Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Hồi sinh thương hiệu cũ để kiếm triệu đôla

Phục hồi một thương hiệu đã nổi tiếng trước đây sẽ giúp bạn tiết kiệm hàng triệu USD marketing và tận dụng được lượng khách hàng trung thành sẵn có.
Năm ngoái, khi đang xếp hàng trong một hiệu bánh, Ellia Kassoff (Mỹ) nghe thấy người phụ nữ đứng ngay sau mình hét lên một tiếng. Bà tỏ ra rất mừng rỡ: "Ôi Chúa ơi, anh mua cái áo này ở đâu thế? Đây là loại kẹo ưa thích của tôi đấy". Vài giây sau, Kassoff mới nhớ ra mình đang mặc chiếc áo có in hình kẹo Astro Pops. "Tôi làm đấy", anh trả lời, và lấy từ trong xe một hộp Astro Pops tặng cho người phụ nữ, kèm danh thiếp của mình. "Anh không biết loại kẹo này có ý nghĩa với cuộc đời tôi thế nào đâu", người phụ nữ cảm kích.
Đó chỉ là một trong hàng chục câu chuyện mà Kassoff - CEO Strategic Marks gặp phải sau khi quyết định hồi sinh Astro Pops - loại kẹo hình tên lửa ra mắt năm 1963, và ngừng sản xuất 10 năm trước.
kassoff-7449-1402894984.jpg
Ellia Kassoff đã nhận ra cơ hội từ việc hồi sinh các thương hiệu cũ. Ảnh:Entrepreneur
Năm 2012, những người yêu thích loại bánh Twinkie cũng từng thót tim khi Hostess Brands nộp đơn xin phá sản. Việc sản xuất Twinkie cũng như các sản phẩm huyền thoại khác đã bị ngừng nhiều tháng.
Tuy nhiên, những người có đầu óc kinh doanh nhạy bén đã nhận ra cơ hội này. Các thương hiệu bị bỏ rơi vẫn có thể giúp họ kiếm tiền, vì lòng trung thành của khách hàng không bao giờ mất.
Không chỉ bánh kẹo, cà phê hay bia, người ta còn mang trở lại cả các chương trình truyền hình. "Các sản phẩm cũ đã được thời gian thử thách và nhiều thế hệ yêu mến. Hồi sinh chúng chính là tận dụng được lợi thế sẵn có", Mickey Marks – Giám đốc điều hành tại hãng tư vấn thương hiệu Port Chester cho biết.
Độ nổi tiếng sẵn của thương hiệu sẽ giúp bạn tiết kiệm hàng triệu USD marketing để chi cho các hoạt động khác. Chúng sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý ở những nơi đông đúc, đặc biệt với những khách hàng từng yêu thích thương hiệu này.
astro-pop-4990-1402894985.jpg
Astro Pops là loại kẹo được rất nhiều người Mỹ yêu thích thập niên 60. Ảnh:Entrepreneur
Astro Pops là loại kẹo ưa thích của Kassoff khi còn nhỏ. Và sau này lớn lên, anh vẫn tiếp tục mua rất nhiều về ăn. Astro Pops từng làm mưa làm gió thập niên 60. Nhưng sau nhiều lần đổi chủ, thêm hương vị, thậm chí thay đổi cả hình dạng kinh điển, thương hiệu này dần mất chỗ đứng.
Năm 2010, sau vài năm đàm phán, anh đã mua được công thức và bản quyền thương hiệu Astro Pops từ hãng sản xuất Spangler Candy. "Đó là cảm giác tuyệt vời nhất trên thế giới. Tôi ký hợp đồng và biết rằng ngày mai khi tỉnh dậy, mình đã sở hữu loại kẹo yêu thích. Nó giống như có đội bóng riêng vậy", anh nói.
Kassoff đã ký hợp đồng với một công ty, phục hồi lại việc sản xuất và dần đưa Astro Pops vào các cửa hàng trên cả nước. Năm 2011, anh còn mua lại Leaf Brands – hãng sản xuất đã bị bán cho Hershey năm 1996. "Chúng tôi muốn trở thành một công ty nhanh nhạy trong việc phát hiện ra thương hiệu mọi người yêu mến. Năm nay, doanh thu của chúng tôi có thể đạt khoảng 3-5 triệu USD", Kassoff cho biết.
Hà Thu

'Vua' rắn mối miền Tây làm giàu với rắn hổ hành

Nuôi rắn mối thành công, anh Thuyết tiếp tục xây chuồng nuôi rắn hổ hành bằng phương pháp khá đơn giản, nhưng có giá bán lên tới 400.000 đồng mỗi kg thịt thương phẩm.
anh-Thuyet-6605-1402532943.jpg
Anh Thuyết với những con rắn hổ hành nuôi trong trang trại rắn mối. Ảnh: Ái Nam
Trong trang trại của "vua" rắn mối miền Tây Nguyễn Văn Thuyết ở khóm 10, phường 1, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu), nhiều chuồng mới được xây với tường cao ngang ngực. Mỗi chuồng dài khoảng 5m, ngang 2m, chủ nhân thả nuôi khoảng 2.000 con rắn hổ hành mà không cần đậy nắp chuồng.
Anh Thuyết cho biết đã bắt đầu nuôi thử nghiệm gần 4 năm nay. Ban đầu anh tìm mua rắn nhỏ ngoài tự nhiên, sau đó đem về nuôi lớn rồi cho phối giống. Với số lượng nhiều như vậy nhưng ít khi nhìn thấy rắn, bởi hàng nghìn con bò sát này thường trốn trong lớp xơ dừa xay nhuyễn được rải dưới đáy chuồng, dày khoảng 30-40 cm.
ran-ho-hanh-2597-1402532943.jpg
Rắn sinh sản được anh Thuyết đưa ra ngoài chờ ngày đẻ. Ảnh: Ái Nam
"Thức ăn của rắn hổ hành chủ yếu là ếch, nhái, chuột… Mỗi tuần cho chúng ăn 3 lần, mỗi lần khoảng 1-2kg và sau 10 tháng nuôi mỗi con rắn nặng từ một kg trở lên", anh Thuyết cho biết.
Theo anh Thuyết, cứ khoảng 3-4 ngày khi thấy sơ dừa khô thì phải dùng bình xịt phun sương nước. Lượng phân rắn thải ra rất ít, tự phân hủy trong xơ dừa nên không ô nhiễm môi trường.
chuong-ran-5749-1402532943.jpg
Xơ dừa được anh Thuyết dùng để nuôi rắn hổ hành. Ban ngày loài bò sát này chui rúc trong sơ dừa, ban đêm bò lên săn mồi là những con ếch, nhái được thả trên lớp xơ dừa. Ảnh: Ái Nam
Không chỉ nuôi rắn hổ hành thương phẩm bán với giá trên 400.000 đồng mỗi kg, anh Thuyết còn cho rắn sinh sản để gầy đàn và bán giá 100.000 đồng một con giống hoặc 800.000 đồng mỗi kg rắn con.
"Rắn hổ hành hoang dã còn rất ít trong khi sức tiêu thụ ngoài thị trường khá nhiều, nên rất hút hàng. Nghề nuôi rắn hổ hành nhàn rỗi, không mất nhiều thời gian chăm sóc nhưng thu lãi rất cao", anh Thuyết chia sẻ.
Ái Nam

Có nên thuê bạn bè khi khởi nghiệp?

Khi nhờ bạn bè làm việc cùng, chủ cơ sở kinh doanh có thể tự chuốc lấy một số phiền phức không ngờ tới.
Molly Ziske là chủ một cơ sở kinh doanh chuyên cung cấp các gói chăm sóc cho sinh viên ở St. Clair Shores (Michigan, Mỹ). Fox Business đăng tải câu chuyện cô kể về kinh nghiệm của bản thân khi thuê bạn bè làm việc cùng:
Khi bắt đầu khởi nghiệp với cơ sở kinh doanh tại nhà, tôi luôn cố gắng lên kế hoạch một cách chi tiết. Ví dụ, tôi nghiên cứu về những sản phẩm mà các sinh viên cần, tìm hiểu các gói tùy chọn khác nhau với nhiều mức giá phù hợp. Ngoài ra, tôi cũng nghiên cứu về thiết kế logo, tìm nhà cung cấp địa phương...
Tuy nhiên, cũng lúc đó, tôi bị rối trí và quên mất một trong những điều quan trọng mà các chuyên gia thường khuyên doanh nghiệp nhỏ. Đó là, cẩn thận khi thuê bạn bè tham gia kinh doanh.
ban-be-2993-1402051605.jpg
Bài học mà Molly Ziske rút ra là không làm việc với bạn bè khi mới khởi nghiệp. Ảnh minh họa:
Do không phải là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, tôi cần ai đó thiết kế, code và chịu trách nhiệm cho website của mình. Đó là một nhiệm vụ lớn cho doanh nghiệp mới thành lập tại nhà.
Để tiết kiệm chi phí, tôi đã thuê một người bạn, từng là đồng nghiệp với nhau. Người này có riêng một công ty chuyên thiết kế website. Anh bạn hứa sẽ tạo cho tôi một trang thương mại điện tử, với cái giá còn rẻ hơn nửa so với mức giá tôi từng đàm phán ở chỗ khác. 
Đầu tiên, anh bạn tôi tỏ ra cực kỳ nhiệt tình. Chúng tôi nói chuyện với nhau hàng ngày về kế hoạch website.
Tuy nhiên sau đó mọi chuyện dần thay đổi. Chúng tôi nói chuyện với nhau ít đi. Tôi cảm thấy lòng nhiệt tình của anh bạn giảm xuống. Ngày ra mắt trang web đến gần nhưng công cụ giúp tôi chuyển hàng cho khách chưa hoạt động, các sản phẩm vẫn chưa hiển thị trên trang.
Trong khi đó, tôi đã chuẩn bị cả một kho hàng hóa trị giá hàng nghìn USD từ kẹo bánh, dụng cụ học tập, sách vở, sản phẩm giặt là, lau chùi dành cho sinh viên. Cuối cùng, ngày ra mắt của công ty tôi đã đến trong tình trạng không website ra mắt. Không thể trì hoãn, nên cuối cùng tôi phải ra mắt công ty bằng cách đăng tải trên mạng xã hội. Đây là một cách làm rất thiếu chuyên nghiệp.
Website của tôi ra mắt chậm hơn hai tháng so với dự kiến. Bài học tôi rút ra là làm việc với bạn bè cũng không thể cả nể, bỏ qua chuyện phạt khi làm hợp đồng. Đáng lẽ bạn tôi đã phải chịu một khoản tiền phạt đáng kể. Và tốt nhất, kinh nghiệm là không nên làm việc với bạn bè khi khởi nghiệp, trừ khi chủ doanh nghiệp chấp nhận việc có thể mất một tình bạn.
Anh Đức

Thu tiền triệu mỗi ngày nhờ đổi nghề bán bóng bay

Từ một tạp vụ, chị Duyến bỏ ra một triệu đồng học nghề, sau đó có thể kiếm được một triệu đồng mỗi ngày từ công việc tạo hình bóng bay nghệ thuật.
Tại một trung tâm thương mại lớn ở Ngã Tư Sở (Hà Nội) mỗi cuối tuần, nhiều trẻ em lẫn người lớn bị thu hút bởi bàn tay thoăn thoắt nặn bóng, tạo hình bóng của chị Nguyễn Thị Duyến.
Năm nay 37 tuổi, quê Thái Bình, chị Duyến mới làm nghề bóng nghệ thuật được hơn một tháng. Trước đó, chị làm nhân viên tạp vụ cho công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho các tòa nhà lớn.
"Sau khi sinh con thứ hai và nghỉ ở nhà chăm con 2 năm, tôi thất nghiệp và nghĩ phải có một công việc gì đó để làm", chị Duyến kể. Nhiều lần đến các trung tâm thương mại, nhìn thấy những người tạo bóng nghệ thuật và quan sát cách họ thu hút trẻ em, chị Duyến cũng muốn làm nghề này vì tính chị yêu trẻ nhỏ.
bong-1-JPG-4340-1401706593.jpg
Chị Duyến được mời đến tạo hình bóng cho một công ty, phục vụ sự kiện ngày Tết Thiếu nhi 1/6. Ảnh: Anh Quân
Học nghề bóng không quá khó khăn với những người khéo léo. Chị dành ra một ngày với một triệu đồng học phí để được người hướng dẫn truyền nghề, kèm theo cách làm 7 mẫu bóng bay nghệ thuật. Với công việc này, chị Duyến thấy phức tạp ở khâu "ken" bóng, dàn bóng sao cho đều, căn ke bóng chuẩn để tạo hình thành công. "Ngoài ra, cái khó nhất là sáng tạo ra hình mới. Tôi mới làm nghề, chưa biết sáng tạo, nên hiện nay chỉ trung thành với 7 mẫu bóng học được", chị Duyến cho biết.
Sau khi học xong, chị Duyến bắt đầu tìm cách kiếm tiền từ bóng. Trong vài tuần đầu, có hai thời điểm chị nản lòng muốn bỏ nghề. Đầu tiên, chị không tìm được địa điểm, có những ngày trôi qua mà hầu như không bán được sản phẩm nào. Dần dần, chị kiếm được chỗ bán vì nhiều trung tâm thương mại khuyến khích thợ thủ công có mặt để thu hút khách thập phương.
Nhưng cũng lúc này, chị lại cảm thấy áy náy, vì nhiều lúc chứng kiến cảnh các cháu bé khóc lóc đòi bóng mà không được bố mẹ đáp ứng. "Trẻ em nào cũng thích bóng. Nhưng tôi cũng hiểu bố mẹ không thể cứ con đòi là đáp ứng", chị Duyến nói. Dần dần, chị nhận thấy công việc mình làm mang lại nhiều niềm vui cho trẻ em hơn là những giọt nước mắt hờn dỗi. Do đó chị quyết định tiếp tục làm 
Sau hơn một tháng làm việc, chị cho biết thu nhập cũng khá. Có những ngày cuối tuần, chị thu về một triệu đồng cả vốn lẫn lời. Ngày nào ít cũng được nửa triệu đồng. Để làm bóng, chị nhập bóng chuyên dùng để tạo hình của Thái Lan, giá đắt hơn hàng Trung Quốc nhưng bền hơn và không độc hại.
Mỗi quả bóng chị nhập có giá 1.000 đồng. Một sản phẩm bóng tạo hình cần từ 3 đến 7 bóng, chị bán với giá 10.000 đến 30.000 đồng. Ở những nơi chị đứng bán, có nơi không thu phí, cũng có nơi lấy phí 300.000 đồng mỗi ngày. Ngoài ra, chị còn được mời đến tạo hình bóng cho các sự kiện như Tết thiếu nhi, ngày sinh nhật....
Có thể kiếm được cả triệu đồng trong mỗi ngày, nhưng thu nhập của chị hàng tháng không lớn. Bận con nhỏ, chị Duyến chỉ có thể đi làm vào cuối tuần. Mặc dù vậy, khoản tiền kiếm được từ nghề bóng cũng đủ để chị mua thêm thức ăn, quần áo cho các con.
Trong tương lai, chị Duyến mơ ước được theo đuổi tiếp nghề này. "Nếu muốn kiếm sống lâu dài với nó, tôi dự định sẽ đi học thêm các cách tạo hình bóng khác như làm cổng đám cưới, trang trí bóng trong các buổi sinh nhật...", chị lên kế hoạch.
Ngoài ra, chị cũng biết rằng việc quảng bá trên mạng Internet rất quan trọng. "Tôi tự thấy mình ít được học hành, nên khoản này rất kém. Khi nào có thời gian, tôi sẽ học cách tham gia các diễn đàn trên mạng để trao đổi về nghề, tìm thêm khách hàng", chị Duyến tâm sự.
Thanh Bình
 

Kiếm tiền nhờ chơi game

Nhiều người thích chơi game và mơ ước rằng sở thích của họ cũng có thể hái ra tiền. Trên thực tế, nếu chơi giỏi, họ có thể giàu từ game.
Trang e-Sports Earnings vừa xếp hạng 100 người chơi game kiếm được nhiều tiền nhất từ các giải thi đấu trên thế giới. Tất cả họ đều có thể kiếm được hơn 100.000 USD từ tiền thưởng. Đây chỉ là phần nổi trong thu nhập của các tay chơi game. Họ còn kiếm tiền từ nhiều nguồn khác như tài trợ, quảng cáo.
15. Park 'Lyn' Joon - thu về 317.610 USD từ 77 giải thi đấu
15-8762-1401354083.jpg
Tay chơi người Hàn Quốc kiếm được nhiều tiền nhất từ chơi trò WarCraft III. Số tiền thưởng nhiều nhất mà anh này từng thu được là 25.000 USD trong một giải năm 2009.
14. Jerry 'EGM' Lundqvist - 340.474 USD từ 29 giải đấu
14-7604-1401354083.jpg
Mang quốc tịch Thụy Điển, tay chơi game Jerry "EGM" Lundquist kiếm được gần 20.000 USD riêng trong năm 2014. Còn năm ngoái, anh kiếm được 287.400 USD chỉ từ một giải đấu Dota 2. Anh này nằm trong đội chơi game mang tên The Alliance, và toàn đội thu về hơn 1,4 triệu USD trong giải đấu đó.
13. Henrik 'AdmiralBulldog' Ahnberg - 344.537 USD từ 36 giải đấu
13-3225-1401354084.jpg
Henrik "AdmiralBulldog" Ahnberg cũng là người Thụy Điển. Anh này kiếm được 287.440 USD chỉ từ một giải đấu trò Dota 2. Là một game thủ giỏi, anh đứng đầu trong 18 giải đấu.
12. Gustav 's4' Magnusson - 344.821 USD từ 38 giải đấu
12-5280-1401354084.jpg
Cũng là người Thụy Điển và cũng chơi trò Dota 2, Gustav "s4" Magnusson chỉ mới bắt đầu chơi game chuyên nghiệp từ năm 2012, nhưng cho đến nay đã thu được số tiền đáng kể.
11. Joakim 'Akke' Akterhall - 349.679 USD từ 47 giải đấu
11-7857-1401354085.jpg
Joakim "Akke" Akterhall, game thủ 26 tuổi người Thụy Điển cũng thu được bộn tiền từ trò Dota 2. Bên cạnh tham gia các giải đấu Dota từ năm 2006, anh này còn thắng giải Vô địch Nintendo Thụy Điển 3 lần năm 2004, 2006 và 2012.
10. Jonathan 'Loda' Berg - 355.514 USD từ 47 giải đấu
10-1167-1401354086.jpg
Cùng quốc tịch Thụy Điển, Jonathan "Loda" Berg đã tham gia thi đấu cho 12 đội chơi game trong sự nghiệp của mình. Anh này nổi tiếng khi tham gia đội The Alliance năm 2013. Anh đã đứng đầu trong 23 giải đấu khác nhau.
9. Jung "Mvp" Jong Hyun - 393.116 USD từ 50 giải đấu
9-2555-1401354086.jpg
Tay chơi game người Hàn Quốc Jung "Mvp" Jong Hyun kiếm tiền từ hai môn StarCraft: Brood War và StarCraft II. Số tiền thưởng lớn nhất anh này từng thu được trong một giải đấu StarCraft II là 50.000 USD hồi 2011.
8. Jang 'Moon' Jae Ho - 439.677 USD từ 81 giải đấu
8-1529-1401354087.jpg
Jang "Moon" Jae Ho là một trong những tay chơi nổi tiếng nhất với trò WarCraft III, ngoài ra anh còn chơi StarCraft II. Trước năm 18 tuổi, anh này đã kiếm được hàng chục nghìn USD từ các giải đấu.
7. Lee 'Flash' Young Ho - 447.016 USD từ 47 giải đấu
7-9386-1401354087.jpg
Lee "Flash" Young Ho là tay chơi StarCraft: Brood War và StarCraft II người Hàn Quốc. Trước năm 18 tuổi, anh này đã thu được gần 270.000 USD tiền thưởng từ việc chơi game.
6. Clement 'Puppey' Ivanov - 450.480 USD từ 39 giải đấu
6-8868-1401354087.jpg
Đến từ Estonia, Clement "Puppey" Ivanov xếp thứ 6 thế giới về số tiền thưởng từ các giải đấu game. Anh là tay chơi nổi tiếng trong trò Dota 2.
5. Jang 'MC' Min Chul - 452.926 USD từ 78 giải đấu
5-4836-1401354087.jpg
Là một trong những gamer vĩ đại nhất thế giới trong trò StarCraft 2, tay chơi người Hàn Quốc Jang Min Chul bắt đầu đều đặn tham gia các giải đấu game chuyên nghiệp từ năm 2010. Chỉ trong gần 4 năm, anh này đã thu được số tiền thưởng khổng lồ xếp hạng thứ 5 danh sách.
4. Oleksandr 'XBOCT' Dashkevych - 453.311 USD từ 41 giải đấu
4-5438-1401354087.jpg
Cũng là gamer chuyên nghiệp trò Dota 2, anh Dashkevych đến từ Ukraine bắt đầu sự nghiệp chơi game kiếm tiền từ năm 2011. Từ đó đến nay thu được hơn 450.000 USD riêng tiền thưởng.
3. Johnathan 'Fatal1ty' Wendel - 454.919 USD từ 36 giải đấu
3-4340-1401354087.jpg
Wendel, mang quốc tịch Mỹ là tay chơi game chuyên nghiệp đỉnh cao đầu tiên của thế giới. Số tiền thưởng từ chơi game chỉ là phần nhỏ. Bên cạnh tiền thưởng, thu nhập khổng lồ của anh hiện nay còn đến từ các hợp đồng tài trợ, quảng cáo với những công ty phần cứng máy tính lớn nhất thế giới.
2. Danil 'Dendi' Ishutin - 455,615 USD từ 43 giải đấu
2-8498-1401354088.jpg
Tay chơi người Ukraine, Danil "Dendi" Ishutin nổi tiếng nhất với trò Dota 2. Có lần, chỉ trong một giải đấu Dota 2, anh đã kiếm được 200.000 USD.
1. Lee 'Jaedong' Jae Dong - 519.086 USD từ 52 giải đấu
1-9535-1401354088.jpg
Đứng đầu danh sách kiếm tiền từ giải đấu game là tay chơi người Hàn Quốc Lee Jae Dong. Anh này từng kiếm được những khoản tiền khổng lồ từ trò chơi StarCraft: Brood War. Đến năm 2012 anh chuyển sang chơi StarCraft 2 và chưa đầy một năm sau đã trở thành một trong những tay chơi hàng đầu thế giới của game này.
Anh Đức

Khởi nghiệp không cần đến tài năng

Tài năng không phải là một yếu tố then chốt quyết định sự thành công của bạn khi khởi nghiệp.
Có rất nhiều người tài năng, nhưng không phải tất cả những người tài năng đều thành công, thậm chí nhiều người trong số họ đã thất bại.
Khởi nghiệp là con đường khó nhằn. Khi mọi việc trở nên quá rối rắm, hãy quay trở lại với những nguyên tắc cơ bản. Sau đây là một trong số những điều khá đơn giản, nhưng không phải ai cũng thấu hiểu và làm được.
Khoi-nghiep-5613-1399968554.jpg
 
Đúng giờ
Lần cuối bạn trễ giờ là khi nào? Cách đây một năm hay mới ngày hôm qua?
Tôi từng tham gia một chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, theo mô hình Mentor – Mentee, các Start-up (người khởi nghiệp) sẽ được cố vấn bởi những doanh nhân dày dạn kinh nghiệm hơn. Nhưng điều khiến tôi trăn trở (mà lại không mấy ngạc nhiên) là ở buổi kết nối, gần như toàn bộ các Mentor (người cố vấn) đều có mặt đúng giờ, còn hơn một nửa các Start-up lại đi trễ.
Tôi đã tự hỏi có chuyện gì đang diễn ra ở đây vậy? Các Start-up bận rộn hơn cả Mentor và họ bận rộn đến nỗi không thể có mặt đúng giờ?
Ngày xưa khi  khởi nghiệp, cứ mỗi phút tôi sử dụng của người cố vấn, tôi đã phải chuẩn bị 10 phút trước đó để có đầy đủ những thông tin, số liệu, kế hoạch, giải pháp đề xuất. Công thức ở đây là: Thời gian bạn chuẩn bị cho cuộc gặp = Thời gian của cố vấn dành cho bạn  x 10 lần. Và hẳn nhiên, tôi hiểu rằng thời gian đó thay vì dùng để kiếm tiền, những cố vấn đã dành cho tôi vì họ muốn đóng góp tạo ra giá trị cho xã hội, tôi cần phải tôn trọng điều đó.
Có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng: “Đi trễ chỉ là một chuyện nhỏ, tôi vẫn là người tốt”, thế nhưng nếu cứ tiếp tục giữ nguyên cách hành xử như vậy, uy tín của bạn sẽ bị tổn thất, “một lần thất tín vạn lần bất tin”, ai sẽ dám làm ăn với những người kém uy tín đây? Ai sẽ muốn giúp đỡ những người đã tự hạ thấp giá trị của họ và không tôn trọng người khác?
Kiên trì
Một anh chàng nọ nhảy vào kinh doanh nước uống soda, anh ta lập công ty và đặt tên sản phẩm của mình là 1UP. Thất bại! Anh ta bắt đầu lại và đặt tên là 2UP. Lại phá sản! Anh ta không từ bỏ, tiếp tục với cái tên 3UP. Tiếp tục thất bại! Lần này là 4UP, rồi 5UP và 6UP. Vẫn thất bại!
Bằng nghị lực của mình, anh ta dấn thân một lần nữa với tên gọi 7UP. Và ngày hôm nay chúng ta có loại nước ngọt 7UP bán trên toàn thế giới.
7UP thành công rực rỡ sau 6 lần thất bại. Thế còn những người khác khởi nghiệp bao nhiêu lần thì thành công?
3 lần: Steven Spielberg (đạo diễn phim Công viên khủng long, 3 lần đoạt giải Oscar) bị trường Đại học Southern California từ chối. Sau đó, ông bỏ học và trở thành đạo diễn lừng danh thế giới.
25 lần: Trước khi được xuất bản và thành công vang dội, quyển sách The 4 Hour Work Week của Tim Ferris bị các nhà xuất bản từ chối.
400 lần: Các công ty của Richard Branson thất bại trước khi ông thành lập đế chế Vigin Galactic.
1.009 lần: Colonel Sanders – người sáng lập ra KFC bị từ chối khi ông chào bán công thức gà rán.
1.500 lần: Sylvester Stallone bị từ chối khi ông chào bán kịch bản bộ phim Rocky.
5.126 lần: James Dyson bị thất bại khi tạo ra máy hút bụi đầu tiên.
10.000 lần: Thomas Edison bị thất bại khi tạo ra bóng đèn điện đầu tiên.
Đặc điểm chung của tất cả những doanh nhân khởi nghiệp thành công: Không bao giờ phản bội lại giấc mơ của mình.
Nỗ lực
Malcolm Gladwell – tác giả cuốn sách “Những kẻ xuất chúng” chia sẻ về “Quy tắc 10.000 giờ”, theo đó bất kỳ một ai đã trở thành vĩ nhân đều đã từng đầu tư 10.000 giờ trong cuộc đời của mình để tập trung rèn luyện chuyên sâu về phương diện mà sau này họ sẽ được đánh giá là một chuyên gia ở đẳng cấp thế giới. Điều đó đúng với cả Bill Gates, những nhà sáng lập Google, cho đến The Beatles, Beethoven, hay Mozart…
Bạn đã sử dụng 10.000 giờ cho việc gì? Việc sử dụng 10,000 giờ vào đúng vòng tròn lợi thế cạnh tranh của bạn cũng là điều hết sức quan trọng. Cho dù bạn có tố chất của tài năng, nhưng nếu không được trui rèn, tài năng cũng trở nên vô nghĩa. Sự nỗ lực sẽ chấp cánh cho tài năng của bạn.
Bill Gates nỗ lực đến 18 tiếng một ngày khi ông khởi nghiệp. Ngày hôm nay sau khi đã thay đổi thế giới lần thứ 1 với Microsoft, ông vẫn tiếp tục nỗ lực như vậy với một sứ mệnh khác: Thay đổi thế giới này thành một nơi tốt đẹp hơn với các hoạt động xã hội và từ thiện.
Bill Gates được đánh giá là một thiên tài, nhưng ông đã, đang, và sẽ nỗ lực mỗi ngày. Còn bạn thì sao? Nếu như tài năng của bạn không bằng Bill Gates, mà bạn còn không chịu nỗ lực bằng ông ấy, thì sự chênh lệch vị trí giữa bạn và Bill Gates ngày hôm nay có gì là không hợp lý? Và liệu ông trời có gì bất công với bạn hay không?
Tạ Minh Tuấn

Những danh ngôn tiền bạc nổi tiếng thế giới (phần cuối)

Tài phiệt tàu thủy nổi tiếng người Hy Lạp - Aristotle Onassis quan niệm: "Nếu phụ nữ không tồn tại, mọi tiền bạc trên thế giới này sẽ chẳng có nghĩa lý gì".
Nếu phụ nữ không tồn tại, mọi tiền bạc trên thế giới này sẽ chẳng có nghĩa lý gì - Aristotle Onassis.
 
Đừng lúc nào cũng nói không. Nếu hài lòng với việc ngồi tại chỗ và không liều lĩnh, 20 năm tới bạn cũng sẽ vẫn ngồi ở đó thôi - David Rubenstein.
 
Khi mua cổ phiếu, hãy tự hỏi bản thân, sau này bạn có mua cả công ty hay không? - Rene Rivkin.
 
Nếu cảm thấy khó tưởng tượng việc thua lỗ 20% trên sàn chứng khoán, bạn đừng bao giờ nên tham gia - John Bogle.
 
Công thức thành công của tôi là dậy sớm, làm muộn và khai thác dầu mỏ - JP Getty
 
4 chữ đắt đỏ nhất trong tiếng Anh chính là “Lần này thì khác” - John Templeton.
 
Tôi thích sống như một kẻ nghèo có nhiều tiền - Pablo Picasso.
 
Của cải chỉ đến với những người dám hành động - Virgil.
 
Sự giàu có cũng như nước biển. Chúng ta càng uống nhiều thì càng khát. Sự nổi tiếng cũng vậy - Arthur Schopenhauer.
 
Nếu chúng ta làm chủ được tài sản, chúng ta sẽ tự do và giàu có. Còn nếu để chúng kiểm soát lại, ta sẽ trở thành kẻ nghèo - Edmund Burke.
 
 Một công ty mà chẳng tạo ra được gì khác ngoài tiền là một doanh nghiệp nghèo - Henry Ford.
 
Nếu kế hoạch A thất bại, bạn còn có 25 chữ cái nữa cơ mà - Chris Guillebeau.
 
Đừng đi tới nơi mà con đường dẫn đến. Thay vào đó, hãy vào chỗ chưa có đường và để lại dấu chân của mình - Ralph Waldo Emerson.
 
Chỉ cần tin mình có thể là bạn đã đi được nửa đường rồi - Theodore Roosevelt.
 
Thiếu tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi - Mark Twain.
 
Hà Thu

Những danh ngôn tiền bạc nổi tiếng thế giới (P3)

Nhà đầu tư nổi tiếng George Soros từng nói :"Tôi giàu có vì tôi biết khi nào mình sai. Về căn bản, tôi cũng tồn tại nhờ việc nhận ra sai lầm của mình".
Thị trường chứng khoán đầy rẫy những người rành giá cả mọi thứ, nhưng lại chẳng biết giá trị của cái nào cả - Phillip Fisher.
 
Vấn đề không phải là bạn làm được bao nhiêu tiền, mà là để dành được bao nhiêu, chúng giúp ích cho bạn thế nào và có thể truyền lại cho mấy đời - Robert Kiyosaki.
 
Tôi không thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách chưa thực hiện được mà thôi - Thomas A. Edison.
 
Thói quen tiết kiệm - bản thân nó đã là một sự giáo dục rồi. Nó củng cố các ưu điểm của bạn, dạy bạn cách từ chối, tư duy theo trật tự, suy nghĩ trước khi hành động và do đó mở rộng trí tuệ cho bạn - T.T. Munger.
 
Đừng nói cho tôi giá trị của bạn. Chỉ cần cho tôi xem túi tiền, tôi sẽ nói bạn đáng giá bao nhiêu - Joe Biden.
 
Nếu bạn sống vì muốn có tất cả, bạn sẽ chẳng bao giờ có đủ đâu - Vicki Robin.
 
Trước khi bạn nói chuyện, hãy lắng nghe. Trước khi tiêu tiền, hãy kiếm ra đã. Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu. Trước khi chỉ trích, hãy chờ đợi. Trước khi cầu nguyện, hãy tha thứ. Trước khi từ bỏ, hãy cố gắng. Trước khi nghỉ hưu, hãy tiết kiệm. Và trước khi chết, hãy cho đi - William A. Ward.
 
Chúng ta kiếm sống bằng cái chúng ta có, nhưng cuộc đời của ta được tạo thành từ cái ta cho đi - Winston Churchill.
 
Sự giàu có rốt cục cũng chỉ là một thứ tương đối. Vì một người có ít tiền và ít nhu cầu sẽ giàu hơn những kẻ nhiều tiền nhưng lắm nguyện vọng - Charles Caleb Colton.
 
Người thành công là người có thể xây được nền tảng vững chắc từ những viên gạch kẻ khác ném vào anh ta - David Brinkley.
 
Thị trường chứng khoán được tạo ra để chuyển tiền từ túi những kẻ nôn nóng sang những người kiên nhẫn - Warren Buffett
 
Tôi giàu có vì tôi biết khi nào mình sai. Về căn bản, tôi cũng tồn tại nhờ việc nhận ra sai lầm của mình - George Soros
 
Đừng để nỗi sợ thất bại lấn át niềm vui thành công - Robert Kiyosaki.
 
Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó - sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì - cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi - Steve Jobs
 
Mặc kệ nó, cứ làm đi! - Richard Branson
 
Một nhà khởi nghiệp thực sự là những người không cần lưới bảo hộ bên dưới - Henry Kravis.
 
Miễn là bạn chịu suy nghĩ, hãy cố gắng nghĩ đến những điều lớn lao - Donald Trump.
 
Nơi duy nhất thành công (success) đến trước lao động (work) là trong từ điển - Vidal Sassoon.
 
Hà Thu

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons