Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

'Bẫy' lừa tuyển dụng với sinh viên

Giao việc khó khiến ứng viên không thể hoàn thành, đề nghị nộp phí thế chân, phí bảo trì công cụ làm việc... là những chiêu trò phổ biến của các công ty lừa đảo tuyển dụng
Minh Hằng (năm thứ nhất, trường ĐH Thương mại) cho biết, nửa năm trước, để có thêm tiền trang trải sinh hoạt, Hằng đã lên mạng, tìm việc làm thêm. Thấy có công ty tuyển nhân viên đánh máy vi tính tại nhà, Hằng nộp hồ sơ và được gọi đi phỏng vấn.
Đến buổi phỏng vấn, Hằng được nghe về mức lương “trong mơ”, sau đó, cô được yêu cầu đóng 500.000 đồng “phí thế chân”. Nộp tiền xong chờ mãi không thấy công ty giao việc, đến địa điểm phỏng vấn Hằng ngỡ ngàng khi công ty này đã hoàn toàn biến mất.
Đánh trúng vào nhu cầu muốn tìm việc làm thêm của sinh viên, nhiều công ty tung ra các thông tin tuyển dụng đầy hấp dẫn trên mạng, với lời hứa hẹn công việc nhàn hạ, lương cao. Điểm chung của các công ty này là đều bắt ứng viên đóng phí tuyển dụng hoặc đặt cọc một số tiền “theo quy định của công ty”. Sau đó, họ giao cho sinh viên những công việc khó tới mức không thể hoàn thành, phải tự bỏ cuộc. Số công ty khác thì âm thầm “biến mất”, ngay sau khi thu phí tuyển dụng của ứng viên. Chiêu bài này không mới nhưng vẫn có không ít “con mồi” sập bẫy giống Hằng.
Nhiều bạn, sau khi bị lừa hoặc chứng kiến bạn bè người thân bị lừa đã chủ động kết nối với nhau để lập ra những trang, nhóm trên Facebook nhằm tuyên truyền, cảnh báo về “danh sách đen”.
  • luadao-6416-1403669678.jpg

  •  
Thu (Học viện Báo chí - Tuyên truyền), admin trang Những trò lừa đảo sinh viên cần biết chia sẻ, bạn của Thu từng bị dính một cú lừa khi đi tìm việc làm thêm nên cô lập ra một trang để chia sẻ về những địa chỉ xin việc có dấu hiệu lừa đảo.
“Những địa chỉ công ty, trung tâm bị nhiều bạn tố là lừa đảo, mình sẽ ghim vào đầu trang để các thành viên cùng trao đổi, thảo luận. Các bạn sinh viên cũng có thể vào trang để đặt câu hỏi về địa chỉ mình chuẩn bị đi tuyển dụng, mọi người sẽ cho ý kiến xem công ty đó có dính nghi án lừa đảo không”, Thu nói.
Chỉ sau một thời gian thành lập, đến nay, trang Facebook của Thu đã có hơn 10.000 lượt “like”. Nhiều thành viên chia sẻ chuyện có thật của bản thân để cảnh báo các sinh viên khác đang “mon men” đi phỏng vấn.
Tương tự, Hội những người anti công ty X được thành lập đã tạo thành một diễn đàn sôi động để các sinh viên trao đổi, vạch ra các chiêu lừa của công ty X. Admin của trang, cho biết, vì có kênh tuyên truyền này cùng những câu chuyện đau đớn, tiền mất tật mang của, nhiều sinh viên đã tránh được các khoản phí tuyển dụng “trời ơi”. Admin của trang từng nhiều lần nhận được tin nhắn đe dọa sẽ “xử” bằng “luật rừng”.
“Các bạn năm thứ nhất rất ủng hộ chúng mình. Các bạn ấy thường cảm ơn và bảo rằng, mới lên Hà Nội chưa hiểu biết gì nên có được những cảnh báo thế này quả thực là rất tốt. Có những bạn còn gửi tin nhắn bảo rằng: “Cảm ơn ad đã lập trang này để giúp sinh viên không bị lừa”, khiến chúng mình có thêm nhiều động lực để trang hoạt động tốt. Còn điều khiến mình buồn là hằng ngày, vẫn có thêm những thành viên đăng tải tình huống của bản thân lên trang, chứng tỏ mỗi ngày mới vẫn có thêm bạn bị lừa”, admin chia sẻ.
Ngoài Những trò lừa đảo sinh viên cần biết, Hội anti công ty X… thì còn nhiều trang, nhóm cũng nỗ lực làm công việc tuyên truyền này như: Vạch mặt các công ty lừa đảo, Tẩy chay đa cấp lừa đảo. Tất cả dường như đang cùng chung tay tạo nên một chiếc “áo giáp thông tin” bao bọc sinh viên, khiến họ cảnh giác và không bị trúng những “mũi tên tuyển dụng ngọt ngào”.
Hoàng Tú (năm thứ hai, ĐH Giao thông Vận tải) chia sẻ, cậu nộp hồ sơ cho một công ty tuyển nhân viên đăng tin quảng cáo. Đi phỏng vấn, Tú được thông báo sẽ hưởng “hoa hồng” theo mỗi tin đăng tải và khi giới thiệu thêm bạn bè đến công ty. Lương cố định sẽ được công ty trả vào ngày mùng 5 hàng tháng. Mọi chuyện suôn sẻ cho đến khi Tú được yêu cầu đóng 500.000 đồng phí gia nhập, cộng thêm 24.000 đồng/tháng phí bảo trì website và công cụ quảng cáo. “Vì đã đọc khá nhiều thông tin cảnh giác về chiêu trò thu phí tuyển dụng của các công ty lừa đảo nên mình “tỉnh” lắm. Ngay khi họ yêu cầu đóng phí, mình lập tức rút êm”, Tú nói.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Bỏ học thạc sĩ đi bán vé xe online

Từ một cậu bé có hoàn cảnh khó khăn, Trần Nguyễn Lê Văn đã vươn lên để chạm tay đến giấc mơ du học Mỹ và lập trang bán vé xe online với hơn 24 triệu lượt truy cập.

Từ tháng 7/2013, chàng cựu sinh viên Đại học Bách Khoa TP HCM đồng sáng lập và trở thành giám đốc của trang đặt vé xe online, kết nối với hàng chục nhà xe và bến xe trên cả nước.
Năm nay 29 tuổi, cuộc đời của doanh nhân này từng trải qua nhiều sóng gió. Văn phải làm đủ việc để có tiền đỡ đần gia đình, nhiều lúc ý nghĩ bỏ học nhen nhóm trong đầu anh. Tuy nhiên, Văn vẫn nỗ lực phấn đấu để bước chân vào đại học. Khi đang là sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Văn thành lập CLB Kỹ năng sống đầu tiên ở TP HCM và khởi nghiệp với việc phân phối thịt bò đến các cửa hàng trong thành phố. Công việc của “anh lái bò” chỉ dừng lại khi giành được các học bổng du học có giá trị, và Văn quyết định chọn đến Mỹ. 
vexe-2-6127-1403448155.jpg
Trần Nguyễn Lê Văn, người sáng lập ra website bán vé xe trực tuyến. Ảnh: NVCC
Năm 2012, khi đang học MBA ở Mỹ, trong lúc rảnh rỗi, Văn lên mạng đọc báo Việt Nam cho đỡ nhớ nhà. Thấy hình ảnh nhiều người, phần lớn là sinh viên, người lao động phải xếp hàng cả ngày để mua vé về quê quá lãng phí thời gian, Văn tự hỏi: “Sao không ai đứng ra giải quyết vấn đề này? Sao mình không áp dụng mô hình đặt vé trực tuyến giống ở Mỹ cho tình hình xe khách Việt Nam?” 
Văn đánh giá thị trường Việt Nam rất rộng mở khi có hơn 1.000 nhà xe phục vụ cho hơn 24 triệu người đi lại bằng xe khách. Nhưng anh cũng biết, thật ra ý tưởng này không phải là đầu tiên ở Việt Nam, một số dự án tương tự lập ra nhưng đã thất bại vì biên độ lợi nhuận không cao. Anh tự đặt ra câu hỏi, liệu những người lao động bình dân như lơ xe, tài xế có áp dụng được công nghệ mới không.
Văn suy nghĩ rất nhiều về những khó khăn và ý nghĩa của dự án. Nhưng nếu thành công sẽ góp phần cách mạng hóa giao thông và du lịch nước nhà. Cuối cùng anh quyết định đi theo tiếng gọi của đam mê và khát vọng giúp thay đổi quê hương còn nghèo khó khi cho ra đời dự án "vé xe online".
Vì mải mê với dự án nên kết quả học tập của Văn không tốt, mất học bổng và phải quay lại Việt Nam vào cuối năm 2013. “Cảm giác lúc đó tôi như bị say nắng, không còn quan tâm gì đến việc có hay không có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Mỹ", Văn chia sẻ.
Cũng chính trong thời gian này, Văn và cộng sự đã đem dự án đi dự thi và nhanh chóng đạt giải nhì giải thưởng khởi nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), giải bạc cuộc thi Mekong Business Challenge 2014 do công ty McKinsey  tổ chức, giải nhất chương trình e27 (Echelon Ignite Vietnam 2014 - Cuộc so tài giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp).
Niềm vui dồn dập đến, với ý nghĩa xã hội từ dự án của Văn, trường Đại học Thunderbird (bang Arizona, Mỹ) đã chấp nhận cho anh quay trở lại trường hoàn thành khóa học.
Lên ý tưởng, thực hiện và triển khai đã khó, để nhận được sự chấp nhận của đối tác còn vất vả hơn. Không có kinh phí, nhóm sáng lập của Văn vừa thiết kế, xây dựng tính năng trang web vừa đi thuyết phục các hãng xe hợp tác, song đều nhận được những cái lắc đầu từ chối. Sau hai tháng kiên trì thuyết phục, vào tháng 5/2013, nhóm mới nhận được đồng ý đầu tiên.
Vào tháng 7/2013, họ ra mắt trang web với mong muốn trở thành nơi hợp tác bán vé, đưa thông tin, đồng thời giúp các nhà xe xây dựng quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp hơn, quản lý dễ dàng hơn (có thể kiểm tra doanh số, quản lý nhân viên bán vé, quản lý hàng hoá, khách hàng...). Khách hàng cũng thuận lợi khi tới với website của Văn khi được cung cấp thông tin về lịch trình, giá vé, lựa chọn hãng xe uy tín dựa vào phản hồi, đánh giá của người khác. Hành khách cũng có thể đặt mua vé trực tuyến, nhận được mức giá rẻ 10-50% (tùy thời điểm) so với mua trực tiếp bên ngoài..
Văn cho biết, hiện trang web của anh đã hợp tác với hơn 20 hãng xe, tổng hợp thông tin của hơn 1.000 hãng xe trong cả nước. Lượng truy cập mỗi ngày đạt 8.000 - 10.000. Giá vé được cập nhật thường xuyên, trong những dịp lễ Tết, một số hãng xe chủ động liên hệ báo giá vé để cập nhật. 
Trang web hiện có 12 người, bao gồm cả 3 người sáng lập, kế hoạch sắp tới sẽ tuyển thêm người để nâng cấp một số tính năng như tạo phiên bản di động, quản lý hàng hoá hãng xe, thông tin vé máy bay, xe lửa…
Theo Văn, một trong những yếu tố làm nên thành công cho dự án là việc anh đã “chiêu dụ” được hai người bạn của mình tham gia thực hiện ý tưởng. Một người là Đào Việt Thắng, sinh năm 1987, quản trị viên tập sự tài chính ở Mỹ. Người thứ hai là Lương Ngọc Long, sinh năm 1985, tốt nghiệp Đại học Bách khoa, đoạt giải Olympic tin học cấp quốc gia. 
Với bề dày thành tích nổi trội, ba chàng trai này được nhiều công ty chào mời với mức lương vài nghìn đôla một tháng. Tuy nhiên, họ đã từ chối để hợp sức cùng nhau tạo nên một sản phẩm đam mê. 
Trần Bé

5 bước để nhà sạch tuyệt đối trong vòng 30 phút

Làm thế nào để làm sạch ngôi nhà đang vừa bừa bộn, vừa bẩn khi chỉ 30 phút nữa là có khách ghé đến chơi? Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn thay đổi diện mạo của ngôi nhà “cấp tốc” trong quỹ thời gian ngắn ngủi ấy.
1. Chuẩn bị đồ dùng (2 - 3 phút)
Đầu tiên, bạn chuẩn bị tất cả các đồ dùng cần thiết để dọn nhà như găng tay, khăn lau, máy hút bụi, chổi và dung dịch tẩy rửa để bắt đầu dọn nhà thật nhanh theo lịch trình dưới đây.
 1
Nhớ chuẩn bị đầy đủ "đồ nghề" trước khi dọn nhà.
2. Phòng tắm (8 phút)
Bạn cần dọn qua khu phòng tắm và nhà vệ sinh phòng trừ trường hợp khách cần sử dụng nhà vệ sinh của bạn. Đầu tiên hãy làm ướt nền, sàn, gương rồi xịt dung dịch tẩy rửa. Bạn có thể đi dọn phòng khác trước rồi mới quay lại dọn phòng này sau để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả làm sạch. Hãy bắt đầu bằng việc đánh rửa bồn cầu, nền sàn, tường (nếu cần), kế đó, lau lại gương lau sạch. Cuối cùng hãy dùng cây lau nhà lau lại sàn để phòng tắm được khô ráo.
 2
Bạn có thể làm ướt phòng tắm rồi phun dung dịch làm sạch trước rồi lát sau mới quay lại chùi rửa để tiết kiệm thời gian.
3. Phòng khách (8 phút)
Hãy lấy một chiếc giỏ lớn để cất tất cả đồ dùng, vật dụng đang rải rác trên mặt bàn, sàn nhà vào đó. Tiếp theo, dùng chổi lông phủi bụi trên bàn, ghế, xếp lại gối tựa trên ghế sofa nếu có. Sau cùng, dùng khăn sạch lau lại mặt bàn phòng khách và làm sạch bụi bằng chổi hoặc máy hút bụi.
 3
Dùng chổi và khăn phủi sạch sofa, bàn nước và xếp lại gối tựa.
4. Nhà bếp (8 phút )
Đầu tiên hãy xếp tất cả các hóa đơn và những món đồ nhỏ nhặt như khăn lau, gói gia vị trong một ngăn kéo để khiến bếp gọn hơn. Tiếp đó cất thức ăn còn thừa vào tủ lạnh hoặc đổ vào sọt rác nếu không còn dùng nữa rồi xếp bát đĩa bẩn trong bồn rửa chén, xịt qua nước cho sạch thức ăn dư thừa. Ngoài ra, hãy bật quạt thông gió để giúp cho nhà bếp bớt bị ám mùi thức ăn. Bước tiếp theo bạn có thể dùng khăn ướt lau các bề mặt quầy bếp, mặt bếp nấu và các thiết bị khác để làm sạch dầu mỡ bắn xung quanh. Cuối cùng bạn có thể quét hoặc dùng máy hút bụi để làm sạch sàn bếp.
 4
Nhớ bật quạt thông gió và máy khử mùi ở khu vực bếp.
5. Khử mùi cho phòng (5 phút)
Trong vài phút cuối cùng, hãy nhanh chóng xịt chút nước xịt phòng để làm thơm không khí. Bạn cũng có thể thắp một vài ngọn nến hay pha tách cà phê để khử mùi các hóa chất làm sạch bạn vừa dùng. Vị khách ghé thăm sẽ khó nhận thấy tì vết trong

 5
Nến, hoa và xịt phòng giúp tẩy mùi hóa chất hiệu quả.

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Độc chiêu Hà Thành: Trồng rau trong chai, giày nhựa, xoong nồi

Với những vật dụng vứt đi, tưởng như chỉ có thể để bán đồng nát như: chai như, dép, chảo, vải... đã được người dân Thủ đô tận dụng để biến chúng thành những vườn trồng rau sạch mà ít ai nghĩ tới.
Vườn rau độc đáo
Thay vì đầu tư một khoản tiền kha khá để mua khay nhựa hay thuê kỹ sư đến thiết kế vườn rau thì chị Nguyễn Thị Thu Phương ở Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội) lại tự tạo vườn ra vườn rau sạch từ những vỏ chai nhựa.
trồng-rau, rau sạch, chai-nhựa, dép-nhựa, chảo-rán, vải, đồ-bỏ-đi, vườn-rau
Tận dụng những chai nhựa bỏ đi để tạo thành vườn rau treo trên tường đang là cách làm của không ít người dân thành phố để tiết kiệm chi phí 
Chị Phương cho biết, trước kia khi dùng hết dầu ăn hoặc nước ngọt trong chai chị thường gom lại để bán cho hàng đồng nát hay cho mấy cô công nhân thu gom rác nhưng trong xóm. Nhưng từ lần học được cách tái chế chai nhựa thành chậu trồng rau trên các diễn đàn mạng xã hội, chị bắt đầu tích cóp đủ các loại chai nhựa không dùng đến ở trong nhà để tạo ra cho gia đình một vườn rau sạch.
trồng-rau, rau sạch, chai-nhựa, dép-nhựa, chảo-rán, vải, đồ-bỏ-đi, vườn-rau
Những chai nhựa lớn thường được tận dụng trồng rau để trên sân thượng
Chai nhựa to nhỏ đều có thể tận dụng được. Tùy vào loại vườn thiết kế mà cắt chai nhựa sao cho hợp lý. Chị Phương chia sẻ: "Nhà tôi làm vườn treo, chai nhưa tôi cắt bớt 1/3 phần phía trên của miệng chai, phần còn lại đục lỗ ở dưới đáy chai để thoát nước, tiếp đó cho đất vào trong rồi dùng dây treo lên tường, mái hiên, cửa sổ....".
Ngoài ra, đối với loại chai nhựa cỡ lớn có 4 cạnh, có thể cắt một cạnh dọc theo thân chai. Với cách này tôi có thể để trên sân thượng và chỗ trống, chị Phương chia sẻ thêm.
Chị Vũ Ngọc Hà My ở Ngọc Khánh (Ba Đình) cũng cho biết, ngoài tận dụng chai nhựa để trồng rau, chị còn tận dụng cả những chiếc dép cũ không dùng tới của gia đình để làm vườn rau, chậu cây cảnh.
trồng-rau, rau sạch, chai-nhựa, dép-nhựa, chảo-rán, vải, đồ-bỏ-đi, vườn-rau
Không chỉ chai nhựa, những chiếc dép bỏ đi cũng được tận dụng để trồng đủ các loại rau gia vị hay cây hoa làm cảnh
Chị My kể: "Dùng dép nhựa đơn giản hơn dùng chai nhựa bởi tôi chọn loại dép nhựa có lỗ sẵn, đóng chúng lên tường, bỏ đất vào trong dép rồi có thể trồng đủ các loại rau cho gia đình, nhất là các loại rau gia vị như: hành, mùi tàu, xà lách...".
Thực tế, trên các diễn đàn mạng xã hội, các bà nội trợ đang chia sẻ cho nhau khá nhiều cách để tạo ra những vườn rau sạch. Đơn cử như việc dùng chai nhưa, dép nhựa... thậm chí một số người còn dùng cả những chiếc chảo rán đã hỏng hay những miếng vải không dùng tới. Theo cách này, mọi người có thể tiết kiệm được một khoản tiền kha khá từ việc không phải mua khay nhựa hay thuê người thiết kế vườn rau như trước kia.
trồng-rau, rau sạch, chai-nhựa, dép-nhựa, chảo-rán, vải, đồ-bỏ-đi, vườn-rau
 Thậm chí, chảo rán hỏng, không dùng tới nữa cũng trở thành chậu trồng rau sạch của người dân thành phố
Trồng rau cho con học làm vườn
Chị Nguyễn Thị Phương cho biết, sau hơn 4 tháng thực hiện làm vườn rau từ chai nhựa, mỗi lần cóp nhặt được vài cái chai chị lại bắt đầu cắt làm, đến nay chị đã có một vườn rau rộng hơn 3m vuông trên sân thượng và một vườn rau treo, phủ kín ngoài mái hiên nhà.
Theo chị Phương, tạo vườn rau sạch, ngoài mục đích để cung cấp rau sạch cho gia đình ăn, chị còn muốn cho cô con gái học lớp 6 và cậu con trai học lớp ba của mình học cách làm vườn, tập làm những công việc nhỏ nhặt giúp đỡ bố mẹ.
trồng-rau, rau sạch, chai-nhựa, dép-nhựa, chảo-rán, vải, đồ-bỏ-đi, vườn-rau
Nhiều người còn sáng tạo, lấy vải may túi gắn lên tường trồng đủ các loại rau ăn lá, ăn quả
"Trước kia, đi học về hai cháu chỉ có xem phim hoạt hình, chơi game bây giờ thì các cháu khá hứng thú với chăm sóc rau. Ngày nào đi học về hai cháu cũng lên sân thương tưới rau, cắt đem xuống tận bếp cho mẹ nấu cơm", chị Phương nói.
Tuy nhiên, chị Phương cũng phải thừa nhận rằng, trồng rau sạch ở nhà đôi khi cũng có những cái hạn chế. "Chỉ vì vườn rau sạch mà cả gia đình không dám đi chơi xa quá hai ngày vì sợ rau chết do không ai ở nhà chăm sóc, tưới tắm..."
Chị Nguyễn Thanh Vân ở Cổ Nhuế (Từ Liêm) chia sẻ, nhà chị thì tận dụng toàn thứ đồ bỏ đi để trồng rau, từ hộp sữa, chảo rán, chai nhựa... và còn tận dụng hầu hết những không gian trống để đặt chậu rau như: cửa sổ, mái hiên, treo tường.
trồng-rau, rau sạch, chai-nhựa, dép-nhựa, chảo-rán, vải, đồ-bỏ-đi, vườn-rau
Vườn rau treo trước hiên nhà
Kết quả, gia đình chị Vân cũng gần đủ rau sạch để ăn, thỉnh thoảng mới phải đi mua rau củ ngoài chợ. Song, chị Vân cũng thừa nhận rằng, bên cạnh những mặt lợi, kiểu tận dụng không gian trống trong nhà để làm nơi đặt chậu rau của chị gặp không ít những hạn chế. "Từ khi trồng rau sạch, nhà lúc nào cũng có nhiều muỗi hơn do ẩm ướt, nhất là vụ trồng rau mầm để dưới gầm bàn, trong bếp, tạo độ ẩm ướt khiến cho muỗi sinh sôi nảy nở mạnh".

Nhiều khi nghĩ đến cảnh phải sống chung với muỗi hàng ngày cũng muốn dẹp bỏ vườn rau sạch đi nhưng dẹp đi lại phải ra chợ mua rau, không mai phải rau phun thuốc kích thích, thuốc trừ sâu thì cũng bằng nhau, chị Vân cho hay.

Chợ truyền thống cũng dọn hàng lên mạng

 Thức thời, không chỉ siêu thị hay trung tâm thương mại mà các chợ truyền thống cũng chuẩn bị bán hàng trực tuyến. Thương mại điện tử giờ không chỉ là “bảo bối” của riêng các cá thể kinh doanh nhỏ lẻ.
Chợ truyền thống thức thời
Trong tháng 5 này, Ban quản lý (BQL) chợ Bến Thành chính thức vận hành website thương mại điện tử của chợ. Hiện nhiều tiểu thương, chủ sạp chợ Bến Thành đang được tập huấn về kinh doanh trực tuyến.
Như vậy, chợ truyền thống đã bước đầu phá vỡ phương thức kinh doanh tồn tại từ xưa đến nay để tham gia vào thương trường hiện đại của công nghệ.
Chị Thu Hương, chủ sạp quần áo, đồ lưu niệm tại chợ Bến Thành, cho biết: “Hiện nay hầu hết các tiểu thương đều sử dụng điện thoại có thể kết nối Internet, thời gian dành cho nó cũng tương đối nhiều. Tới đây website thương mại điện tử của BQL chợ chính thức hoạt động thì tiểu thương tận dụng được thời gian online trên điện thoại để chăm sóc khách hàng kỹ hơn. Việc bán hàng trên trang chính chức của chợ cũng tạo sự tin tưởng cho khách hàng và cũng không còn tâm lý ngần ngại khi xem hàng nữa”.
Ông Hoàng Văn Đạt, cán bộ quản lý website của chợ, nói rằng theo kế hoạch trang web sẽ đi vào hoạt động từ giữa tháng 5/2014. Hiện tại, hoạt động của website vẫn chỉ diễn ra trong phạm vi nội bộ giữa BQL với tiểu thương. 
chợ-bến-thành, chợ Bến Thành, online, bán-hàng-qua-mạng, thương-mại-điện-tử, internet, siêu-thị, điện-máy
Tiểu thương chợ Bến Thành sẽ tham gia bán hàng qua mạng 
Ông Đạt cho hay theo cơ chế hoạt động thì toàn bộ 1.446 sạp hàng đang kinh doanh tại chợ sẽ được cấp tài khoản trên trang điện tử để giới thiệu sản phẩm hàng hóa, giá cả, hình thức mua bán... Tiểu thương tự quản lý và chịu trách nhiệm về thông tin của sạp mình. Khách hàng, du khách có thể tìm hiểu sản phẩm, giá cả từng sạp hàng lựa chọn trước khi đến chợ.
Khi website đi vào hoạt động chính thức, toàn bộ khu vực chợ Bến Thành sẽ được phủ sóng wifi miễn phí. BQL chợ cũng sẽ trang bị bốn màn hình vi tính lớn tại bốn mặt của chợ để khách hàng và du khách dễ dàng truy cập thông tin từ website của chợ.
Khi khảo sát nhiều chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM từ các chợ đầu mối như An Đông, Tân Bình, Thủ Đức... BQL và hầu hết tiểu thương đều mong muốn lập website để có thể kinh doanh online.
Một tiểu thương tại chợ An Đông nói: “Du khách thường đến chợ An Đông để tìm mua sản phẩm với giá rẻ hơn các chợ ở trung tâm thành phố. Như vậy, nếu có được tài khoản kinh doanh online trên website của BQL chắc chắn sẽ bán được nhiều hàng hơn và tìm được nhiều khách hàng hơn. Trước đây chợ chủ yếu là bán sỉ, tuy nhiên nếu phương thức này được áp dụng thì doanh thu bán lẻ sẽ được cải thiện”.
Nóng cuộc đua của siêu thị
Trước khi chợ truyền thống tham gia vào thương mại điện tử, nhiều đại gia bán lẻ cho thấy mức đầu tư vào mảng online vượt trội. Thậm chí, với thương hiệu đã gây dựng lớn mạnh trước đây, có đơn vị còn tham vọng dẫn đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam thời gian tới.
Mới đây, Big C Việt Nam chính thức ra mắt trang thương mại điện tử mua sắm mới, đây cũng là trang thương mại điện tử đầu tiên được hình thành dựa trên hệ thống siêu thị của tập đoàn phân phối bán lẻ Groupe Casino (Pháp, công ty mẹ của Big C). Hiện website cung cấp 7.000 sản phẩm với 4 nhóm ngành chính như công nghệ, nhà cửa và đời sống, sắc đẹp và sức khỏe, mẹ và bé.
Một đại gia bán lẻ nữa là Saigon Co.op đã đẩy mạnh xu hướng online rất sớm từ năm 2012. Tỷ lệ bán hàng trên kênh này khá thấp so với phương thức truyền thống nhưng cũng cho thấy sự phát triển đáng kể. Hiện trang web bán hàng này có 4 nhóm mặt hàng chính: thực phẩm, may mặc, đồ dùng điện và hóa mỹ phẩm với số lượng hơn 1.000 loại sản phẩm.
Ngoài ra, Saigon Co.op còn đẩy mạnh bán hàng qua truyền hình, nhất là sức mua thông qua kênh này tăng khoảng 40% mỗi năm.
Bán hàng tiêu dùng có thể sẽ khó khăn đôi chút vì tâm lý tiêu dùng của khách hàng chưa thể thay đổi trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, với hàng điện máy thì việc tận dụng cơ hội tại kênh này dễ dàng hơn. Như vậy các trung tâm điện máy, di động cũng không bỏ lỡ cơ hội chen chân vào thương mại điện tử.
Nhìn vào con số doanh thu và lợi nhuận của công ty Thế Giới Di Động với lĩnh lực thương mại điện tử chiếm 15% cho thấy bán online ngày càng được chú trọng. Với kế hoạch đạt hơn 10.500 tỷ đồng doanh thu, công ty này đặt mục tiêu lên 20% cho mảng thương mại điện tử, tương đương trên 200 tỷ đồng.

Giám đốc một siêu thị bán lẻ hàng điện máy chia sẻ: “Thời điểm này, khi khách hàng quen với việc chọn mua hàng trên mạng thì giá bán online hay tại cửa hàng đều ngang nhau. Dù có đóng cửa 50% siêu thị, chúng tôi cũng phải làm cho được hệ thống bán hàng online này”.

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Những cách kiếm tiền qua mạng

Trả lời khảo sát, giải đáp các thắc mắc, bán đồ thủ công mỹ nghệ, tiếp thị... trên các website sẽ giúp bạn có thêm một khoản thu nhập hàng tháng.


200-Ways-To-Make-Money-Onli-4981-1391311
Mai Phương (Theo SurveySpencer)

Những kiểu kinh doanh ít bị cạnh tranh

Kinh doanh quần áo giờ có quá nhiều người tham gia nên áp lực cạnh tranh lớn, nhiều người xoay ra bán đồ ăn đêm giao tại nhà, buôn đặc sản, hàng xách tay...
Bán đồ ăn đêm
Hiện ở Hà Nội và TP HCM, số lượng cơ sở nhận bán và giao đồ ăn đêm tại nhà không nhiều. Mô hình kinh doanh này khá mới và vẫn còn nhiều "đất" để phát triển. Đồ ăn đêm bán đắt cao hơn 20 đến 50% so với giá thông thường ban ngày. Lý do của những người bán hàng đưa ra khá hợp lý, vì họ phải thức đêm nấu nướng, đối diện nguy hiểm khi đi giao hàng giữa đêm muộn.
Khách hàng chủ yếu của dịch vụ ship đồ ăn đêm là sinh viên, giới chơi game thường thức muộn, những người hay làm việc về đêm... Đồ ăn để bán buổi đêm phổ biến là cơm các loại như cơm sườn, cơm gà, hoặc đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, bánh pizza. Dù lượng khách hàng không "đồ sộ" như bán ban ngày, tuy nhiên số lượng người bán còn ít hơn. Thực tế cho thấy một số người chuyên kinh doanh đồ ăn đêm đều có thu nhập khá tốt.
dac-san-1-JPG-7336-1388058538.jpg
Đặc sản vùng miền cũng là mặt hàng "hot" được nhiều người ưa chuộng.
Bán đồ thiết kế riêng
Đồ thiết kế riêng là thứ không thể "đụng hàng" với ai khác. Hiện thị trường phổ biến các mặt hàng thiết kế như quần áo, túi xách, phụ kiện thời trang. Đồ thiết kế gây ấn tượng vì khác với những thứ được bày bán đại trà ở ngoài thị trường. Các nhà kinh doanh thường tạo dấu ấn cá nhân bằng cách làm từ nguyên liệu độc hoặc được sơn vẽ bằng tay không cái nào giống cái nào.
Do nhiều khi phải làm bằng tay, hoặc không thể sản xuất hàng loạt, nên giá của đồ thiết kế riêng thường cao hơn so với thông thường. Chị Dương, một người chuyên làm phụ kiện tóc ở Hà Nội cho biết một chiếc bờm tóc cho trẻ em giá có thể lên đến 150.000 đồng. Trong khi sản phẩm cùng loại của Trung Quốc bán ngoài chợ chỉ bán vài chục nghìn đồng. Tuy nhiên, đồ thiết kế vẫn có nguồn khách riêng vì tính tinh xảo, độc đáo.
Bán hàng đặc sản
Đồ đặc sản luôn là món hàng đắt khách tại Hà Nội và TP HCM. Nhiều mặt hàng chỉ một số vùng mới có như miền núi phía bắc có thịt trâu gác bếp, rượu sâu chít. Đak Lak có sầu riêng, bơ sáp, Huế có tôm chua, Cửa Lò có hải sản...
Số lượng người bán hàng đặc sản không ít, nhưng không phải ai cũng am hiểu các sản vật vùng miền mà họ bán. Nếu người bán có quê gốc ở nơi có món hàng họ bán, hoặc đặc sản do chính nhà làm, khách hàng sẽ tin tưởng hơn.
Kinh doanh đồ xách tay
Hàng nhập khẩu vẫn được ưa chuộng nhiều vì tâm lý "sính ngoại" của khách hàng. Nhiều nhà kinh doanh tạo dấu ấn riêng bằng cách chỉ chuyên bán hàng nhập khẩu từ một quốc gia nào đó. Hiện nay, hàng nhập từ Nhật vẫn được ưa chuộng nhất, nhất là các sản phẩm dành cho trẻ em như sữa, thực phẩm, hàng tiêu dùng.
Dung, một người chuyên bán hàng nhập khẩu từ Australia trên mạng cho biết hàng bán rất chạy, khách hàng liên tục gửi đơn đặt hàng. Ngược lại, chị Hạnh, một người bán hàng nhập khẩu Thái Lan ở khu Nghĩa Tân, Hà Nội cho biết chị dự định đóng cửa hàng vì ít khách, trong khi cùng mặt hàng đó cạnh tranh ngày càng nhiều.
Anh Đức

Bí quyết lấy lòng khách hàng trực tuyến

Trang web bán hàng trực quan, thao tác nhanh, đầy đủ công cụ hỗ trợ tư vấn và các giải pháp tùy biến sản phẩm, vận chuyển... sẽ giúp nhà bán lẻ tạo được ấn tượng và gây dựng niềm tin, lòng trung thành từ khách hàng.
Một trong số các yếu các tố tạo nên lòng trung thành của khách hàng điện tử (e-loyalty) chính là website của người bán. Muốn khách hàng yêu thích và trung thành với website của mình, những người bán hàng phải tạo được ấn tượng ban đầu. Những tính năng ưu việt, thiết kế hướng tới khách hàng sẽ làm cho họ cảm thấy hài lòng và đánh giá cao trang web đó.
Trước hết, website thương mại điện tử phải được thiết kế dành riêng cho tập khách hàng có mục tiêu mua sắm. Từ màu sắc, bố cục trang web, khả năng điều dẫn, nội dung bài viết, hình ảnh, video về sản phẩm, những đánh giá, bình luận của chuyên gia và khách hàng về sản phẩm... đều phải hướng tới tập khách hàng mục tiêu.
online-7146-1384921413.jpg
Mua sắm trực tuyến muốn thành công cần phải có sự trung thành với thương hiệu từ phía khách hàng.
Thứ hai, những người bán hàng cần hiểu khách hàng thường lướt web với thời gian ngắn và sự kiên nhẫn chờ đợi có phần hạn chế. Nếu website thương mại điện tử mất nhiều thời gian để tải trang thì khách hàng có thể chán nản, không có hứng thu truy cập và tắt trình duyệt. Ngoài ra, khả năng điều hướng của website cũng phải thuận tiện, trình bày các mục lục rõ ràng và có tính liên kết, cho phép khách hàng tìm kiếm sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.
Yếu tố thứ 2 là dịch vụ khách hàng (các hoạt động hỗ trợ trước-trong-sau quá trình mua hàng của người bán). Dịch vụ tốt, đột phá trên thị trường sẽ giúp tạo sức mạnh cạnh tranh và gia tăng sự trung thành của khách hàng khi mua hàng trực tuyến. Người mua sắm quan tâm nhiều đến các chính sách như cho phép đổi trả hàng, bảo hành, ưu đãi cũng như giải pháp hỗ trợ, quá trình thực hiện và giao đơn hàng nhanh chóng, chính xác với nhiều giải pháp vận chuyển.
Việc cho phép tùy biến sản phẩm theo yêu cầu riêng biệt của từng khách hàng và sự tương tác nhanh chóng, tức thời là hai giá trị giúp cho website dễ dàng chiếm được tình cảm tốt và lòng trung thành của khách hàng khi mua hàng trực tuyến. Theo hãng nghiên cứu thị trường Forester Research, đa số người mua hàng trực tuyến đều muốn website thương mại điện tử có tính năng cho phép tùy biến sản phẩm và thông tin dành cho mỗi khách hàng.
Tùy biến sản phẩm theo ý muốn là kết quả của quá trình tương tác giữa khách hàng với người bán hàng trong việc đưa ra các yêu cầu chi tiết về một sản phẩm, dịch vụ cụ thể nào đó. Việc cho phép khách hàng chủ động tham gia vào thiết kế sản phẩm của mình theo nhu cầu tạo hiệu quả mạnh mẽ và ấn tượng trong mối quan hệ giữa người bán với khách hàng. Đây là cơ sở quan trọng để khách hàng trung thành với thương hiệu.
Ví dụ, Tập đoàn máy tính Dell cho phép người mua tự lựa chọn cấu hình, linh kiện, màu sắc cho chiếc máy tính của mình. Hãng nội thất Thụy Điển IKEA để khách tự thiết kế sản phẩm nội thất theo ý trên website. Nếu trang web không bán các sản phẩm tùy biến được hoặc không có tính năng này thì có thể gia tăng giá trị mềm như sản phẩm đa dạng, mẫu mã, giá cả phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, xây dựng các dịch vụ bán hàng thuận tiện và mang tính đột phá trên thị trường...
Môi trường Internet luôn chứa đựng nhiều rủi ro nên tính tin cậy và bảo mật là yếu tố tạo nên lòng yêu mến và trung thành của khách hàng trong môi trường marketing trực tuyến. Đây đồng thời là điểm khác biệt giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống. Các nghiên cứu và thực tiễn đều cho thấy khách hàng luôn lo sợ về việc lộ thông tin cá nhân và bị đánh cắp tài khoản thẻ tín dụng trực tuyến, một trong những lý do cơ bản khiến cho họ ngại ngần khi tham gia mua bán online. 
Các chính sách bảo mật trực tuyến của nhà bán lẻ nếu không tốt và không có biện pháp kỹ thuật để đảm bảo cho khách hàng sẽ làm người mua thiếu niềm tin khi tham gia giao dịch trực tuyến. Điều này cũng dẫn tới sự xói mòn thương hiệu của nhà bán lẻ điện tử trong tâm trí khách hàng. Ngược lại, người bán lẻ điện tử cũng lo khách hàng của mình có thể mua các sản phẩm, dịch vụ và thanh toán bằng thẻ tín dụng giả mạo. 
Niềm tin hay sự tin tưởng (một phần của lòng trung thành) rất cần thiết trong marketing thương mại điện tử, bởi đặc thù và cũng chính là nhược điểm của ngành là khách hàng không thể cảm nhận các sản phẩm được bán trực tuyến bằng giác quan, trừ thị giác.
Khi khách hàng có niềm tin vào thương hiệu và nhà bán lẻ trực tuyến thì có thể vượt qua được sự sợ hãi về tính an toàn. Để khắc phục, các bên thứ ba được tích hợp vào hệ thống website của nhà bán lẻ, trở thành công cụ để tạo niềm tin cho khách hàng. Marketing thương mại điện tử sở hữu rất nhiều công cụ độc đáo, có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xây dựng thương hiệu điện tử mà trước đó trong môi trường marketing truyền thống không có được.
Với Internet, việc xây dựng thương hiệu thường gắn liền với tên miền của website, lúc này sẽ như phần mở rộng thêm của ý niệm về thương hiệu. Ví dụ như khi nói đến thương hiệu nhà bán lẻ điện tử Amazon, khách hàng thường liên tưởng đến website Amazon.com và những website mang tính địa phương khác của công ty Amazon như Amazon.de (Đức), Amazon.jp (Nhật bản).
Tất nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng có thể biết hoặc thậm chí nhớ được địa chỉ website của các thương hiệu công ty hay sản phẩm nổi tiếng, nhưng nội dung và những tính năng nổi bật của website luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng trong môi trường marketing thương mại điện tử.
Một website hay đúng hơn là một mô hình bán lẻ điện tử (B2C) ứng dụng và hội tụ đầy đủ các yếu tố của mô hình này sẽ rất dễ dàng thành công trong hoạt động thương mại bán lẻ điện tử, dù đó là môi trường thương mại điện tử tại Việt Nam, đây cũng là bài học kinh nghiệm được đúc rút từ hầu hết các website trong lĩnh vực thành công rực rỡ trên toàn thế giới.

Bí quyết bán hàng qua Facebook (phần 2)

Hướng đến khách hàng và quan tâm chân thành, có chiến lược cũng là yếu tố quyết định để xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Tính đến hết tháng 9/2013, Việt Nam có 22 triệu người dùng Facebook (chiếm 71,4% người dùng Internet cả nước), với 4 triệu tài khoản thường xuyên. Nhờ đó, mạng xã hội số một thế giới trở thành công cụ bán hàng và xây dựng thương hiệu hiệu quả cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh.
Để thành công, người dùng cần một số bí quyết nhất định.
 
6. Tập trung vào giá trị cốt lõi là sản phẩm và dịch vụ
Facebook chỉ là công cụ marketing giúp tìm kiếm và chia sẻ thông tin giữa bên bán-bên mua. Uy tín từ những việc nhỏ nhất là tối quan trọng vì mọi thứ sẽ lan truyền rất nhanh. Các sản phẩm được chào bán cần đúng chất lượng, cam kết, giá thành so với thực tế, kể cả bán hàng đã qua sử dụng.
Dịch vụ sẽ tạo nên sự khác biệt giữa các bên cung cấp với nhau. Hàng hóa khó tránh chuyện tương đồng, nhưng dịch vụ mỗi người một khác, do đó người bán cần có chính sách bán hàng rõ ràng, đầy đủ, cam kết thực hiện tốt nhất, thậm chí sẵn sàng chịu phạt, bồi thường... Ngoài ra còn hỗ trợ, tư vấn, trả lời các câu hỏi của khách thông qua tính năng bình luận nhanh nhất có thể, cam kết giao hàng đúng hẹn và chính xác. Ưu đãi giao hàng miễn hoặc giảm phí đối với khách mua nhiều hoặc ở xa cũng rất cần thiết. Điều này đòi hỏi bên bán có hợp đồng với đơn vị giao vận uy tín.
Dịch vụ bảo hành là điều không thể thiếu đối với nhiều chủng loại sản phẩm, đặc biệt là đồ điện tử. Đổi trả hàng, thời gian bảo hành dài... sẽ thu hút khách hàng. Chính sách khuyến mại và giá cũng có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định chi tiền của khách.
 
7. Xây dựng website, blog bán hàng chuyên nghiệp
Do đặc tính của Facebook là cập nhật trạng thái rất dễ bị trôi theo dòng thời gian nên khách hàng khó để theo sát mọi thông tin cần thiết. Các trang web hoặc blog bán hàng sẽ giúp giải quyết được vấn đề này. Hiện đã có nhiều công cụ hỗ trợ thiết lập website, blog trực tuyến đơn giản, không đòi hỏi người am hiểu công nghệ hay các thủ tục rắc rối.
Khi đăng chia sẻ về sản phẩm, người bán cần đưa một số thông tin cơ bản rồi kèm theo đường dẫn vào website, nơi mặt hàng được giới thiệu chi tiết hơn. Bạn cũng cần đưa sản phẩm vào những chủ đề với tên rõ ràng, theo từng tiêu chí (ví dụ theo tháng, bộ sưu tập...) để khách dễ tìm kiếm. Hình ảnh, video, thông tin... cần được đầu tư kỹ lưỡng bởi Internet là nơi khách mua hàng bằng mắt và niềm tin.
Tính năng gắn thẻ (tags) bạn bè cần được sử dụng nhưng không nên quá lạm dụng vì nhiều người cho đây là hành vi gây phiền toái. Các website, blog cần tích hợp tính năng Facebook (plugin) để tăng liên kết.
 
8. Khai thác thành thạo, chuyên nghiệp các tính năng của Facebook
Giao diện Timeline của Facebook rất quan trọng, bạn hãy thiết kế một ảnh nền (cover) ấn tượng. Thông tin của trang cũng phải cập nhật đầy đủ, dễ hiểu, công khai thông tin liên hệ...để cho bên mua cảm thấy tin tưởng. Việc sử dụng tài khoản Facebook cá nhân và một trang Fanpage sẽ tận dụng tối đa bạn bè và người theo dõi cho cùng mục đích thu hút khách hàng.
Tài khoản cá nhân có thể dễ dàng kết bạn, trò chuyện, liên hệ để tạo kết nối với khách hàng, giúp bạn trở nên gần gũi hơn. Hãy thường xuyên đăng tải ảnh để giới thiệu mẫu mã và làm sinh động trang xã hội của mình, cập nhật Timeline, Cover theo chủ đề, sử dụng Facebook để chạy quảng cáo cho trang web bán hàng.
Với mỗi trạng thái được cập nhật, cần tận dụng các tính năng liên kết với trang Facebook bạn bè, thêm địa điểm (ví dụ cửa hàng mình hay địa chỉ website).
 
9. Chiến lược nội dung số phù hợp với khách hàng mục tiêu
Đã xác định làm thương hiệu và bán hàng trên Facebook cần đặc biệt quan tâm tới nội dung số bởi đây là một trong những yếu tố duy trì và phát triển lượng bạn bè, người theo dõi cho tài khoản xã hội, đồng thời gia tăng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Việc đăng nội dung cần có kế hoạch theo ngày, tuần, tháng, định hướng cụ thể và mục tiêu cần đạt (số lượt thích, doanh số, phản hồi của khách hàng...). Người bán cần đưa các câu hỏi mở, tình huống tranh luận để khách hàng chia sẻ quan điểm nhằm lôi kéo sự quan tâm. Đối với bình luận của khách, bạn bè nên trả lời ngay theo hướng thông minh, hóm hình và tôn trọng. Đừng tiếc tay nhấn thích (Like) cho ý kiến của khách bởi điều này giúp họ cảm thấy thoải mái và gia tăng sự quan tâm tới nội dung.
 
10. Duy trì và phát triển marketing quan hệ với khách hàng.
Kết bạn và tìm kiếm người hâm mộ mới, đồng thời duy trì, phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện tại là công thức được các chuyên gia khuyên áp dụng. Để có một khách mới không phải dễ nên hãy đảm bảo mối quan hệ bằng cách lập danh sách, phân loại khách hàng để hiểu rõ sở thích, nhu cầu của từng người.
Đối với khách hàng thường xuyên nên có chế độ khuyến mại và dịch vụ đặc biệt, đừng quên giới thiệu với họ sản phẩm mới. Một tính năng rất hay của Facebook là báo sinh nhật bạn bè, hãy tận dụng để gửi lời chúc đến họ, giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm và tri ân.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons