Từng có một công việc ổn định, lương khá tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, nhưng Phạm Mỹ Hạnh đột ngột bỏ việc để kinh doanh hoa đất sét. Cô chủ sinh năm 1990 chia sẻ về quyết định của mình: “Từ khi còn là sinh viên, em đã ham kinh doanh và luôn nghĩ mình sẽ phải có một sự nghiệp riêng. Em không thích làm công chức lắm, vì nó… ổn định quá, không có nhiều biến động, mà tính em thì liều lĩnh và thích phiêu lưu”.
Thích "phiêu lưu", Hạnh bỏ việc công sở để kinh doanh.
Cô gái trẻ tâm sự: “Em học trường dân lập nên tốn kém lắm, nhưng mẹ em chưa bao giờ để cho em cảm thấy thiếu thốn. Mẹ em làm đủ thứ nghề, từ làm nông, làm phụ hồ xây dựng, rồi làm công nhân xưởng quế… vất vả lắm. Em làm hoa đất sét là tạo sự nghiệp cho mình, nhưng cũng để cho mẹ em đỡ khổ nữa. Bây giờ, mẹ chỉ ở nhà dạy nghề, quản lý công nhân và vào hoa (ghép các cánh hoa thành bông hoàn chỉnh – PV) cho em thôi”.
Cô đã biến những thỏi đất vô tri thành một cơ hội kinh doanh.
Với số vốn trong tay là tiền lương và thưởng Tết đủ đóng 6 tháng tiền thuê nhà ở Hà Nội, một chỉ vàng vay của anh trai, Hạnh tự tin khởi nghiệp. Mỹ Hạnh bật mí, khi nghỉ việc, cô đã nắm trong tay bí quyết làm hoa đất sét, do đã âm thầm chuẩn bị học nghề này từ khi còn đi làm.
Cô đã biến những thỏi đất vô tri thành một cơ hội kinh doanh.
Hạnh cho hay, cô biết những người tiên phong trong ngành này phải mất đến 3 năm để sang Thái Lan, Nhật Bản làm thuê cho người bản xứ mới học được nghề, nhưng cô không chọn cách đó. Cô lục tung internet, tra cứu đủ loại tài liệu, tìm ra các từ khóa bằng tiếng Nhật, tiếng Thái để biết đến các video “độc” dạy những kỹ thuật làm hoa đất sét cơ bản, từ các dụng cụ cơ bản, loại đất cho đến cách phối trộn đất, pha màu, vuốt cánh hoa… và học theo.
Cô gái trẻ có bí quyết và công thức pha trộn đất riêng...
... để sản phẩm làm ra vừa bền màu, vừa mềm mại và nhẹ tương đương hoa thật.
Đến khi có được “bí kíp” trong tay, Hạnh về quê thuê nhân công làm hoa rời, còn cô phụ trách việc lên ý tưởng, tạo hình cho sản phẩm. Cô lại vấp phải một khó khăn khác. Nhận 20 nhân công nhưng mọi người làm không đều tay, hoa làm ra không đạt yêu cầu khiến gần chục triệu tiền nguyên liệu của Hạnh đi tong. Sau 2 tháng huấn luyện, Hạnh giữ lại được 6 – 7 công nhân cứng và 3 – 4 người dự phòng làm việc tại xưởng, do mẹ Hạnh quản lý. Niềm vui lớn nhất của Hạnh bây giờ là “mẹ em không còn phải nắng mưa tất bật đi làm bên ngoài nữa rồi. Em nói mẹ cũng chấm công như mọi người, vì mẹ là thợ chính, khéo tay nhất nên sẽ gửi lương cao hơn, nhưng mẹ cứ ngại. Mỗi tháng, em hạch toán rồi đưa tiền gửi mẹ, mẹ cũng đỡ vất vả phần nào”.
Hỏi Hạnh, bố mẹ đã biết chuyện nghỉ việc chưa, Hạnh cười xòa: “Hồi đầu em còn nói dối được nghỉ phép, nhưng giờ thấy em đi về quê suốt, lại ra bến xe đón hàng, gửi nguyên liệu về đều đều, chắc bố mẹ em biết rồi. Việc là do em tự xin, nên em tự bỏ cũng không ai ý kiến gì, dù em biết, tâm lý bố mẹ vẫn thích con làm công sở cho ổn định”.
Thành công nhanh, tham vọng lớn
Những kiến thức cơ bản về làm hoa đất sét, Hạnh học qua internet.
Đặt hàng mua đất sét từ Thái Lan, mua máy cán đất và các nguyên vật liệu cần thiết và làm theo những gì cô học được trong các clip, Hạnh phát hiện ra không dễ để làm ra sản phẩm đạt chất lượng. Thời gian đầu, sản phẩm làm ra có những bông chưa chuẩn, bị cứng, nứt, mốc… Hạnh hiểu, người làm nghề có những bí quyết riêng mà họ không chia sẻ với ai nên đã tự nghiên cứu, mày mò thử nghiệm các cách trộn đất, phối màu khác nhau để tạo ra sản phẩm như ý. “Thành công lớn nhất của em là tìm ra bí quyết làm nhẹ hoa nên có thể làm cả bó hoa cưới từ hoa đất sét được. Nếu làm bằng đất sét thuần túy, một bó hoa cưới có thể nặng cả cân, chắc không cô dâu nào cầm nổi” – Hạnh hồ hởi khoe.Cô gái trẻ có bí quyết và công thức pha trộn đất riêng...
... để sản phẩm làm ra vừa bền màu, vừa mềm mại và nhẹ tương đương hoa thật.
Đến khi có được “bí kíp” trong tay, Hạnh về quê thuê nhân công làm hoa rời, còn cô phụ trách việc lên ý tưởng, tạo hình cho sản phẩm. Cô lại vấp phải một khó khăn khác. Nhận 20 nhân công nhưng mọi người làm không đều tay, hoa làm ra không đạt yêu cầu khiến gần chục triệu tiền nguyên liệu của Hạnh đi tong. Sau 2 tháng huấn luyện, Hạnh giữ lại được 6 – 7 công nhân cứng và 3 – 4 người dự phòng làm việc tại xưởng, do mẹ Hạnh quản lý. Niềm vui lớn nhất của Hạnh bây giờ là “mẹ em không còn phải nắng mưa tất bật đi làm bên ngoài nữa rồi. Em nói mẹ cũng chấm công như mọi người, vì mẹ là thợ chính, khéo tay nhất nên sẽ gửi lương cao hơn, nhưng mẹ cứ ngại. Mỗi tháng, em hạch toán rồi đưa tiền gửi mẹ, mẹ cũng đỡ vất vả phần nào”.
Hỏi Hạnh, bố mẹ đã biết chuyện nghỉ việc chưa, Hạnh cười xòa: “Hồi đầu em còn nói dối được nghỉ phép, nhưng giờ thấy em đi về quê suốt, lại ra bến xe đón hàng, gửi nguyên liệu về đều đều, chắc bố mẹ em biết rồi. Việc là do em tự xin, nên em tự bỏ cũng không ai ý kiến gì, dù em biết, tâm lý bố mẹ vẫn thích con làm công sở cho ổn định”.
Thành công nhanh, tham vọng lớn
Từ chỗ chỉ làm “nhỏ giọt” theo đơn đặt hàng, Hạnh còn có thời gian để làm hoa để bàn, hoa lẵng, hoa trang trí, đến giờ, cô cho hay, cô gần như chỉ còn thời gian tập trung vào mặt hàng hoa cưới, do có số lượng người đặt mặt hàng này quá lớn.
“Tại Hà Nội, và em tin là tại Việt Nam, sản phẩm hoa cưới bằng đất sét vẫn là hàng độc, em là người đầu tiên và duy nhất làm mặt hàng này cho đến giờ. Hoa cưới đất sét đẹp và nhẹ không thua kém hoa thật, lại giữ được lâu, không sợ phai màu, không lo bụi bẩn nên nhiều cô dâu ưa chuộng. Ai cũng muốn giữ mãi kỷ niệm đẹp của ngày cưới mà! Với giá dao động từ 400.000 – 600.000 đồng cho ngày trọng đại, theo em không quá cao” – Hạnh tự tin chia sẻ.
Hoa cưới là sản phẩm chủ lực của Hạnh.
Tự tin cũng có lý, vì cô chủ ngày càng đắt hàng. Trò chuyện với chúng tôi trong căn phòng rộng 5m2 chất đầy hoa, Hạnh vừa làm, vừa nói, vừa liên tục tiếp chuyện khách qua điện thoại, ghi sổ đặt hàng, tiếp khách đến xem và lấy hoa… liên tục. Hạnh không thể nhớ nổi cô đã bán bao nhiêu bó hoa cưới cho khách, chỉ nhẩm tính, mỗi ngày cô xuất xưởng được vài chục bó.
Mỗi ngày, Hạnh bán được không dưới chục bó hoa cưới.
Cô dâu trẻ (bên phải) chia sẻ, 500.000 đồng cho một bộ hoa cưới bằng đất sét là hợp lý.
Từ bỏ công việc hành chính, Hạnh chọn cho mình một công việc bận bịu và nhiều thách thức hơn.
Nhưng bù lại, chưa đầy một năm kinh doanh, Mỹ Hạnh đã kiếm được khá tiền, mà theo cô chia sẻ, “khá hơn so với hồi đi làm”. Trừ đi tất cả các chi phí, nhẩm tính, cô gái trẻ này thu nhập từ 20- 30 triệu đồng/tháng. Xưởng hoa đất sét của Hạnh ở quê Phú Thọ hiếm khi vắng việc, thậm chí có những “đêm trắng”, phải gọi thêm nhân lực hỗ trợ vì làm không xuể việc. “Với mỗi công nhân, em trả 80.000 đồng/ngày công và ăn trưa nữa. Quê em nghèo lắm, mà cũng không nhiều việc để làm, nên mức lương chừng đó là khá rồi” – Hạnh tâm sự.
Cô gái trẻ nuôi tham vọng sẽ mở rộng thị trường ra toàn quốc.
Cô gái trẻ cho biết, hoa cưới đất sét sẽ là mặt hàng chủ lực của cô, và không chỉ chiếm lĩnh thị trường Hà Nội, cô còn muốn tiến vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là mở rộng ra toàn quốc.
Hoa cưới là sản phẩm chủ lực của Hạnh.
Mỗi ngày, Hạnh bán được không dưới chục bó hoa cưới.
Cô dâu trẻ (bên phải) chia sẻ, 500.000 đồng cho một bộ hoa cưới bằng đất sét là hợp lý.
Vừa là stylist thiết kế mẫu, vừa kiêm nhân viên kinh doanh cho sản phẩm, lại chạy đi chạy lại bến xe để gửi nguyên liệu, lấy hoa từ xưởng ở quê lên, Hạnh chạy như con thoi, có lúc phải thức cả đêm để kịp hoàn thành sản phẩm đúng hẹn. Cô gái trẻ cho biết, cô thậm chí ít có thời gian để tụ tập bạn bè, đi đâu cũng phải nhanh nhanh chóng chóng vì việc ngập ngụa ở nhà, còn chuyện tình yêu thì “không còn thời gian để nghĩ đến”.
Từ bỏ công việc hành chính, Hạnh chọn cho mình một công việc bận bịu và nhiều thách thức hơn.
Cô gái trẻ nuôi tham vọng sẽ mở rộng thị trường ra toàn quốc.
Hạnh chia sẻ: “Ngoài yếu tố độc đáo, mới lạ của sản phẩm, giá hấp dẫn cũng là một lợi thế để em tin mình sẽ thành công. Em mở xưởng ở quê, bán sản phẩm tại nhà và bán online, không tốn nhiều chi phí ngoài lề nên giá hợp lý. Em liều lĩnh, nhưng đó là sự liều lĩnh dựa trên cơ sở tự tin, dám nghĩ dám làm và thành công đã đạt được”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét