"Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn?" hay "Tại sao bạn lại cảm thấy hứng thú với công việc này?" là những câu chắc chắn được đặt ra trong một cuộc phỏng vấn.
Cách để bạn có thể đương đầu với những câu hỏi hóc búa khi phỏng vấn việc làm.
Với
những câu hỏi không dễ như: "Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn?" hay
"Tại sao bạn lại cảm thấy hứng thú với công việc này?" là những câu
chắc chắn được đặt ra trong một cuộc phỏng vấn.Và cho dù không có những câu đó. Nếu bạn muốn một công việc thì bạn hãy mạnh dạn trình bày rõ ràng xúc cảm, ý nghĩ của mình. Như vậy, thiết nghĩ, không có cách nào ngoài việc bạn phải hiểu để xâu chuỗi những suy nghĩ một cách mạch lạc về vấn đề tại sao công việc này lại có ý nghĩa với bản thân bạn (hoặc Công ty).
May thay, trên thực tế có một cách khá đơn giản để trả lời câu hỏi này thật hiệu quả mà không cần phải xem xét kĩ lại mọi khoảnh khắc trọng đại hoặc biến chuyển trong cuộc sống và sự nghiệp của bạn, điều đã mang bạn đến với cuộc phỏng vấn này. Đây là một giải pháp thông minh cho vấn đề bạn nên sắp xếp câu trả lời của mình như thế nào.
Bước 1: Bày tỏ sự hăng hái, nhiệt tình khi đến với công ty:
Điều nào quan trọng nhất nên ưu tiên giải quyết đầu tiên, đây là một cơ hội tuyệt vời cho bạn để khoe khoang những gì bạn biết về công ty. Bạn có thể nói suốt cả ngày về việc bạn phấn khích làm sao khi về với công ty, nhưng trên thực tế bạn chẳng thể bịa đặt về một hoặc một số thứ về công ty mà bạn đang phỏng vấn. Vì thế, để chuẩn bị, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu để hiểu hơn về công ty và lựa chọn một vài yếu tố quan trọng kết hợp vào để giải thích cho lí do tại sao bạn lại là một người xứng đáng.
Ví dụ như khi bạn đang được phỏng vấn cho vị trí “Quản lý tài sản khách hàng”. Bạn có thể trình bày như sau:
"Khi tôi nhìn thấy thông báo mô tả công việc cho vị trí “Tư vấn EFG” (Một loại chứng khoán phái sinh). Tôi biết Công ty đã xây dựng quy trình và cung cấp nhiều công cụ cần thiết giúp cho nhân viên có thể làm việc hiệu quả trong môi trường cực kỳ căng thẳng như ngành tài chính.”
Khi bạn ứng tuyển vị trí ở các Công ty vừa và nhỏ (SME), bạn sẽ tạo được ấn tượng mạnh đối với người phỏng vấn khi bạn biết được các vấn đề cơ bản mà Công ty đang gặp phải. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu điều này thông qua website tuyển dụng của Công ty hoặc nhân viên của Công ty, làm được như vậy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao vì bạn thật sự muốn ứng tuyển và cống hiến cho Công ty.
Bước 2: Bộc lộ kĩ năng và kinh nghiệm:
Tiếp theo, bạn phải bộc lộ được điều mà nhà tuyển dụng cần ở bạn. Có hai cách để bạn có thể thể hiện khi phỏng vấn:
Bạn có thể đề cập nhiều hơn về kinh nghiệm bản thân (những gì bạn đã từng làm từ trước đó cho đến bây giờ) và bạn đã có những bài học gì cho cuộc sống hoặc các kĩ năng của bản thân (đặc biệt hữu ích nếu bạn đang được phỏng vấn cho các vị trí công việc trong ngành IT hoặc công nghiệp).
Cố gắng để xác định phần nào là cần thiết mà công việc đòi hỏi, cộng thêm một vài "kĩ năng cần thiết" phù hợp với công việc, và hãy đảm bảo khi bạn nói điều đó thì người phỏng vấn sẽ chú ý lắng nghe. Tiếp tục, hãy bộc lộ ra bạn đã cảm thấy phấn khích ra sao khi về với Công ty và tại sao bạn lại xứng đáng:
"Bản thân tôi biết công việc này là dịp để kết hợp hai kĩ năng: kinh nghiệm lập trình mà tôi đã học được từ một kĩ sư phần mềm đầy kinh nghiệm và sở trường của tôi về phân tích định lượng trong công việc. Từ đó, tôi có thể chủ động can thiệp hiệu quả cho sự phát triển, sự quan tâm đầu tư và quản lý danh mục đầu tư của khách hàng."
Làm nhanh gọn, bạn sẽ có nhiều cơ hội để nói bạn có các kĩ năng như thế nào hay những câu chuyện liên quan trong suốt quá trình phỏng vấn và chỉ tập trung nhấn mạnh vào những điều then chốt có liên quan đến khả năng hoặc những kinh nghiệm trong công việc.
Bước 3: Kết nối với con đường sự nghiệp của bản thân:
Cuối cùng, bạn muốn cho nhà tuyển dụng thấy rằng công việc có ý nghĩa cho vấn đề trưởng thành trong sự nghiệp của bạn. Bạn sẽ không gây được ấn tượng khi bạn được sử dụng trong công việc một cách bất đắc dĩ. Hãy cho thấy rằng bạn sẽ làm việc trong một thời gian dài và người phỏng vấn bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chọn bạn:
“Tôi đã tìm kiếm vị trí mới trong ngành tài chính một thời gian và muốn được chủ động trong việc quản lí danh mục đầu tư của tôi trong vài năm sắp tới. Ngành phân tích tài chính không chỉ giúp tôi phát huy được kiến thức, kỹ năng vốn có mà còn giúp tìm hiểu thêm về các kiến thức tài chính. Tôi hết sức vui vì có cơ hội học hỏi nhiều hơn và xem tôi có thể đóng góp như thế nào cho sự phát triển của Công ty.”
Tất nhiên, bạn chẳng cần phải nói rõ rằng bạn thấy bản thân mình như thế nào trong công việc trong một thời gian dài. Hãy chỉ ra là bạn đã từng nghĩ về cách làm việc có ý nghĩa đối với bạn lúc này và nó vẫn còn có ý nghĩa trong tương lai.
Kết hợp ba yếu tố này lại với nhau và bạn sẽ thấy rằng bạn đã gây được ấn tượng với người phỏng vấn với: kiến thức và lòng nhiệt huyết với công ty, các kĩ năng cần thiết và chứng tỏ bạn là người mà công ty đang tìm kiếm. Ngoài ra, những kinh nghiệm trên đây không chỉ tạo cơ hội cho bạn trong cuộc phỏng vấn, nó còn là cái cách mà bạn trải nghiệm trong toàn bộ cuộc đời bạn...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét