Muốn lập nên sự nghiệp cần phải có mối quan hệ quen biết rộng rãi, phải hoạt động xã giao. Muốn giải quyết tốt mối quan hệ với đồng sự, phải có nhận thức đúng về đua tranh, cư xử đúng trong đua tranh.
Trong xã hội hiện đại, đua tranh là việc bình thường không thể né tránh. Trong mỗi đơn vị đều có những dịp nâng bậc, nâng lương, nhưng trong những đồng sự, nâng bậc cho ai, nâng lương cho ai, hoặc là đề nghị ai được nâng lương, là phải dựa vào biểu hiện cá nhân của người đó, vậy là xuất hiện đua tranh. Mỗi người đều có chí tiến lên, có lòng hiếu thắng, bản thân việc đua tranh có lợi cho sự trưởng thành của mỗi người, cho việc thực hiện mong ước của mỗi người. Đối với tập thể, có lợi cho việc nâng cao hiệu suất.
Nhưng đua tranh không phải là không từ bất cớ thủ đoạn nào, đua tranh phải chính đáng. Đua tranh giữa các đồng sự, không nên coi đối thủ là kẻ thù đối đầu, phải có duy nghĩ đúng đắn đối với đối thủ mạnh hơn mình. Nhà toán học nổi tiếng Hoa La Canh đã nói: “Chơi cờ phải tìm cao thủ, múa rìu phải tìm đến cửa nhà Lỗ Ban. Đó là chủ trương cuộc đời của tôi. Không sợ bộc lộ nhược điểm của mình trước mặt người tài giỏi, mới mong luôn tiến bộ”. Cho nên, việc đua tranh giữa các đồng sự với nhau phải nhằm mục đích cùng nâng cao, cùng khuyến khích nhau tiến bộ, bản thân mình phải lao vào đua tranh với tâm lý tích cực.
Đua tranh là phải giành được kết quả, có người thắng người thua, vậy phải có thái độ đúng đắn với kết quả thắng thua. Có người trong đua tranh không từ bất cứ thủ đoạn nào, có hành vi vi phạm đạo đức, như vậy là không hiểu lý lẽ: trong đua tranh mọi người đều bình đẳng, có người thành công cũng có người thất bại. Thắng cũng phải thắng cho quang minh lỗi lạc, thua cũng phải thua cho đàng hoàng. Đấu tranh giữa các đồng sự, thắng hay thua chỉ chứng tỏ những cái đã qua, anh thắng tôi chúc mừng anh, còn bản thân mình phải tự tìm ra những khuyết điểm thiếu sót của mình, có lợi phát triển sau này. Giữa các đồng sự với nhau, trong đua tranh là đối thủ, trong công việc là đồng sự, trong đời sống là bạn bè. Sau cuộc đua tranh, người thắng cũng không nên dương dương tự đắc, kẻ thua cũng không cần phải ủ rũ, buồn rầu.
Muốn làm được như vậy phải coi danh lợi nhẹ một chút, hà tất phải buồn bã vì kết quả đua tranh? Hà tất phải vì danh vì lợi mà dùng âm mưu quỷ kế, hao tâm tổn lực?. Đành rằng không thắng, thì có thể lùi để tu tăng trí, sau này lại đua tranh có sao.
Hơn nữa, việc đua tranh của cá thể cũng phải lấy việc thúc đẩy hợp tác của quần thể làm điều kiện. Nếu đua tranh mà làm hại đến việc hợp tác của quần thể, thì sự đua tranh đó không những không thúc đẩy sự hoàn thiện của có thể, sự phát triển của xã hội, tất sẽ trở thành cá thể trụy lạc, xã hội thối nát. Cũng tức là cá thể phải đua tranh với mục đích chính đáng, thủ đoạn chính đáng, phương thức chính đáng mới có lợi cho việc liên hiệp và hợp tác với quần thể. Thói kèn cựa cá nhân chủ nghĩa, tự tư tự lợi, chính là “con sâu làm rầu nồi canh”, phá hoại lợi ích xã hội.
Trạng thái cuộc đời vừa cạnh tranh vừa hòa hợp liệu có thực hiện được không? Kiểu mẫu lý tưởng cố nhiên khó nói, nhưng trong cuộc sống vẫn có những điển hình như thế. Phương thức sống của người Nhật là cá thể và quần thể coi trọng ngang nhau, kết hợp cạnh tranh với hợp tác. Một người Nhật điền hình không những có động cơ thành công mạnh mẽ và tinh thần đua tranh giành thắng lợi, mà đồng thời còn rất chú ý đến ý thức tập thể, biết phối hợp và hợp tác. Đó là tính cách thống nhất biểu hiện cái tôi và kiềm chế cái tôi của người Nhật. Nhà sử học Mỹ ét-uốt Rai-sen đã từng ca ngợi khuynh hướng tập thể nhiều hơn so với đa số người phương Tây, về mặt này đã hình thành kỹ thuật cao siêu trong đời sống đoàn thể tương trợ hợp tác. Nhưng ông cũng nhấn mạnh, người Nhật vẫn có ý thức cá nhân sâu đậm, tuy vẫn hòa cá nhân vào tập thể, nhưng về các mặt khác vẫn giữ được cá tính mạnh mẽ, cố gắng biểu hiện cá nhân, tích cực phấn đấu, tinh thần hăng hái.
Người Nhật vẫn lưu truyền phổ biến câu nói: Một người Trung Quốc làm việc hơn một người Nhật, nhưng ba người Trung Quốc lại làm kém ba người Nhật. Rõ ràng câu này muốn nói người Trung Quốc có khả năng cạnh tranh cá nhân và thành công, nhưng không giỏi hợp tác tập thể, phát huy sức mạnh hợp tác và tập thể.
Sáng tạo đứng hàng đầu.
Nông dân Trung Quốc có câu tục ngữ: “Thà làm đầu gà hơn làm đuôi trâu”. Con người tài có khí khái mới có tinh thần dám lao , dám sáng tạo. Ngài Vương Lực được mệnh danh là “người hoạt động công cộng giỏi nhất Trung Quốc”, nguyên là chủ cơ sở dịch vụ công cộng (tư daonh) Ân Ba, hiện giữ chức viện trưởng viện nghiên cứu nghề nghiệp trí tuệ Ân Ba, giáo sư khách mời của học viện hợp tác kinh tế Đại học Bắc Kinh là người rất nổi tiếng.
Vương Lực thuở nhỏ lực học cũng bình thường, thời gian “cách mạng văn hóa” bị phái đến lao động ở đội quyeets rác ngoại thành Bắc Kinh. Trong những năm tháng lấy ngu dốt làm vui đó, ông không quản mệt nhọc sau mỗi ngày lao động chân tay, đã tranh thủ đọc rất nhiều sách như: “Làm gì”, “Chiến tranh và hòa bình” và những tác phẩm triết học của Hê-ghen, Mác Ăng-ghen, đặt sơ sở cho những thành công sau này.
Ông là con người cần cù, trung thành, quan hệ quen biết rộng, năm 1975 được điều về làm công tác bảo vệ ở công viên Thiên Đàn. Những năm đầu của thập kỷ 80 khi mới bắt đầu có chính sách cải cách mở cửa, ông chủ đưa ra ý tưởng nhận thầu cửa hàng vật phẩm du lịch ở điện Đông Phối. Về sau lại tích cực trù bị thành lập công ty phát triển du lịch của công viên Thiên Đàn. Trong thời gian này ông còn là người tổng chỉ huy tổ chức “Đêm hội thanh niên lớn tuổi trên diễn đàn hạnh phúc”. Theo thống kê có đến vạn người đăng ký tham gia diễn đàn, sau đó lại sáng lập đoàn biểu diễn nghệ thuật thời trang chuyên nghiệp đầu tiên trên toàn quốc. Hai ý kiến sáng tạo đó gây tiếng vang lớn ở Bắc Kinh, chứng tỏ ông có khả năng xã giao đặc biệt. Ông rất chú trọng điều tra nghiên cứu và đưa ra “bản kiến nghị điều chỉnh kết cấu thu nhập ngành du lịch quốc gia và khai thác du lịch công viên Thiên Đàn” tới các bộ ngành hữu quan. Mạnh dạn học tập kinh nghiệm của nước ngoài, ông đưa ra kiến nghị khai thác toàn diện ngành du lịch. Mặc dù sau này hạng mục công ty chết yểu, nhưng trong sự “thất bại ngoan cường” đó, Vương Lực đã được thử sức, biểu thị tài năng của mình.
Cuối năm 1985, Vương Lực đến làm việc tại tòa soạn nhật báo kinh tế. Hai năm sau, ông kiên quyết từ bỏ chức vụ phóng viên đã được bao nhiêu người hâm mộ, đi thành lập “cơ sở dịch vụ hoạt động công cộng (tư doanh) Ân Ba”. Vì là ngành nghề quá mới lạ, trong quá trình thẩm duyệt gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ ở lòng tin và dũng khí, trải qua cuộc “du thuyết”, nên được bạn bè khắp nơi ủng hộ.
Lúc mới khởi nghiệp, Vương Lực chịu biết bao vất vả. Để “tìm việc”, ông đã chạy khắp mọi nơi. Trong đó có không ít những người thức thời có tầm nhìn xa, đã ửng hộ mạnh mẽ. Nhưng phần lớn là bị đối xử lạnh nhạt, bao nhiêu gáo nước lạnh cũng không dập tắt được ngọn lửa khát vọng thành công trong con người ông. Trải qua bao trở ngại ông đã mở được con đường máu, ông đã giành được khoảng trời cho riêng mình.
Với đầu óc của một thương gia, ông đã nhanh nhạy thấy được cái tinh túy của “Văn hóa thương nghiệp”. tỷ mỉ vạch ra một kế hoạch hoạt động công cộng cỡ lớn có tên là “Thăng hoa 1990” làm cho một xí nghiệp cổ phần tập thể không có tiếng tăm là Thương xá ASIA Trịnh Châu trở nên nổi tiếng. “Cuộc chiến trên thương trường Trung Nguyên” được cả nước quan tâm. Đầu đường cuối phố đâu đâu cũng bàn tán “Hiện tượng ASIA ”.
Về sau ông lại hoạch định lại một loạt những hoạt động dịch vụ công cộng cỡ lớn cho tập đoàn Xuân Đô, chuẩn bị kế hoạch hoạt động dịch vụ công cộng để phục hưng toàn diện cho ngành lương thực Quốc Gia khỏi bị bế tắc, đều đạt được thành công chưa từng thấy. Ông không so kè danh lợi, tích cực hiến kế cho quyết sách của Chính Phủ và được chấp nhận, thu được hiệu quả xã hội tốt.
Tại sao Vương Lực đạt được thành công? Ngoài những tri thức được tích lũy lâu nay, điều quan trọng hơn là ông có tố chất tâm lý tốt, cá tính kiên cường và kinh nghiệm xã giao phong phú.
Trong bức thư gửi đội bóng đá Trung Quốc sau lần thất bại, ông đã dẫn đôi câu đối của Bồ Tùng Linh để khích lệ.
“ Người có trí, việc sẽ thành, phá nồi dùi thuyền, hai trăm ải Tần quy về Sở, kẻ hết lòng, trời không phụ, nằm gai nếm mật, ba ngàn giáp Việt chiếm được Ngô”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét