Tô Hưng Hữu - Ảnh do nhân vật cung cấp |
* TÔ HƯNG HỮU (Thanathon Mingkwantham, trợ lý giám đốc Smilephan Company Limited - Thái Lan): Bên này họ không có thói quen ngồi đồng cà phê và đi nhậu vỉa hè đến sáng
Từ nhiều năm nay Thái như một AEC thu nhỏ, tiếp nhận hàng triệu lao động phổ thông từ các nước bạn như Myanmar, Lào, Campuchia và thậm chí cả Việt Nam, bên cạnh lực lượng chuyên gia cao cấp từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia. Vì Thái có một môi trường làm việc đủ chuẩn quốc tế từ vài thập kỷ đây và là một trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ.
Theo tôi, việc bạn trẻ Việt qua Thái làm việc là điều không khó. Tuy nhiên trước khi qua đây, ngoài bằng cấp và chuyên môn thật sự, bạn hãy chuẩn bị sẵn cho mình một số vốn sống rất cần thiết như: hãy nghĩ mình là một công dân quốc tế để tập cách xếp hàng, nói khẽ, chào hỏi, tính cộng đồng, tính tập thể và tính riêng tư...
Hãy biết cười, biết lắng nghe, biết quan sát, biết giúp đỡ, biết chia sẻ, biết học tập, biết hòa đồng... Bên này họ không có thói quen ngồi đồng cà phê và đi nhậu vỉa hè đến sáng như nhà mình đâu nhé. Ngủ trưa lại càng không! Cuối cùng phải biết chăm chút bản thân
nhiều một chút.
Anh Minh Trí (áo đỏ) cùng các đồng nghiệp đến từ các nước ASEAN - Ảnh do nhân vật cung cấp |
* ĐẶNG TRẦN MINH TRÍ (chuyên viên giám sát chất lượng dịch vụ, Sutherland Global Service - Malaysia): Dân số Malaysia ít nên có nhu cầu tìm lao động từ các nước lân cận
Ngoài kỹ năng chuyên môn, ngôn ngữ là một vấn đề được quan tâm tại Malaysia.
Là một đất nước đa sắc tộc, các bạn trẻ tại đất nước này có thể nói ít nhất 2-4 thứ tiếng. Tiếng Anh, tiếng Malay, tiếng phổ thông và tiếng Quảng Đông là những ngôn ngữ phổ biến nhất tại Malaysia.
Khả năng ngôn ngữ mang lại sự cạnh tranh tuyệt đối cho các bạn trẻ tại Malaysia so với các nước lân cận trong việc tìm kiếm công việc.
Do dân số ít nên nhu cầu tìm kiếm nguồn lực lượng lao động ổn định từ các nước lân cận là một trong những hoạt động cốt lõi để duy trì và phát triển của các tập đoàn kinh doanh tại Malaysia.
Để có thể tìm được một việc làm ưng ý tại các nước ASEAN, theo mình, cần chú trọng: khả năng chuyên môn và kỹ năng mềm phải thật vững vàng; ngôn ngữ là một lợi thế, càng biết nhiều ngôn ngữ sẽ tăng cao khả năng được tuyển dụng của bạn và tâm lý không ngại khó khăn thử thách trong
công việc, cuộc sống.
* NGUYỄN VĂN THANH HUY (lập trình viên, Singapore): Khi nhận được lời mời làm việc, nên cân nhắc mức lương và mức sống
Tôi thấy dân các nước khác đổ xô vào Singapore thì chắc không có lý do gì giới trẻ nước này lại đi sang nước khác làm. Mấy năm nay tỉ lệ người lao động nước ngoài vào Singapore ngày càng tăng nên Chính phủ Singapore ngày càng khắt khe trong việc cấp thị thực đi làm cho người nước ngoài.
Tuy nhiên hiện tôi gặp nhiều người học đại học ở VN, chưa qua Singapore bao giờ nhưng kiếm được việc ở Singapore thì có lương tốt hơn người học ở Singapore rồi ra trường đi làm như tôi. Khi nhận được lời mời làm việc ở bên này cũng nên cân nhắc mức lương và mức sống nữa.
* SHAUN SƠN PHẠM (đại diện truyền thông khu vực Đông Nam Á của Uber):Nhiều công ty ở Thái có nhu cầu tuyển nhân viên nói được tiếng Việt
Trong tám lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển thì Thái Lan đã có nền tảng đào tạo rất tốt sẵn rồi. Tuy nhiên, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ mở rộng ra nhiều cơ hội và nhiều việc làm trước đây rất khó khăn để có.
Ví dụ trong ngành du lịch bây giờ dễ dàng hơn cho công ty du lịch hay khách sạn và resort có nhân viên người Việt để phục vụ du khách Việt.
Ở Thái Lan thì gần đây tôi thấy nhiều công ty có nhu cầu tuyển nhân viên nói được ngôn ngữ như Campuchia, tiếng Việt... chứng tỏ họ có chuyển hướng cạnh tranh.
Lưu Anh Tuấn - Ảnh do nhân vật cung cấp |
* LƯU ANH TUẤN (chuyên viên tài chính, Thái Lan): Nếu thẳng thắn bộc lộ cảm xúc, bạn sẽ gặp khó khăn để làm việc chung với người Thái
Theo tôi, người trẻ Việt cần nâng cao trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp (tập trung vào việc phát âm đúng, diễn giải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu), phát triển tinh thần ham học hỏi và hoàn thiện bản thân từng ngày một, chú ý quan sát và học hỏi các kỹ năng từ
người nước ngoài.
Một trong những thử thách lớn nhất là làm sao có thể hòa hợp làm việc với nhân viên người Thái. Người Thái rất ôn hòa, không thích tranh cãi và cạnh tranh cao, và nhiều khi không nói trực tiếp để tránh làm mất lòng. Do đó, nếu bạn thẳng thắn trong bộc lộ cảm xúc (như dễ giận khi làm việc), bạn sẽ gặp khó khăn để làm việc chung với người Thái.
Ngoài ra, tự tin thể hiện chính kiến của mình khi làm việc nhóm, trao đổi với cấp trên cũng là một kỹ năng cần trau dồi, bên cạnh việc nâng cao và rèn luyện trí tuệ xúc cảm (emotional intelligence) để biết cách điều khiển cảm xúc khi làm việc và nâng cao tính hiệu quả trong công việc.
* HIỀN THƯƠNG (dịch vụ khách hàng, Malaysia): Người Việt là dễ dàng hòa nhập vì văn hóa nước bạn cũng gần gũi
Tính đến thời điểm này, tôi làm việc ở Malaysia được tròn bốn năm. Tôi nhận thấy cơ hội làm việc cho người trẻ Việt Nam ở Malaysia khá nhiều. Các bạn có thể nộp đơn xin việc nếu nói được tiếng Anh và tốt nghiệp đại học.
Lợi thế của người Việt là dễ dàng hòa nhập vì văn hóa nước bạn cũng gần gũi, thêm nữa người Việt có tham vọng
và ham học hỏi.
Theo tôi, các bạn Việt trẻ bây giờ rất giỏi, họ nói tiếng Anh ngày càng tốt hơn vì họ ý thức được tầm quan trọng từ rất sớm, được hưởng sự chăm chút về giáo dục cũng như kiến thức xã hội tốt hơn.
Phạm Thùy Vân - Ảnh do nhân vật cung cấp |
* PHẠM THÙY VÂN (giám sát nhà hàng, Singapore): Ở Singapore, lao động Philippines và Indonesia là hai mối cạnh tranh lớn nhất
Đồng nghiệp của tôi có cả người Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Indonesia. Trong đó, nhân lực Philippines và Indonesia là hai mối cạnh tranh lớn nhất vì hai nước đó nói tiếng Anh tốt, đặc biệt người Indonesia còn có thể giao tiếp bằng tiếng Hoa, mặc dù xét về năng lực chuyên môn thì các nước khá ngang nhau.
Tôi nghĩ để cạnh tranh, người Việt cần phải đạt được yếu tố như kỹ năng chuyên môn (điều này là bắt buộc), có các kỹ năng mềm bao gồm giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết và nhận định vấn đề.
* NGUYỄN KHOA ĐĂNG (hỗ trợ kỹ thuật, Philippines): Quan trọng nhất là phải có hoài bão
Giới trẻ Singapore, Malaysia, Philippines và Thái Lan được trang bị những kỹ năng tốt nhất, tiếng Anh tốt, nền giáo dục tốt, có thể va chạm và đương đầu trong nhiều hoàn cảnh...
Ở Philippines, nhu cầu việc làm dịch vụ khách hàng và những công ty dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp rất nhiều, nên việc tuyển dụng không đến nỗi quá khó cho người Việt.
Ngoài ra, người Việt có một lợi thế là có cộng đồng người Việt tại nước sở tại, nên việc tìm việc dễ hơn đôi chút vì có thể giới
thiệu lẫn nhau.
Tuy nhiên do có nhiều lao động Việt nên lại nảy sinh tâm lý thích việc nhẹ lương cao, thích nhảy việc, “đứng núi này trông núi nọ”, không có chính kiến, thích được dựa dẫm vào người khác giúp đỡ, tiếng Anh thì chưa tốt nhưng không
muốn cải thiện.
* Trần Hồng Tài (giám đốc dự án iCare Benefits - Indonesia)
Có điểm cộng cũng lắm điểm trừ
Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ mọi người có thể sử dụng thành thạo nhưng vẫn không dễ để hai bên trao đổi hiệu quả, thành thạo. Giai đoạn đầu tiên các mối quan hệ của tôi tại Indonesia gần như là số 0, chuyện ẩm thực...
“Điểm cộng” của lao động Việt: khi gặp các vấn đề khó người VN luôn tìm cách vượt qua và ló cái khôn, khả năng tiếng Anh khá tốt trong giao tiếp so với mặt bằng chung.
“Điểm trừ”: nhậu quá nhiều. Người Việt khi tụ tập thường có khuynh hướng “nhậu” từ khuya đến sáng, trong khi các bạn nước khác cũng uống nhưng rất điều độ để đảm bảo hiệu suất làm việc và sức khỏe.
Người Việt cũng thường gây ồn ào, khả năng làm việc nhóm kém, làm cũng không tới nơi tới chốn, làm đối phó.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét