Những thói quen tưởng như vô hại nhưng lại gây thiệt hại rất lớn cho hiệu quả làm việc. Cố gắng từ bỏ những thói quen đó sẽ đem đến nhiều lợi ích về năng suất làm việc.
Theo các chuyên gia nghề nghiệp, nếu muốn tăng , trước hết người lao động cần có sự theo dõi. Hãy dành một vài ngày để xác định chính xác xem mình đang sử dụng thời gian năng lượng ra làm sao. Sau đó, cân nhắc xem có thể phân bổ thời gian và năng lượng hợp lý hơn để làm được nhiều việc nhất với chất lượng tốt nhất có thể.
Trong quá trình này, mỗi người cần nhận diện xem bản thân có những thói quen xấu nào cản trở năng suất làm việc tiềm năng của chính mình. Dưới đây là những thói quen khiến mọi người không thể làm được nhiều việc mà các chuyên gia nghề nghiệp đã chỉ ra.
Lướt web và dùng mạng xã hội quá nhiều
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lướt web có thể giúp đầu óc tỉnh táo và sảng khoái hơn. Nhưng hãy nhớ rằng, lướt web cũng giống như một “con dao hai lưỡi”.
Với sự tiếp cận những nội dung không có giới hạn, mọi người rất dễ bị rowi vào mê cung Internet mà không tìm được lối ra. Hãy đặt ra giới hạn để tự kiểm soát bản thân. Hiện nay đã có một số ứng dụng hiệu quả giúp chặn các mạng xã hội, chẳng hạn ứng dụng SelfControl của NPR.
Chần chừ trước những nhiệm vụ khó
Hãy giải quyết những việc khó trước và mọi người sẽ cảm thấy thoải mái hơn để làm những việc còn lại. Khi nhận thấy bản thân muốn trì hoãn một việc nào đó, hãy thực hiện sự trì hoãn một cách có kiểm soát. Chẳng hạn, đi ra ngoài dạo một lát, gọi điện cho một người bạn… rồi quay lại hoàn thành công việc mà mình đang có ý định hoãn lại.
Ôm đồm nhiều việc và nhảy từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác
Theo một nghiên cứu, phải mất 23 phút và 15 giây để thực sự quay trở lại với một công việc bị gián đoạn. Một nghiên cứu khác cho thấy, các nhà viết phần mềm nếu bị gián đoạn khi đang làm việc sẽ mất 10 - 15 phút mới có thể viết mã trở lại.
Liên tục nhảy từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác sẽ cản trở việc đào sâu suy nghĩ, mất mạch công việc và sẽ không thể hoàn thành công việc một cách gọn gàng.
Bởi vậy, nếu là người có xu hướng chưa xong việc này đã muốn làm việc khác, thì năng suất sẽ không bao giờ đạt tới ngưỡng tiềm năng tối đa. Những người thích ôm đồm nhiều việc cũng đối mặt với vấn đề tương tự.
Không ngủ đủ
Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân khiến năng suất lao động giảm
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngủ ít hơn 7,5 giờ mỗi ngày sẽ hạn chế khả năng vận động của trí não. Và đương nhiên, năng suất làm việc sẽ suy giảm. Ngủ đủ sẽ giúp tập trung tốt hơn, làm được nhiều việc chất lượng hơn.
Theo Bảo Ngọc - Chất lượng Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét