This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016
7 bước cơ bản cho nhà đầu tư số 0
Chủ Nhật, tháng 2 28, 2016
doanh nhan
No comments
Những bước cơ bản sau sẽ có thể một phần nào đó là những ý tưởng, những quan điểm hay những bài học mà nhà đầu tư số 0 tham khảo trước mỗi quyết định đầu tư của mình trên thị trường chứng khoán đầy khốc liệt.
1.Bắt đầu bằng việc học những điều căn bản
Người Trung Hoa có một câu rất hay là: "Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân", việc đầu tư và giao dịch cũng vậy, trước hết cần biết về những điều căn bản trên thị trường, cần hiểu được những khái niệm, hiện tượng, thuật ngữ ..trong việc giao dịch. Dành thời gian để đọc sách báo, tạp chí về đầu tư, nghiên cứu về những nhà đầu tư, đầu cơ thành công trên thế giới như : Warren buffett, George Soros, Jesse Livermore, Sir John Templeton… hoặc sách dạy về đầu tư/ đầu cơ cũng là một cách học hiệu quả. Các CTCK hiện nay cũng thường mở các buổi hội thảo, chương trình đào tạo cơ bản cho những nhà đầu tư mới bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán.
2.Hiểu được các vấn đề kinh tế
Thị trường chứng khoán được ví như “ Hàn Thử Biểu” của nền kinh tế, các vấn đề về vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tỷ giá…có ảnh hưởng khá lớn đến thị trường.. Ngoài ra, những chính sách mới, những điều luật mới có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ngành, lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sàn. Cần hiểu rõ bản chất và những tác động tích cực cũng như tiêu cực của các vấn đề trên để tồn tại trên thị trường và có phương án đầu tư phù hợp.
3.Có chiến lược và kế hoạch giao dịch cụ thể
Có chiến lược và kế hoạch giao dịch cụ thể giúp nhà đầu tư hạn chế được rủi ro và tránh được cảm xúc khi tham gia giao dịch. Hơn nữa, công việc đầu tư, giao dịch trên thị trường chứng khoán cũng như công việc kinh doanh, cần lên kế hoạch cho mọi việc để có phương án ứng phó kịp thời như : Kế hoạch quản lý vốn, kế hoạch giải ngân, kế hoạch cắt lỗ, chốt lời… ở mỗi cổ phiếu trong mỗi giai đoạn biến động của thị trường.
4.Quản lý rủi ro
Việc kiếm tiền trên thị trường đã khó, việc giữ tiền có khó hơn gấp vạn lần, vì vậy, vấn đề quản lý rủi ro là vấn đề quan trọng bậc nhất trong việc đầu tư, đầu cơ và tham gia giao dịch trên thị trường. Khi nhà đầu tư bỏ tiền vào thị trường đã có vô số rủi ro, để thu được lợi nhuận, thường thì nhà đầu tư phải gánh chịu 1 lượng rủi ro nhất định. Có vô vàn rủi ro trên thị trường (đọc thêm tại Trước khi nghĩ đến lợi nhuận, phải biết được thế nào là rủi ro ). Kế hoạch quản lý rủi ro càng cụ thể và chi tiết bao nhiêu thì càng hạn chế khả năng mất tiền của nhà đầu tư bấy nhiêu.
5. Biết khi nào phải dừng lại
Việc thua lỗ và cháy tài khoản nếu dùng Margin trên thị trường chứng khoán là điều hoàn toàn bình thường, nhưng hệ lụy sau đó ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư sẽ đưa ra những quyết định sai lầm và có thể gây thiệt hại nhiều hơn. Tâm lý gỡ gạc và tất tay để “phục thù” cổ phiếu biến nhà đầu tư thành con bạc và sẽ không có điểm dừng. Nếu nhà đầu tư thua lỗ hay có lời, hãy tạm ngừng giao dịch để tránh mọi căng thẳng, mệt mỏi khi thua lỗ hay hưng phấn khi chiến thắng để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
6.Tuân thủ kỷ luật giao dịch
Khi đã có kế hoạch và chiến lược giao dịch, nhà đầu tư nên tuân thủ kỷ luật đã đề ra. Trong cuốn “ Market Wizards của Jack D. Schwager phỏng vấn những nhà đầu tư/ đầu cơ vĩ đại trên thị trường, điểm chung rút ra của họ là Tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật khi giao dịch. Ví dụ như khi nhà đầu tư đặt ra kỷ luật cắt lỗ nếu giá giảm 10%, hãy thực hiện theo kỷ luật nếu giá giảm mạnh vì thị trường đã đi ngược với xu hướng mà nhà đầu tư đã dự đoán, điều này giúp bảo vệ tài khoản của nhà đầu tư và ngăn chặn thua lỗ ở mức có khả năng chịu được, phải tồn tại được ở thị trường trước khi tìm kiếm lợi nhuận.
7.Không ngừng học tập
Học tập từ chính những lần khớp lệnh, chốt lời, cắt lỗ… của mình là cách học tập hiệu quả nhất, nhà đầu tư nên có cuốn sổ tay giao dịch để ghi lại những sai lầm của chính mình để tránh trong những lần giao dịch tiếp theo. Bên cạnh đó, cần cập nhật thông tin về những quy định, văn bản, chính sách mới được ban hành và các yếu tố vĩ mô và mọi thứ có ảnh hưởng để hiểu được cách thị trường vận động.
53% người Nhật không quan tâm đến nghỉ phép
Chủ Nhật, tháng 2 28, 2016
doanh nhan
No comments
Người Nhật ít quan tâm nhất về thời gian nghỉ phép của mình nhất thế giới. Đồng thời, hơn một nửa người Nhật không sử dụng những ngày nghỉ được trả lương của họ.
Theo số liệu nghiên cứu của công ty du lịch Expedia, 53% công nhân viên chức Nhật không biết mỗi năm được nghỉ phép bao nhiêu ngày. Chiếm vị trí thứ 2 là Hà Lan, nơi có tới 38% công nhân viên chức không quan tâm đến chuyện nghỉ phép. Vị trí thứ 3 thuộc về Na Uy với tỷ lệ tương ứng là 28%.
Ngoài ra, có tới 18% người Nhật thừa nhận họ cảm thấy hết sức áy náy ngay cả trong thời gian nghỉ phép. Theo ý kiến họ, khi nghỉ phép như vậy, họ đã đặt đồng nghiệp của họ vào tình thế khó khăn vì buộc phải làm thêm một số công việc trong lúc họ vắng mặt.
5 kỹ năng thực tế không trường học nào dạy bạn
Chủ Nhật, tháng 2 28, 2016
doanh nhan
2 comments
Sau tốt nghiệp, bạn thường phải đối mặt với nhiều vấn đề. Công việc yêu cầu bạn cần có các kỹ năng để áp dụng kiến thức trong sách vở vào thực tế.
Theo Time, những kỹ năng sau sẽ giúp bạn nhanh chóng thích ứng với công việc sau khi ra trường.
1. Giao tiếp trọng tâm
Hầu hết các bài viết học thuật đều yêu cầu số trang tối thiểu và tối đa. Trong cuộc sống, mục đích của bạn luôn là truyền đạt thông tin càng chính xác, đầy đủ càng tốt. Nhiều trường hợp ngoại lệ, nhưng phần lớn mọi người đều muốn đọc ít mà nắm bắt được mục đích chính.
Vì thế, đừng bao giờ bỏ qua các thông tin cần thiết, không quá tập trung vào các thông tin phụ. Nhà quản lý và đồng nghiệp sẽ đánh giá cao sự ngắn gọn trong cách làm việc của bạn.
Đừng bao giờ bỏ qua các thông tin cần thiết, và không quá tập trung vào các thông tin phụ
là bí quyết để giao tiếp hiệu quả. Ảnh: Business Insider. |
2. Bàn bạc hiệu quả
Nhiều sinh viên đại học sợ làm việc nhóm. Tuy nhiên, đây lại là hoạt động bắt buộc khi đi làm, trừ khi công việc của bạn là đào vàng ở vùng hoang dã Alaskan.
Về cơ bản, hiệu quả làm việc nhóm là trách nhiệm của người đứng đầu, nhưng bạn hoàn toàn có thể chứng minh giá trị của mình bằng việc làm cho các cuộc thảo luận diễn ra suôn sẻ và hiệu quả bằng một số cách như đến buổi họp trước 1 hoặc 2 phút, chuẩn bị kỹ càng, giúp đỡ người khác và không cho phép bản thân bị phân tâm bởi những chi tiết vụn vặt.
3. Quản lý tiền
Sinh viên thường lo lắng về tiền, ngay cả khi họ nhận được chu cấp đầy đủ từ bố mẹ. Sau khi tốt nghiệp, nỗi lo này ngày càng tăng cao bởi các khoản như phí sinh hoạt, thuế, bảo hiểm hay tiền tiết kiệm khi về già.
Cái giá của việc không biết cách quản lý tiền là rất lớn. Nhưng may mắn thay, bạn có thể tìm kiếm trên Google nhiều nguồn thông tin giúp cải thiện tài chính.
Chương trình đại học thường được phân chia theo kỳ và năm với ranh giới rõ ràng. Sinh viên khôn ngoan sẽ nghiên cứu các yêu cầu tốt nghiệp, sau đó đề ra kế hoạch để đáp ứng yêu cầu đó.
4. Kế hoạch dài hạn
Tuy nhiên, phần lớn kế hoạch không kéo dài quá một năm. Trên thực tế, nhiều sinh viên lên kế hoạch cho nhiều năm. Đôi khi, thời gian thực hiện có thể thay đổi hoặc không, nhưng biết cách thích nghi là yếu tố quan trọng để dẫn tới thành công sau tốt nghiệp.
Hãy tìm kiếm những phần mềm lên kế hoạch và quản lý thời gian cũng như tham khảo các bạn học về cách họ sắp xếp công việc để hoàn thiện kế hoạch của bạn đúng thời hạn.
Thành công đòi hỏi nhiều kỹ năng như giao tiếp, quản lý thời gian, đọc hiểu và áp dụng những điều học được trong hoàn cảnh nhất định. Ảnh: Business Insider.
|
5. Kế hoạch dự phòng
Một trong những chân lý phổ quát của thế giới hiện đại là không công việc nào được đảm bảo. Một lúc nào đó, doanh nghiệp có thể bị bán hoặc đóng cửa, công nghệ thay thế con người. Đừng chắc chắn rằng, công việc hay nghề nghiệp của bạn sẽ mãi tồn tại.
Vì thế, bạn cần các kế hoạch dự phòng. Hãy luôn duy trì các mối quan hệ, quan sát những xu hướng mới nổi trong lĩnh vực của bạn và học các kỹ năng để phát triển khả năng hiện có.
Chẳng hạn như am hiểu về máy tính sẽ luôn đem đến cho bạn nhiều lợi ích. Những khả năng phụ đôi khi lại giúp bạn tồn tại qua một vòng sa thải, hoặc mang đến cơ hội tốt hơn.