Bạn từng nghe câu nói “Ăn, ngủ, chơi, hãy chọn hai”. Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không thể đảm bảo cân bằng giữa ba yếu tố này.
Đối với hầu hết mọi người, việc ngủ dưới 6 tiếng/ buổi tối sẽ gây tổn thương về mặt nhận thức và tạo mầm mống cho những vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, các bệnh về tim mạch. Những bệnh tật trên lại rất hay gặp ở những người nghèo, điều này dấy lên câu hỏi: Liệu rằng thiếu ngủ sẽ dẫn tới các vấn đề về sức khỏe và giảm thu nhập? Hay ngược lại sức khỏe yếu và thu nhập thấp dẫn đến tình trạng khó ngủ, thiếu ngủ? Việc ngủ không đủ giấc có thể giải thích cho khoảng cách về thu nhập không?
Thiếu ngủ sẽ dẫn tới nhiều hệ quả xấu về sức khỏe và nhận thức. Ảnh: Weforum
|
Lauren Hale - Phó giáo sư Y học dự phòng Đại học Stony Brook, phát hiện ra rằng khi lên 5 tuổi, những đứa trẻ đi ngủ đúng giờ và được bố mẹ đọc sách hoặc cho nghe nhạc đều đặn trước khi ngủ đạt kết quả cao hơn trong bài kiểm tra nhận thức so với những trẻ còn lại.
Trong khi đó, Jens Bonke - nhà kinh tế học và chuyên gia cao cấp tại Rockwool Foundation tại Copenhagen (Đan Mạch) đã so sánh thu nhập của những người có thói quen dậy sớm và thức khuya. Bản điều tra có mẫu trên 10.000 người phát hiện ra rằng những cá nhân dậy sớm có thu nhập trung bình cao hơn 4-5% so với đối tượng còn lại.
Tương tự, Matthew Gibson và Jeffrey Shrader tại Đại học California-San Diego (Mỹ) đã thực hiện một nghiên cứu những người thuộc khu vực khác nhau của nước này. Mặt trời lặn sớm hơn ở bờ Đông và muộn hơn ở bờ Tây, thúc đẩy cư dân miền Đông đi ngủ sớm hơn. Tuy nhiên do thời gian làm việc theo chuẩn 9h sáng đến 5h chiều. Do đó họ đều phải dậy vào thời gian giống nhau.
Gibson và Shrader sau đó so sánh thu nhập của những người này và phát hiện ra rằng thu nhập của người miền Đông cao hơn những người miền Tây. Hơn nữa, họ còn chỉ ra việc khi thời lượng ngủ của cư dân một khu vực tăng lên một giờ mỗi tuần thì tổng thu nhập vùng này tăng lên 4,5%.
Mối quan hệ giữa thu nhập và giấc ngủ được định lượng hóa khi cả hai kết luận rằng, trong dài hạn, nếu giấc ngủ trung bình của một người tăng lên một tiếng, lương của người đó sẽ tăng lên 16%. Điều này thể hiện sự quan trọng của việc nghỉ ngơi đối với hiệu suất làm việc.
Một người Ấn Độ ngủ tại Varanasi. Ảnh: AP
|
Healther Schofield, nhà kinh tế phát triển thuộc Center for Global Development đang thực hiện một nghiên cứu với mẫu ngẫu nhiên 250 người tại Chennai (Ấn Độ). Họ được giao những nhiệm vụ nhập số liệu đơn giản.
Ở Ấn Độ, những người lao động thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn để có một giấc ngủ ngon: nhiều muỗi, tiếng còi xe inh ỏi từ xe hơi, phòng trọ rất nóng nực và chật chội. Nhiều người phải ngủ trên bê tông cứng mà không có gối hay chăn.
Một nửa trong số người điều tra được tạo điều kiện để có một giấc ngủ chất lượng như được phát gối, chiếu, màn, quạt và bông tai cách âm. Sau đó họ sẽ làm công việc nhập liệu được trả lương dưới sự theo dõi của đội nghiên cứu. Số tiền họ nhận được phụ thuộc vào tính chính xác và số lượng dữ liệu được nhập vào. Schofied phát hiện ra những người này có hiệu suất làm việc cao hơn so với số còn lại và do đó nhận được khoản thu nhập nhiều hơn.
Mặc dù không có câu trả lời trực tiếp và toàn vẹn cho vấn đề này song có một điều mà các nhà nghiên cứu chắc chắn rằng ngủ là phương thuốc kỳ diệu của cơ thể, giúp chúng ta khỏe mạnh hơn, thông minh hơn và hạnh phúc hơn. Chỉ có điều, phương thuốc này chỉ có tác dụng khi bạn “dùng đủ liều”.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét