Lãnh đạo ĐH Đà Nẵng và Trường ĐH Bách khoa tham quan các sản phẩm tại Triển lãm Công nghệ BKDN-TECHSHOW 2015
GD&TĐ - Hàng loạt khu công nghiệp lớn tại miền Trung – Tây Nguyên đang được triển khai và nhiều dự án du lịch đang được đầu tư mạnh mẽ. Bài toán về nguồn nhân lực đáp ứng cho sự phát triển trên, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đang là thách thức không nhỏ.
GS.TS Trần Văn Nam – Giám đốc ĐH Đà Nẵng đã dành cho Báo GD&TĐ cuộc trao đổi về vấn đề này.
Thưa GS, có một chuyện cứ lặp đi lặp lại là cứ mỗi cuối năm, con em miền Trung đang lao động ở miền Nam rất vất vả để có được vé tàu, xe về quê ăn Tết; ra Giêng lại chấp nhận bị nhồi nhét trên những chuyến xe dù để trở lại nơi làm việc. Thế nhưng, các nhà đầu tư thì thường xuyên ca thán về chuyện thiếu nhân lực ở miền Trung. Vậy thực chất nhân lực ở miền Trung thừa hay thiếu, thưa thầy?
- Theo ý kiến của cá nhân tôi thì những nhận xét về thừa hay thiếu nhân lực ở miền Trung vẫn còn cảm tính, thiếu những điều tra với dữ liệu xác thực nên rất khó để đưa ra kết luận chính xác được.
Trong điều kiện phát triển và hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam hiện nay, thị trường lao động trong nước ngày càng được vận hành theo cơ chế thị trường, trong đó quy luật cung – cầu đang điều tiết thị trường này rất mạnh mẽ. Nguồn cung lao động ngày càng linh hoạt hơn, có cầu tức khắc sẽ có nguồn cung đáp ứng. Vấn đề là nhu cầu ổn định, quy mô đủ lớn hay không mà thôi.
Để tạo ra nguồn cung, tôi nghĩ các cơ sở giáo dục, đào tạo ở miền Trung đủ sức để cung cấp nguồn nhân lực ở tất cả các cấp độ. Bên cạnh năng lực nội tại của các cơ sở giáo dục, đào tạo, việc hợp tác đào tạo cũng rất dễ dàng, thuận lợi nên tôi nghĩ nguồn cung không thiếu. Vấn đề là ở nhu cầu.
Chúng ta phải thừa nhận là thị trường lao động ở miền Nam như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… sôi động hơn nhiều, tìm việc dễ, mức lương cao và khả năng phát triển tốt hơn nhiều ở miền Trung. Tôi nghĩ mức độ thu hút nguồn nhân lực ở các tỉnh phía Nam tốt hơn nhiều so với khu vực miền Trung và sự dịch chuyển lao động là một điều tất yếu không chỉ ở Việt Nam mà là trên toàn thế giới.
Muốn khắc phục điều đó, điều tiên quyết là kinh tế - xã hội ở miền Trung phải phát triển mạnh, nhu cầu lao động ổn định, điều kiện phát triển thuận lợi thì xu hướng dịch chuyển lao động vào Nam mới giảm đi.
Bên cạnh đó, cũng có thể có hiện tượng cơ cấu nguồn cung từ các cơ sở giáo dục, đào tạo và nhu cầu nhân lực chưa được ăn khớp nhau ở từng thời điểm. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp thật chặt chẽ giữa các bên cho từng loại hình nhu cầu cụ thể.
Với vai trò của mình trong khu vực, ĐH Đà Nẵng đang có nhiều giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này, đặc biệt đang nỗ lực để tạo sự kết nối chặt chẽ với các cơ sở sử dụng lao động trong khu vực, qua đó có được nguồn thông tin và tạo được sự linh hoạt cần thiết đáp ứng sát đúng nhu cầu từng thời điểm của thị trường lao động.
Có ý kiến cho rằng, hoạt động giáo dục đào tạo để phát triển nguồn nhân lực ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên thiên về chiều rộng, chưa đầu tư đúng mức về chiều sâu, mất cân đối; thiếu sự liên thông, liên kết giữa các trung tâm ĐH trong vùng. Xin thầy cho biết ý kiến của mình về vấn đề này?
- Riêng nhận xét này thì tôi nghĩ là chưa chính xác. Như đã nói ở trên, việc đào tạo là phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường lao động. Thực ra những chương trình đào tạo thiên về chiều rộng sẽ giúp người học có nhiều cơ hội việc làm hơn là những chương trình đào tạo thiên về chiều sâu. Một khi đã có việc làm, người lao động vẫn có thể tiếp tục học theo chiều sâu với những chuyên đề bồi dưỡng tại trường hoặc các khóa học cao học.
Bên cạnh đó, ĐH Đà Nẵng cũng có những chương trình đào tạo được gọi là “chương trình tiên tiến” khá chuyên sâu, hợp tác và sử dụng nguyên vẹn chương trình đào tạo của các trường đối tác ở Hoa Kỳ như: University of Washington, Portland State University, Arizona State University… là những đại học hàng đầu thế giới.
Sự liên thông liên kết giữa các trung tâm ĐH trong vùng vẫn có mặc dù còn khá khiêm tốn. Ví dụ như ĐH Đà Nẵng đã và đang hợp tác với ĐH Tây Nguyên, ĐH Quy Nhơn, ĐH Phạm Văn Đồng để đào tạo trình độ thạc sĩ cho các cán bộ ở khu vực này. Nhìn chung khu vực này tôi nghĩ có đầy đủ năng lực để đào tạo nhân lực với các chuyên ngành, các bậc học từ công nhân lành nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học.
Theo thầy, làm cách nào để có thể thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào khu vực này?
- Cách căn bản nhất vẫn là phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực. Khi kinh tế - xã hội phát triển tức khắc nhu cầu lao động tăng và ổn định, khi đó nhân lực tự khắc đổ về. Nếu chính quyền các tỉnh khu vực miền Trung có thể thu hút được sự đầu tư của các công ty có uy tín toàn cầu như: Google, Microsoft, Toyota… thì nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là nhu cầu tất yếu cho các công ty này.
Ngoài ra, có cơ chế và các công cụ khuyến khích nhân lực chất lượng cao tự tạo công ăn việc làm tại chính địa phương mình cũng là yêu cầu cấp bách hiện nay góp phần tạo điểm sáng thu hút nhân lực chất lượng cao quy tụ về.
Khác với đào tạo lao động phổ thông, đào tạo nhân lực trình độ cao đòi hỏi những tiêu chí ngặt nghèo về suất đầu tư. Việc chuyển hướng phát triển theo định hướng ĐH nghiên cứu, từng bước tách dần ra khỏi hệ thống các trường đào tạo nghề nghiệp cho số đông của ĐH Đà Nẵng hướng tới mục tiêu đào tạo đội ngũ nhân lực tinh hoa phải chăng là lời giải cho bài toán hiệu suất đầu tư, thưa thầy?
- Một quy luật tất yếu là muốn đào tạo chất lượng cao thì phải đầu tư kinh phí tương ứng. Một chương trình đào tạo với mức học phí 10 triệu đồng/năm thì không thể yêu cầu nó chất lượng như một chương trình đào tạo với mức học phí 200 triệu đồng/năm.
Chất lượng đào tạo dựa trên các yếu tố chính là: Chất lượng đầu vào (người học); chất lượng người dạy (đội ngũ cán bộ, giảng viên); chương trình đào tạo (khung chương trình, giáo trình, tài liệu); môi trường đào tạo (phòng học, phòng thí nghiệm, quy trình quản lý) và môi trường xã hội (văn hóa, môi trường thực tập, thị trường lao động). Để đảm bảo chất lượng, tất cả các yếu tố trên đều cần có sự đầu tư kinh phí thỏa đáng.
Với vai trò là đại học vùng, ĐH Đà Nẵng xác định mình có nhiệm vụ tạo ra động lực và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo khác của khu vực.
Chúng tôi xác định sẽ phát triển theo định hướng nghiên cứu, tập trung phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, đội ngũ tinh hoa để nâng cao trình độ, năng lực cho giảng viên, cán bộ quản lý trung – cao cấp và chuyên gia khoa học, công nghệ. Để làm được điều đó, phải đổi mới toàn diện để tác động lên tất cả các yếu tố như đã nói ở trên. Đó là một quá trình lâu dài và phụ thuộc nhiều vào cả yếu tố khách quan và chủ quan.
Cũng cần nói rằng, phát triển theo định hướng nghiên cứu không phải là đào tạo nghề nghiệp bị ảnh hưởng xấu, mà ngược lại. Chúng tôi phát triển theo định hướng này là để đáp ứng phần lớn nhu cầu của xã hội ngày nay.
Trong quá trình phát triển, do đặc tính của vai trò khoa học – công nghệ đối với nghề nghiệp của mỗi cá nhân, phát triển theo định hướng nghiên cứu thành công sẽ kéo theo sự phát triển của tất cả các ngành đào tạo nghề nghiệp khác.
Bên cạnh đó, trong định hướng phát triển của mình, chúng tôi xác định vẫn phát triển các cơ sở đào tạo theo hướng thực hành, ứng dụng chất lượng cao đáp ứng phân khúc nhu cầu thị trường này tại khu vực.
Thưa GS, có một chuyện cứ lặp đi lặp lại là cứ mỗi cuối năm, con em miền Trung đang lao động ở miền Nam rất vất vả để có được vé tàu, xe về quê ăn Tết; ra Giêng lại chấp nhận bị nhồi nhét trên những chuyến xe dù để trở lại nơi làm việc. Thế nhưng, các nhà đầu tư thì thường xuyên ca thán về chuyện thiếu nhân lực ở miền Trung. Vậy thực chất nhân lực ở miền Trung thừa hay thiếu, thưa thầy?
- Theo ý kiến của cá nhân tôi thì những nhận xét về thừa hay thiếu nhân lực ở miền Trung vẫn còn cảm tính, thiếu những điều tra với dữ liệu xác thực nên rất khó để đưa ra kết luận chính xác được.
Trong điều kiện phát triển và hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam hiện nay, thị trường lao động trong nước ngày càng được vận hành theo cơ chế thị trường, trong đó quy luật cung – cầu đang điều tiết thị trường này rất mạnh mẽ. Nguồn cung lao động ngày càng linh hoạt hơn, có cầu tức khắc sẽ có nguồn cung đáp ứng. Vấn đề là nhu cầu ổn định, quy mô đủ lớn hay không mà thôi.
Để tạo ra nguồn cung, tôi nghĩ các cơ sở giáo dục, đào tạo ở miền Trung đủ sức để cung cấp nguồn nhân lực ở tất cả các cấp độ. Bên cạnh năng lực nội tại của các cơ sở giáo dục, đào tạo, việc hợp tác đào tạo cũng rất dễ dàng, thuận lợi nên tôi nghĩ nguồn cung không thiếu. Vấn đề là ở nhu cầu.
Chúng ta phải thừa nhận là thị trường lao động ở miền Nam như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… sôi động hơn nhiều, tìm việc dễ, mức lương cao và khả năng phát triển tốt hơn nhiều ở miền Trung. Tôi nghĩ mức độ thu hút nguồn nhân lực ở các tỉnh phía Nam tốt hơn nhiều so với khu vực miền Trung và sự dịch chuyển lao động là một điều tất yếu không chỉ ở Việt Nam mà là trên toàn thế giới.
Muốn khắc phục điều đó, điều tiên quyết là kinh tế - xã hội ở miền Trung phải phát triển mạnh, nhu cầu lao động ổn định, điều kiện phát triển thuận lợi thì xu hướng dịch chuyển lao động vào Nam mới giảm đi.
Bên cạnh đó, cũng có thể có hiện tượng cơ cấu nguồn cung từ các cơ sở giáo dục, đào tạo và nhu cầu nhân lực chưa được ăn khớp nhau ở từng thời điểm. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp thật chặt chẽ giữa các bên cho từng loại hình nhu cầu cụ thể.
Với vai trò của mình trong khu vực, ĐH Đà Nẵng đang có nhiều giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này, đặc biệt đang nỗ lực để tạo sự kết nối chặt chẽ với các cơ sở sử dụng lao động trong khu vực, qua đó có được nguồn thông tin và tạo được sự linh hoạt cần thiết đáp ứng sát đúng nhu cầu từng thời điểm của thị trường lao động.
Có ý kiến cho rằng, hoạt động giáo dục đào tạo để phát triển nguồn nhân lực ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên thiên về chiều rộng, chưa đầu tư đúng mức về chiều sâu, mất cân đối; thiếu sự liên thông, liên kết giữa các trung tâm ĐH trong vùng. Xin thầy cho biết ý kiến của mình về vấn đề này?
- Riêng nhận xét này thì tôi nghĩ là chưa chính xác. Như đã nói ở trên, việc đào tạo là phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường lao động. Thực ra những chương trình đào tạo thiên về chiều rộng sẽ giúp người học có nhiều cơ hội việc làm hơn là những chương trình đào tạo thiên về chiều sâu. Một khi đã có việc làm, người lao động vẫn có thể tiếp tục học theo chiều sâu với những chuyên đề bồi dưỡng tại trường hoặc các khóa học cao học.
Bên cạnh đó, ĐH Đà Nẵng cũng có những chương trình đào tạo được gọi là “chương trình tiên tiến” khá chuyên sâu, hợp tác và sử dụng nguyên vẹn chương trình đào tạo của các trường đối tác ở Hoa Kỳ như: University of Washington, Portland State University, Arizona State University… là những đại học hàng đầu thế giới.
Sự liên thông liên kết giữa các trung tâm ĐH trong vùng vẫn có mặc dù còn khá khiêm tốn. Ví dụ như ĐH Đà Nẵng đã và đang hợp tác với ĐH Tây Nguyên, ĐH Quy Nhơn, ĐH Phạm Văn Đồng để đào tạo trình độ thạc sĩ cho các cán bộ ở khu vực này. Nhìn chung khu vực này tôi nghĩ có đầy đủ năng lực để đào tạo nhân lực với các chuyên ngành, các bậc học từ công nhân lành nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học.
Theo thầy, làm cách nào để có thể thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào khu vực này?
- Cách căn bản nhất vẫn là phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực. Khi kinh tế - xã hội phát triển tức khắc nhu cầu lao động tăng và ổn định, khi đó nhân lực tự khắc đổ về. Nếu chính quyền các tỉnh khu vực miền Trung có thể thu hút được sự đầu tư của các công ty có uy tín toàn cầu như: Google, Microsoft, Toyota… thì nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là nhu cầu tất yếu cho các công ty này.
Ngoài ra, có cơ chế và các công cụ khuyến khích nhân lực chất lượng cao tự tạo công ăn việc làm tại chính địa phương mình cũng là yêu cầu cấp bách hiện nay góp phần tạo điểm sáng thu hút nhân lực chất lượng cao quy tụ về.
Khác với đào tạo lao động phổ thông, đào tạo nhân lực trình độ cao đòi hỏi những tiêu chí ngặt nghèo về suất đầu tư. Việc chuyển hướng phát triển theo định hướng ĐH nghiên cứu, từng bước tách dần ra khỏi hệ thống các trường đào tạo nghề nghiệp cho số đông của ĐH Đà Nẵng hướng tới mục tiêu đào tạo đội ngũ nhân lực tinh hoa phải chăng là lời giải cho bài toán hiệu suất đầu tư, thưa thầy?
- Một quy luật tất yếu là muốn đào tạo chất lượng cao thì phải đầu tư kinh phí tương ứng. Một chương trình đào tạo với mức học phí 10 triệu đồng/năm thì không thể yêu cầu nó chất lượng như một chương trình đào tạo với mức học phí 200 triệu đồng/năm.
Chất lượng đào tạo dựa trên các yếu tố chính là: Chất lượng đầu vào (người học); chất lượng người dạy (đội ngũ cán bộ, giảng viên); chương trình đào tạo (khung chương trình, giáo trình, tài liệu); môi trường đào tạo (phòng học, phòng thí nghiệm, quy trình quản lý) và môi trường xã hội (văn hóa, môi trường thực tập, thị trường lao động). Để đảm bảo chất lượng, tất cả các yếu tố trên đều cần có sự đầu tư kinh phí thỏa đáng.
Với vai trò là đại học vùng, ĐH Đà Nẵng xác định mình có nhiệm vụ tạo ra động lực và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo khác của khu vực.
Chúng tôi xác định sẽ phát triển theo định hướng nghiên cứu, tập trung phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, đội ngũ tinh hoa để nâng cao trình độ, năng lực cho giảng viên, cán bộ quản lý trung – cao cấp và chuyên gia khoa học, công nghệ. Để làm được điều đó, phải đổi mới toàn diện để tác động lên tất cả các yếu tố như đã nói ở trên. Đó là một quá trình lâu dài và phụ thuộc nhiều vào cả yếu tố khách quan và chủ quan.
Cũng cần nói rằng, phát triển theo định hướng nghiên cứu không phải là đào tạo nghề nghiệp bị ảnh hưởng xấu, mà ngược lại. Chúng tôi phát triển theo định hướng này là để đáp ứng phần lớn nhu cầu của xã hội ngày nay.
Trong quá trình phát triển, do đặc tính của vai trò khoa học – công nghệ đối với nghề nghiệp của mỗi cá nhân, phát triển theo định hướng nghiên cứu thành công sẽ kéo theo sự phát triển của tất cả các ngành đào tạo nghề nghiệp khác.
Bên cạnh đó, trong định hướng phát triển của mình, chúng tôi xác định vẫn phát triển các cơ sở đào tạo theo hướng thực hành, ứng dụng chất lượng cao đáp ứng phân khúc nhu cầu thị trường này tại khu vực.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét