Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

9 thói xấu sẽ phá hỏng "con đường" thành công

"Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng", đó là những gì làm nên một người thành công.

Một con người thành đạt cố nhiên sẽ có nhiều ưu điểm: tận tâm, cởi mở, dám thử thách. Nhưng cũng không ít người tưởng như là thành đạt, thành công, song thực chất họ chỉ đang "sắm vai" cái hào quang đó mà không biết rằng, đang có chướng ngại vật ngay trong chính nội tâm cản bước họ tiến lên một đỉnh cao hơn nữa.

Tư duy cố định
Tiến sĩ tâm lý học Carol Dweck đã khám phá ra rằng thành công đến từ "tư duy trưởng thành" .
Có những người tin rằng chỉ cần có tài năng là đạt được thành công và họ sẽ không bao giờ cố gắng cải thiện mình. Mặt khác, những người có "tư duy trưởng thành", họ có ý chí phấn đấu không ngừng, sẵn sàng học hỏi, cống hiến và làm việc chăm chỉ.
Gregory C. Lemon cũng đưa ra rằng: "Những người có tư duy cố định thường cố gắng đạt được các thành tích như lớp, bảng điểm, phần thưởng nhưng khi thành công họ đều hài lòng với thành công của mình và không có ý định học hỏi hay phát triển thêm nữa". 

Tuy nhiên, ở những người có "tư duy tăng trưởng" thường cố gắng học thêm một khái niệm mới hay cố gắng làm tốt nhiệm vụ,.. "Tư duy trưởng thành" sẽ dẫn đến thành công bền vững
Kiêu ngạo
Lilian Raji đã nói rằng "Nếu bạn nói với tất cả mọi người rằng cái gì bạn cũng biết thì sẽ không có ai giúp đỡ bạn. Bạn sẽ không thể thành công khi không có sự giúp đỡ từ người khác".
Các tác giả của cuốn sách nổi tiếng Freakonomics (Kinh tế học hài hước)từng nói rằng: Khả năng nói "Tôi không biết" là một đặc điểm chung của những người rất thông minh. Nhưng điều này thực không dễ dàng. 

Thật khó để khi có người hỏi bạn liệu một sản phẩm mới có thành công không, người ta yêu thích nó chứ, hay xác suất để nó ghi danh trên thị trường là bao nhiêu mà bạn lại lúng túng không biết câu trả lời, đặc biệt là khi người đó là sếp của bạn. 

Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là có nói "Tôi không biết" hay không, mà là ở cách nói như thế nào. Trước hết, dám nói câu đó là bước đầu tiên bạn vượt qua chính mình, vượt qua nỗi sợ hãi và bỏ bọc hoàn mỹ không có thực trên đời để nhìn thẳng vào thực tế. 

Sau đó, bạn mới có thể bình tĩnh suy xét lựa chọn một cách nói thừa nhận gián tiếp. Theo Stephen Levitt, có thể lựa chọn cách nói "Tôi sẽ tìm ra", và sau đó phải thực sự đi tìm câu trả lời, chứ không phải để lấp liếm cho qua chuyện.
Không sẵn sàng thay đổi
Pascal Zuta - CEO của Aeria Games - cho rằng: "Những người thành công thường thích ứng rất nhanh. Họ luôn tò mò, muốn thử thách chính mình và nhận thức được rằng hầu hết những thứ họ tin là có thể là sai. Còn những người cứng đầu, quá tự tin, và không sẵn sàng để thích ứng có khả năng sẽ thất bại".
Khả năng thích nghi đặc biệt quan trọng đối với các nhà lãnh đạo bởi vì đây là một phần quan trọng của "học nhanh" hoặc một tập hợp các đặc tính cho phép mọi người luôn linh hoạt và chấp nhận thách thức.
Nếu bạn không muốn thay đổi quan điểm thì bạn sẽ không bao giờ có thể những vấn đề đang phải đối mặt.
Đổ lỗi cho người khác
Biên tập viên Greg Lemon cho rằng: "Những người thành công luôn luôn chịu trách nhiệm cho hành động của mình, dù tốt hay xấu, đúng hay sai. Họ chấp nhận trách nhiệm hoàn toàn. Những người khác luôn đấu tranh và cố gắng tìm ra cách đổ lỗi cho ai đó."
Nhà tâm lý trị liệu tâm lý Amy Morin, L.C.S.W cũng đồng ý rằng những người thành công họ không lãng phí thời gian cho việc đổ lỗi cho ai đó. Thay vào đó, họ thừa nhận rằng họ sai điều gì và cố gắng thực hiện tốt thử thách tiếp theo.
Bốc đồng
Richard DeBanks - đồng sáng lập công ty sản xuất đồ uống Canada Beaver Buzz - nghĩ rằng: "Hầu hết chúng ta có thể nhìn lại thất bại và những sai lầm lớn nhất để kiểm soát xung động nghèo".
Và trong khi bạn có thể không thể biết được rằng bốc đồng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thất bại, thì theo Marc Berman - nhà thần kinh học tại Viện Nghiên cứu Rotman, ĐH Toronto ở Baycrest (Canada) - cho rằng: "Những người có thể tự kiểm soát bản thân sẽ có thêm sức mạnh ý chí bởi họ ít phải nỗ lực để phát huy trí não". 

Một trong những thí nghiệm tâm lý nổi tiếng nhất được biết đến là "thử nghiệm marshmallow", cho thấy tự kiểm soát là một yếu tố dự báo quan trọng của của những con người thành công và chuyên nghiệp.

Cầu toàn
Michael Ballai cho rằng "Cầu toàn có thể dẫn đến thất bại, làm cho người ta do dự và không muốn hành động".
Nói cách khác, cầu toàn thường do những sai lầm trước đây trong quá khứ khi mà họ đã có một thời gian khó khăn để bắt đầu đối mặt với thử thách mới.
TS Alice Boyes cho rằng những con người cầu toàn thực chất cũng rất dễ bị tổn thương, thất bại dù nhỏ cũng có thể khiến họ gục ngã và không thể gượng dậy. Mà trên con đường thành công, có thể thiếu rất nhiều thứ, nhưng chắc chắn sẽ không thiếu những thất bại, và càng không thiếu thất bại thực chất là "tiền đề" của thành công.
Kế hoạch không rõ ràng
Nhà nghiên cứu tâm lý cho rằng mọi người có mục tiêu rõ ràng có khả năng đạt được thành công hơn so với những người có tham vọng trừu tượng hơn. 

Đơn giản lấy ví dụ từ những cô nàng muốn giảm béo, nếu như họ xác định muốn giảm được 5 cân trong một tháng thay vì chỉ tự nhủ "hãy giảm cân, hãy giảm cân" thì khả năng họ thực sự đạt được vòng eo thon gọn như mong muốn sẽ cao hơn nhiều những người có mục tiêu mơ hồ.
"Biết mình"
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có sự tự nhận thức cao sẽ có thể đạt được thành công cao hơn, nhất là giám đốc điều hành kinh doanh. Bởi vì các nhà lãnh đạo thường có khả năng nhận thức (hoặc lĩnh ngộ được ý kiến từ người khác) về thiếu sót của mình, và tập hợp một đội ngũ có khả năng bù lấp được chỗ trống đó.
Mặt khác, những người không biết điểm mạnh và điểm yếu của mình thì luôn ảo tưởng mình đang làm tốt mọi thứ, hay nói cách khác, đó là những người không biết họ đứng ở đâu và trở thành những kẻ kiêu ngạo.
Không học hỏi từ những sai lầm
Ray Dalio - nhà sáng lập Bridgewater Associates - cho rằng thành công chủ yếu là do khả năng học hỏi từ những sai lầm trước đó: "Mỗi sai lầm có lẽ là một sự phản ánh của một cái gì đó mà tôi đã làm sai, vì vậy nếu tôi có thể tìm ra những gì đã, tôi có thể tìm hiểu làm thế nào để thành công hơn."
Theo Elisa Pasquali "Sai lầm là một bài học tất yếu của tất cả những con người thành công. Những người sợ sai lầm không phải là học trò giỏi của "trường đời". Những người không thể rút được kinh nghiệm sẽ không bao giờ thành công được hơn nữa."

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons