Thợ xây, nhân viên tiếp rượu vang, gia sư, thợ mò ngọc trai là những nghề rất đỗi bình thường ở châu Á, nhưng khoản thu nhập mà chúng mang đến có thể khiến bạn ngạc nhiên.
Các thợ lặn mò ngọc trai làm việc tại Australia. Ảnh: Forbes.
|
Tìm ngọc trai dưới đáy biển là một công việc có lịch sử khá lâu đời. Những thợ lặn giàu kinh nghiệm và được đào tạo kỹ lưỡng lặn xuống độ sâu khoảng 30 m so với mặt nước biển để nhặt trai. Họ được kết nối với những người trên thuyền bằng dây. Cứ sau vài phút những người trên thuyền kéo thợ lặn lên mặt nước để hít thở. Việc làm ấy cũng giúp các thợ lặn không lạc.
“Đó là một công việc cực kỳ nguy hiểm, nhưng bù lại thu nhập khá xứng đáng”, Colin Burn - một thợ kim hoàn ở thành phố Broome, Australia - phát biểu.
Burn không hề nói đùa, bởi nhiều thợ mò trai ở Australia kiếm được tới 110.000 USD trong hai tháng.
Sau khi tham khảo ý kiến của các hãng tuyển dụng lao động, chuyên gia săn người tài, chuyên gia về việc làm tại châu Á, tạp chí Forbes tập hợp danh sách 30 nghề có thu nhập cao nhất tại châu lục này. Trong danh sách có những nghề thời thượng như kế toán, nhà giao dịch chứng khoán hay luật sư. Nhưng không phải tất cả người lao động đều thích những nghề truyền thống. Vì thế Forbes lại lập ra danh sách 12 nghề lạ thường nhưng cũng có thu nhập ngoài sức tưởng tượng.
Một thợ lặn làm việc cho dàn khoan dầu. Ảnh: Forbes.
|
Điều đáng ngạc nhiên là trong số đó có ba nghề mà người ta phải thực hiện dưới nước. Theo trang Oznewsroom.com, một đầu bếp có kinh nghiệm làm việc dưới tàu ngầm từ 6 năm trở lên có thể hưởng mức lương tới 227.000 USD mỗi năm, tương đương mức thu nhập của một thiếu tướng hải quân. Một trong những lý do khiến đầu bếp tàu ngầm được hưởng đãi ngộ hậu hĩnh là rất ít người muốn xuống tàu ngầm để nấu nướng cho quân nhân, bởi cuộc sống dưới đó gò bó và ít thú vui hơn nhiều so với cuộc sống trên đất liền.
Danh sách 12 nghề lạ lương cao ở châu Á |
Một nghề dưới nước nữa là thợ lặn của các dàn khoan dầu mỏ và khí đốt. Những người lao động có kỹ năng chuyên môn trong nghề có thể kiếm tới 80.000 USD mỗi năm. Đó là tính toán của Nidthia Chelvam, Tổng giám đốc tập đoàn tư vấn quản lý Hay Group. Vì nhiều lý do hiển nhiên, lặn để khoan dầu và khí đốt phức tạp hơn nhiều so với lặn giải trí. Những thợ lặn chẳng những phải viếng thăm những địa điểm khoan dầu dưới đáy biển, mà còn phải thực hiện những thao tác thể chất và kỹ thuật ở dưới nước – như kiểm tra và dựng dàn khoan, hàn và đặt ống.
Thái Dương (theo Forbes)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét