mọi việc diễn ra một cách từ từ để có thời gian thử nghiệm khả năng kinh doanh của mình và tạo thu nhập. Bạn sẽ có thể cân nhắc mô hình kinh doanh của mình và giảm bớt việc ra quyết định cũng như tìm ra môi trường làm việc phù hợp với mình.

Theo đuổi đam mê là một bước đi lớn để thâm nhập vào thế giới chưa biết với những điều thú vị và đáng sợ đi kèm với việc làm chủ bản thân. Nhưng để bước đi đầu tiên trở thành bước đi cuối cùng, bạn hãy chắc chắn mình đã thu thập đủ các kỹ năng kinh doanh từ một doanh nghiệp ổn định đã có nhiều lợi nhuận. Kinh nghiệm làm việc cho ai đó rất quý giá cho thành công sau này của công ty riêng của bạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons